Giao lưu trực tuyến 'An toàn thực phẩm thời hóa chất'

Kinh tếThứ Hai, 13/06/2011 06:18:00 +07:00

(VTC News) - 9h30' thứ Hai (13/6), VTC News tổ chức giao lưu trực tuyến với độc giả và các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm.

(VTC News)- Hóa chất hiện đang được sử dụng nhiều trong thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, điều quan trọng là hóa chất đó có được phép sử dụng và nhà sản xuất sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn cho người dùng. Vấn đề này sẽ được giải đáp tại cuộc giao lưu trực tuyến An toàn vệ sinh thực phẩm – đồ uống thời hóa chất.

Những ngày đầu tháng 6 vừa qua, trên cả nước đã liên tục xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm thức ăn, những loại thực phẩm, đồ uống bị nhiễm độc… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người tiêu dùng.


Điển hình nhất có thể kể đến vụ việc thạch rau câu vị khoai môn nhãn hiệu Taro của Công ty New Choice Foods bị cơ quan chức năng phát hiện ra có chất phụ gia DEHP – một chất nguy cơ gây ung thư. Vụ việc đang được các ban ngành hữu quan xử lý nhưng đã khiến các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này ảnh hưởng nặng nề. Người tiêu dùng rơi vào tâm lý lo lắng thái quá, tẩy chay sản phẩm.


Hoặc vụ việc hàng loạt quán dùng cà phê, bột cam không rõ xuất xứ nhập từ Trung Quốc hoặc trôi nổi trên thị trường để pha cho khách. Điều đáng nói là cà phê và bột cam có thể được làm giả và pha thêm hóa chất.


Những vụ việc này khiến những ai thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình và người thân không thể không đặt câu hỏi: “Các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp đã và đang sử dụng quy trình sản xuất, nguyên liệu như thế nào khi liên tiếp xảy ra những sự cố đáng tiếc như trên. Dùng sản phẩm nào để an tâm?”.


Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm một lần nữa được rất nhiều người quan tâm, trong đó có đông đảo độc giả của VTC News nói riêng, người tiêu dùng cả nước nói chung, đang chờ đợi có được câu trả lời.

Qua cuộc giao lưu này, độc giả có cơ hội được chia sẻ với các chuyên gia và nhà sản xuất những băn khoăn của mình xoay quanh vấn đề về sinh an toàn thực phẩm.


Khách mời tham gia giao lưu:

1. Ông Nguyễn Văn Nhiên – Chánh thanh tra Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm – Bộ Y tế.

2. Ông Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm.

3. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó giám đốc, Công ty Thạch rau câu Long Hải

4. Ông Vương Ngọc Tuấn - Phụ trách văn phòng tư vấn giải quyết khiếu nại Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS)

Bốn vị khách mời tham gia giao lưu.
(Thùy Anh, Nữ -25): Thời gian qua, rộ lên thông tin về chất tạo đục DEHP có nguy cơ gây ung thư. Ông có thể cho biết vai trò của chất tạo đục trong thực phẩm?

Ông Lê Đức Mạnh: Chất tạo đục trong thực phẩm có vai trò duy nhất là tạo cảm giác hấp dẫn cho người tiêu dùng.


(Nhất Nam, Nam - 34): Viện CN TP: Có những chất tạo đục nào không gây hại cho người tiêu dùng mà từ trước đến nay vẫn được dùng trong thực phẩm và đồ uống không? Chất tạo đục DEHP là gì? Tại Việt Nam, DEHP có trong danh mục chất được sử dụng trong thực phẩm không?

Ông Lê Đức Mạnh: Trong chế biến thực phẩm có rất nhiều chất dùng để làm chất tạo đục mà không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, ví dụ: CMC (Cacboxyl Metyl Xenluloza), tinh bột biến tính…Nếu bạn cần quan tâm thì có thể tham khảo tài liệu về các chất tạo đục được sử dụng trong chế biến thực phẩm tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.

DEHP là dẫn xuất của hợp chất Phtalat. Phtalat là gốc của hợp chất thơm mà từ trước đến nay người ta nói các hợp chất thơm có khả năng gây ung thư. Tại Việt Nam, DEHP không được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

(Thế Anh, Nam - 34): Hội BVNTD: Hội đã nhận được những phản ánh điển hình gì từ NTD về vấn đề vệ sinh ATTP? Hội đã giải quyết như thế nào?

Ông Vương Ngọc Tuấn - Phụ trách văn phòng tư vấn giải quyết khiếu nại Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS): Thực tế Hội thường xuyên nhận được nhiều khiếu nại của người tiêu dùng về thực phẩm, đặc biệt là sữa, các loại giải khát, thực phẩm chức năng.

Khi tiếp nhận khiếu nại, Hội thường yêu cầu các DN cung cấp hàng hóa đó nhanh chóng xem xét giải quyết khiếu nại cho NTD. Đối với những khiếu nại có độ phức tạp cao hơn thì Hội mời các DN giải trình về các vấn đề trên nhằm hiểu rõ những vấn đề khiếu nại.

Thông thường những DN có chính sách thực hiện trách nhiệm xã hội của DN đối với NTD thì khiếu nại luôn được giải quyết một cách nhanh chóng. Trong trường hợp khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng thì Hội chuyển các khiếu nại đó đến các cơ quan quản lý chức năng.

 

Đến giao lưu, khách mời dung cấp các thông tin về VSATTP cho độc giả.
(Yến Nhi, Nữ - 29): Trước những phản ánh về đồ uống, thực phẩm có dấu hiệu không an toàn, động thái của Hội là gì để bảo vệ quyền lợi NTD? Khi đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thực phẩm – đồ uống có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe không hợp tác? Hội sẽ có biện pháp gì mạnh tay hơn?

Ông Vương Ngọc Tuấn : Trước tiên, Hội mong muốn tất cả mọi NTD hãy nắm bắt tất cả thông tin liên quan đến những TP không an toàn và cẩn thận lựa chọn khi có nhu cầu tiêu dùng những TP đó.

Hội đã và đang thực hiện chức năng của mình cùng với các thông tin đại chúng, thông báo rộng rãi những thông tin liên quan về thực phẩm không an toàn đến NTD

Hội cũng thường xuyên phối hợp đến các cơ quan quản lý trong các hoạt động đảm bảo VSATTP

(Thùy Trang, Nữ - 41): Viện CN TP: Khi dùng chất DEHP trong thực phẩm có hại cho sức khỏe như thế nào? Hàm lượng bao nhiêu thì gây hại như gây ung thư chẳng hạn?    

Ông Lê Đức Mạnh: DEHP có hại như thế nào là tùy thuộc vào thể trạng của con người, tức là mức nguy hại tùy thuộc vào từng lứa tuổi, tình hình sức khỏe của người sử dụng.

Mức độ gây ung thư chưa có kết luận rõ ràng. Nhưng, nói chung không nên sử dụng những hợp chất như DEHP trong chế biến thực phẩm

Ông Nguyễn Văn Nhiên – Chánh thanh tra Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm – Bộ Y tế đại diện khách mời phát biểu.
(Hoa Hằng, Nữ - 43): Viện CN TP: Vào mùa hè, thạch là một món ăn được nhiều người thích, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Trong thời gian qua, trên thông tin đại chúng nói nhiều về chất DEHP có trong thạch. Điều này làm chúng tôi rất hoang mang và lo lắng? Liệu các cháu đã ăn có việc gì không?        

Ông Lê Đức Mạnh: Để trả lời chính xác được câu hỏi này là điều khó. Vì không biết cháu ăn nhiều hay ít thạch ?. Trong thạch mà cháu ăn đó có chứa DEHP hay không chứa DEHP ?. Và nếu có chứa thì chứa nhiều hay ít DEHP.

 Nếu không chứa DEHP thì không có vấn đề gì đáng lo ngại đến sức khỏe. Còn nếu chứa DEHP thì tùy thuộc vào hàm lượng DEHP trong thạch đó là nhiều hay ít ? và cháu đã sử dụng lượng thạch bao nhiêu?.

(Hoàng Ánh, Nữ - 42): Viện CN TP: Tôi có can nước cam và bột cam không rõ xuất xứ, nếu có nhãn thì toàn tiếng Trung Quốc. Tôi muốn biết thành phần chất trong những can nước này thì viện công nghiệp thực phẩm có kiểm tra được không? Mức phí cho mỗi mẫu là bao nhiêu?   

Ông Lê Đức Mạnh: Tôi khuyên bạn, nếu can nước cam và bột cam không rõ xuất xứ, nếu có nhãn toàn tiếng Trung Quốc thì không nên sử dụng. Muốn sử dụng thì phải biết nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm.

Viện Công nghiệp thực phẩm (CNTP) có một Trung tâm Phân tích và Giám định thực phẩm quốc gia. Trung tâm này đã được công nhận theo chuẩn Quốc tế 17025. Như vậy, nếu bạn muốn phân tích bất cứ một sản phẩm hoặc nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm nào, bạn đều có thể gửi đến và yêu cầu Trung tâm phân tích. Khi yêu cầu Trung tâm phân tích thì bạn phải chỉ rõ bạn yêu cầu phân tích những chỉ tiêu gì?. Việc xác định can nước cam hay bột cam của bạn có chất độc hại hay không?, thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là phải biết được chất độc trong nước cam hoặc bột cam đó là chất gì?, để từ đó nhân viên Trung tâm sẽ tiến hành xác định cho bạn.

( Liên, Nữ - 28): Câu hỏi dành cho đại diện Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế: Xin ông cho biết những nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm mà người dân hay mắc phải trong mùa hè? Cách phòng tránh như thế nào?     

Ông Nguyễn Văn Nhiên: Một số nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm mà người dân hay mắc phải như: ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm, một số bệnh đường tiêu hóa liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường và một số bệnh như tả, lỵ, thương hàn,…Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết mùa hè nắng nóng, là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Công tác bảo quản thực phẩm trong mùa hè có nhiều khó khăn hơn mùa đông.

Muốn phòng tránh phải bảo đảm các nguyên tắc về vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biết lựa chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tươi, không ôi thiu, có nguồn gốc rõ ràng, có nhãn, còn hạn sử dụng,…Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

Mỗi người cần tự tìm hiểu thêm các tài liệu để có thể hiểu đúng, thực hành đúng về an toàn vệ sinh thực phẩm.            

(Cao Kim Yên, Nữ - 26): Hỏi Bộ Y tế: Muốn tìm hiểu về các quy định hiện hành của nhà nước trong việc sử dụng các chất phụ gia, chất ổn định, màu thực phẩm nên tìm ở đâu? (bao gồm các chất được phép sử dụng, lượng dùng cho phép...)           

Ông Nguyễn Văn Nhiên: Liên quan đến quản lý các chất phụ gia thực phẩm ngày 31/8/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT “Quy định Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”. Nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể và chính xác nhất thì có thể vào website của Bộ Y tế hoặc Cục an toàn vệ sinh thực phẩm.                             

(Khánh Vân, Nữ - 30): Hỏi Bộ Y tế: Cục có chương trình cụ thể gì để đảm bảo vệ sinh ATTP trong mùa hè?       

Ông Nguyễn Văn Nhiên: Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện các vi phạm. Bên cạnh đó, Bộ cũng liên tục các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, vừa triển khai tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nội dung tập trung vào tuyên truyền hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng luật An toàn thực phẩm. Tuyên truyền hướng dẫn, nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm gồm: điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị dụng, vệ sinh cá nhân, của người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm. Liên tục đưa tin về các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước. Chủ động phát hiện và loại trừ các yếu tố nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Ông Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm.
(Quỳnh Mai , Nữ - 28): Khi lỡ ăn phải hóa chất như DEHP thì có cách nào để “giải độc” không? Tôi lo quá, con tôi nó toàn đòi ăn thạch.

Ông Lê Đức Mạnh: Khi lỡ ăn phải hóa chất như DEHP thì không có cách nào để “ giải độc”. Nếu có thể, bạn nên uống nhiều nước để pha loãng DEHP trong thực phẩm mà bạn đã ăn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này cũng hạn chế.

 (Thu Linh, Nữ - 35): Hội BV NTD: Trước những phản ánh này, động thái của Hội để bảo vệ quyền lợi NTD? Khi đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thực phẩm – đồ uống có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe không hợp tác? Hội sẽ có biện pháp gì mạnh tay hơn?

Ông Vương Ngọc Tuấn : Trước những phản ánh trên Hội thường tiếp nhận những thông tin chính xác để phản ánh và cảnh báo cho người tiêu dùng được biết và lựa chọn cẩn thận các thực phẩm mà mình cần tiêu dùng.

Khi đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thực phẩm – đồ uống có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe không hợp tác. Hội sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhằm xử lý theo luật định. Hội là một tổ chức xã hội không có chức năng quản lý mà chỉ phối hợp giúp các cơ quan quản lý trong các trường hợp mà các DN không hợp tác giải quyết khiếu nại hoặc các DN vi phạm các quy định của luật pháp về ANVSTP.

Với các DN vi phạm mà cố tình không hợp tác tiếp và giải quyết các khiếu nại, không xem xét hoàn thiện, Hội sẽ có những biện pháp mạnh tay như: đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, liệt vào danh sách các DN làm ăn không tin cậy để chỉ dẫn cho NTD cảnh giác khi mua hàng hóa và dịch vụ.

(An Hòa, Nữ - 32): Viện CN TP: Con nhà tôi vẫn hay ăn thạch từ lúc 3 tuổi đến nay cháu đã vào lớp 1 rồi. Ăn thạch có chứa chất này trong thời gian bao lâu sẽ tiềm ẩn nguy cơ ung thư? Tôi có nên lo lắng quá không?       

Ông Lê Đức Mạnh: Như trả lời ở câu hỏi phía trên, ăn thạch có chứa chất DEHP trong thời gian bao lâu sẽ tiềm ẩn nguy cơ ung thư là phụ thuộc vào lứa tuổi, tình hình sức khỏe và lượng thạch mà cháu đã ăn và trong thạch đó có chứa nhiều, ít hay không chứa DEHP.  Nói chung, bạn không nên quá lo lắng.

(Yến Th, Nữ - 27): Hội BV NTD: Tôi đang vướng phải việc bị chai trà Dr Thanh bị lợn gợn trông rất khủng khiếp. Tôi muốn Hội can thiệp, vậy tôi phải làm thủ tục gì? Tôi có mất phí để hội can thiệp không?         

Ông Vương Ngọc Tuấn: Trước tiên chị hãy nhanh chóng gửi khiếu nại của mình đến công ty cung cấp sản phẩm Dr Thanh ra thị trường.

Trong trường hợp không được giải quyết thỏa đáng, chị có thể gửi khiếu nại của mình tới Văn phòng tư vấn khiếu nại của Hội Tiêu chuẩn và BV Người tiêu dùng Việt Nam và các văn phòng tư vấn khiếu nại của 39 Hội thành viên của Hội trong toàn quốc. Mẫu đơn khiếu nại và các địa chỉ gửi đơn khiếu nại chị có thể tìm thấy trên Web:nguoitieudung.com.vn

Việc tư vấn, hỗ trợ giải quyết khiếu nại của các Văn phòng tư vấn khiếu nại của Hội và các Hội thành viên không hề thu một đồng phí nào 

(Thúy An, Nữ - 45): Hỏi Bộ Y tế: Hiện nay gia đình tôi chuộng loại nước uống đóng lon, đóng chai như trà xanh, nước bí đao. Đồ ăn sẵn có xúc xích Đức Việt, thịt hun khói...Với những loại thực phẩm – đồ uống đóng chai, đóng gói như vậy có cách nào bằng trực quan để giúp người tiêu dùng nhận biết được thực phẩm – đồ uống đó là an toàn không ?          

Về trực quan, không dễ dàng nhận biết được thực phẩm có an toàn hay không. Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm bạn cũng cần hạn chế và thận trọng khi lựa chọn các thực phẩm có màu lòe loẹt, thực phẩm có những dấu hiệu bất thường như: nước giải khát có cặn lắng, dị vật,…Thực phẩm đã chế biến có mùi lạ, nhìn bên ngoài có dấu hiệu nấm mốc, ngửi có mùi ôi thiu. Đối với những thực phẩm có dấu hiệu như trên thì phải hết sức thận trọng, tốt nhất là không nên sử dụng. Đồng thời, khi mua phải chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nhãn mác, còn hạn sử dụng. Bạn cũng phải hiểu cách đọc các thông tin hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

Người tiêu dùng phải hiểu biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, luôn theo dõi các thông tin cảnh báo từ cơ quan quản lý.  

(nguyễn xuân phú, Nam - 40): Viện CN TP: DEHP - chất hóa dẻo thuộc nhóm Phthalate. Ngoài DEHP các chất khác trong nhóm có xét nghiệm không? Hàm lượng DEHP phát hiện ở mức nào? Quy định giới hạn DEHP hay nhóm Phthalate trong thực phẩm là bao nhiêu ? Giới hạn Phthalate trong các vật dụng bằng nhựa (đựng thực phẩm, đồ chơi trẻ em...)- cụ thể nhựa PVC có sử dụng phụ gia hóa dẻo, đối với hàng xuất, các nước khác quy định rất chặt chẽ? Các nhà quản lý nghĩ thế nào khi đồ ăn, thức uống vẫn sử dụng các dụng cụ đựng, chứa là loại nhựa không rõ chất lượng, nguồn gốc.          

Ông Lê Đức Mạnh: Hiện nay, hoàn toàn có thể phân tích được các chất hóa dẻo thuộc nhóm Phthalate. Hàm lượng DEHP có thể phát hiện được ở mức độ rất thấp ở ngưỡng phần triệu (ppm) bằng các thiết bị phân tích hiện đại như: HPLC, GC - MS…

Quy định giới hạn DEHP là không có. Bởi, DEHP không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

 Quy định giới hạn nhóm Phthalate trong thực phẩm, vật dụng bằng nhựa ( đựng thực phẩm, đồ chơi trẻ em…) là bao nhiêu, thì bạn có thể tìm hiểu các thông tin trên văn bản mà Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã ban hành.

Những chất không được phép mà tồn tại trong nhựa, dụng cụ đựng thực phẩm, đồ ăn là ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tùy thuộc vào mức độ nhiều hay ít mà có những ảnh hưởng khác nhau.Trách nhiệm của nhà quản lý là tăng cường kiểm tra, còn trách nhiệm của nhà sản xuất là phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước và đặc biệt là nhà sản xuất phải đề cao chữ tâm khi đưa các sản phẩm của mình ra thị trường.                      

(Cao Kim Yên, Nữ - 26): Viện CN TP: Muốn tìm hiểu về các quy định hiện hành của nhà nước trong việc sử dụng các chất phụ gia, chất ổn định, màu thực phẩm nên tìm ở đâu? (bao gồm các chất được phép sử dụng, lượng dùng cho phép...)    

Ông Lê Đức Mạnh: Bạn cũng như các độc giả khác có thể tìm hiểu các thông tin liên quan tại Cục vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là cơ quan quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia.

(Thị Hoa, Nữ - 52): Hội BV NTD: Là NTD nhỏ lẻ, cá nhân, gia đình tôi tiêu thụ lượng lớn thạch của cty New Choice Foods, vậy tôi muốn công ty này cần có trách nhiệm với NTD, vậy tôi phải làm gì để công ty này cần có trách nhiệm với NTD cũng như bồi thường cho chúng tôi?          


  Ông Vương Ngọc Tuấn - Phụ trách văn phòng giải quyết khiếu nại Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS)
Ông Vương Ngọc Tuấn: Theo tôi, Chị có thể gửi một đơn khiếu nại đến DN và Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam trong đó nói rõ quan điểm và yêu cầu bồi thường.

Các đơn khiếu nại này sẽ là cơ sở cho Hội đề xuất các kiến nghị và yêu cầu đối với DN cũng như các cơ quan quản lý trong việc bồi thường. Trong trường hợp DN New Choice Foods có trách nhiệm xã hội đối với NTD họ sẽ phải đáp ứng các yêu cầu của NTD về bồi thường (Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD).

Tôi khuyên bạn hãy là một người tiêu dùng thông thái!. Muốn sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm nào, bạn phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng và các thông tin liên quan đến sản phẩm.

Nếu không biết được chất độc bên trong nước cam hoặc bột cam đó là gì thì rất khó phân tích.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó giám đốc, Công ty Thạch rau câu Long Hải 
(Huy Hoan, Nam - 35): Thạch Long Haỉ: Gần đây, đang rộ lên thông tin thạch rau câu Taro của cty New Choice Foods có chứa chất tạo đục DEHP có nguy cơ gây ung thư. Thị phần thạch của công ty Long Hải có bị ảnh hưởng bởi thông tin này?                

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó giám đốc, Công ty Thạch rau câu Long Hải: Công ty Long Hải không bị ảnh hưởng bởi những thông tin trên. Ngay khi có thông tin xuất hiện chất DEHP gây ung thư có trong thạch rau câu thì Cục ATVSTP và các phương tiện truyền thông đã cung cấp thông tin 1 cách công khai, rõ ràng, minh bạch các sản phẩm nào của công ty nào có chất gây ung thư DEHP. Vì vậy, NTD có thể lựa chọn  được chính xác sản phẩm không gây hại của các nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn, trong đó có công ty Thạch rau câu Long Hải.

(Thùy Liên, Nữ - 32): Thạch Long Hải: Sau vụ chất tạo đục DEHP vừa ầm ĩ trên báo chí, tôi là bà nội trợ rất quan tâm đến thạch của công ty ông. Vậy chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu thạch Long Hải nhập từ đâu và được kiểm nghiệm như thế nào? 

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó giám đốc, Công ty Thạch rau câu Long Hải:  Xin cảm ơn chị Liên đã có câu hỏi quan tâm tới chất lượng và cách lựa chọn sản phẩm an toàn. Thay mặt công ty Long Hải, tôi xin giải đáp quan tâm của chị như sau: Thạch rau câu Long Hải được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại bởi hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 2000 – 2005; 22000-2005 và HACCP. Phần lớn các nguyên liệu đầu vào của Thạch rau câu Long Hải có nguồn gốc từ tự nhiên, được sản xuất trong nước như: đường kính trắng, bột aga….Các nguyên vật liệu này đều được phòng kiểm nghiệm chất lượng của công ty đánh giá trước khi đưa vào sử dụng. Định kỳ, các mẫu nguyên vật liệu sẽ được chúng tôi chuyển đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Quốc gia kiểm tra. Ngoài ra, một số chất phụ gia được công ty chúng tôi nhập khẩu từ châu Âu. Các phụ gia này phải đảm bảo chỉ tiêu theo quy định 3742/QĐ – BYT của Bộ Y tế.                                  

(Yến Hoàng, Nữ - 45): Thạch Long Hải: Tôi nghe nhiều đến thạch rau câu, bản thân tôi và gia đình hay ăn vì thấy nó mát, nhưng tôi không biết thạch rau câu có lợi cho sức khỏe thế nào?              

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó giám đốc, Công ty Thạch rau câu Long Hải: Thành phần chính của thạch rau câu Long Hải là đường kính trắng và bột aga. Bột aga được chiết xuất từ cây rong biển vốn đã chứa rất nhiều khoáng chất như vitamin A, B, C, D, E và hàm lượng I - ốt tương đối cao, rất có lợi cho sức khỏe. Mặt khác, đường kính trắng được chiết xuất từ cây mía. Như vậy, nguyên liệu để làm lên sản phẩm thạch rau câu của công ty Long Hải đều có nguồn gốc xuất xứ từ thiên nhiên nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng, sự bổ dưỡng khi sử dụng sản phẩm.

(Vy Hiền, Nữ - 36): Thạch Long Hải: Tôi thấy công ty Long Hải có thạch đựng trong cốc to hoặc cốc nhỏ, con tôi còn nhỏ, dù rất muốn cho cháu ăn thạch nhưng tôi lo cháu bị nghẹn, tôi thấy có kiểu thạch nhỏ, dài đựng trong ni lông, không biết công ty Long Hải có định cải tiến mẫu mã để trẻ em có thể ăn dễ dàng và an toàn hơn không?   

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó giám đốc, Công ty Thạch rau câu Long Hải:: Hiện công ty Long Hải có 3 sản phẩm: Thạch rau câu, Thạch sữa chua và Nước rau câu. Tất cả các sản phẩm trên đều có loại cốc to, có thìa đi kèm để phục vụ các cháu nhỏ thuận tiện trong sử dụng. Đây là những sản phẩm truyền thống đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đông đảo người tiêu dùng. Về ý tưởng của chị về dòng sản phẩm mới, chúng tôi xin cảm ơn nhưng trong thời gian này, công ty Long Hải chưa có ý định mở rộng thêm dòng sản phẩm khác.

(Thúy An, Nữ - 45): Hỏi Bộ Y tế: Hiện nay gia đình tôi chuộng loại nước uống đóng lon, đóng chai như trà xanh, nước bí đao. Đồ ăn sẵn có xúc xích Đức Việt, thịt hun khói...Với những loại thực phẩm – đồ uống đóng chai, đóng gói như vậy có cách nào bằng trực quan để giúp người tiêu dùng nhận biết được thực phẩm – đồ uống đó là an toàn không ?           

Ông Nguyễn Văn Nhiên: Về trực quan, không dễ dàng nhận biết được thực phẩm có an toàn hay không. Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm bạn cũng cần hạn chế và thận trọng khi lựa chọn các thực phẩm có màu lòe loẹt, thực phẩm có những dấu hiệu bất thường như: nước giải khát có cặn lắng, dị vật,…Thực phẩm đã chế biến có mùi lạ, nhìn bên ngoài có dấu hiệu nấm mốc, ngửi có mùi ôi thiu. Đối với những thực phẩm có dấu hiệu như trên thì phải hết sức thận trọng, tốt nhất là không nên sử dụng. Đồng thời, khi mua phải chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nhãn mác, còn hạn sử dụng. Bạn cũng phải hiểu cách đọc các thông tin hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

Người tiêu dùng phải hiểu biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, luôn theo dõi các thông tin cảnh báo từ cơ quan quản lý.                                          

 
(nguyễn xuân phú, Nam - 40): Viện CN TP: DEHP - chất hóa dẻo thuộc nhóm Phthalate. Ngoài DEHP các chất khác trong nhóm có xét nghiệm không? Hàm lượng DEHP phát hiện ở mức nào? Quy định giới hạn DEHP hay nhóm Phthalate trong thực phẩm là bao nhiêu ? Giới hạn Phthalate trong các vật dụng bằng nhựa (đựng thực phẩm, đồ chơi trẻ em...)- cụ thể nhựa PVC có sử dụng phụ gia hóa dẻo, đối với hàng xuất, các nước khác quy định rất chặt chẽ? Các nhà quản lý nghĩ thế nào khi đồ ăn, thức uống vẫn sử dụng các dụng cụ đựng, chứa là loại nhựa không rõ chất lượng, nguồn gốc.   

Ông Lê Đức Mạnh: Hiện nay, hoàn toàn có thể phân tích được các chất hóa dẻo thuộc nhóm Phthalate. Hàm lượng DEHP có thể phát hiện được ở mức độ rất thấp ở ngưỡng phần triệu (ppm) bằng các thiết bị phân tích hiện đại như: HPLC, GC - MS…

Quy định giới hạn DEHP là không có. Bởi, DEHP không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Quy định giới hạn nhóm Phthalate trong thực phẩm, vật dụng bằng nhựa ( đựng thực phẩm, đồ chơi trẻ em…) là bao nhiêu, thì bạn có thể tìm hiểu các thông tin trên văn bản mà Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã ban hành.

Những chất không được phép mà tồn tại trong nhựa, dụng cụ đựng thực phẩm, đồ ăn là ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tùy thuộc vào mức độ nhiều hay ít mà có những ảnh hưởng khác nhau.Trách nhiệm của nhà quản lý là tăng cường kiểm tra, còn trách nhiệm của nhà sản xuất là phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước và đặc biệt là nhà sản xuất phải đề cao chữ tâm khi đưa các sản phẩm của mình ra thị trường.

 
(Cao Kim Yên, Nữ - 26): Viện CN TP: Muốn tìm hiểu về các quy định hiện hành của nhà nước trong việc sử dụng các chất phụ gia, chất ổn định, màu thực phẩm nên tìm ở đâu? (bao gồm các chất được phép sử dụng, lượng dùng cho phép...)        

Ông Lê Đức Mạnh: Bạn cũng như các độc giả khác có thể tìm hiểu các thông tin liên quan tại Cục vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là cơ quan quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia.                         

(Thị Hoa, Nữ - 52): Hội BV NTD: Là NTD nhỏ lẻ, cá nhân, gia đình tôi tiêu thụ lượng lớn thạch của cty New Choice Foods, vậy tôi muốn công ty này cần có trách nhiệm với NTD, vậy tôi phải làm gì để công ty này cần có trách nhiệm với NTD cũng như bồi thường cho chúng tôi?          

Ông Vương Ngọc Tuấn: Theo tôi, Chị có thể gửi một đơn khiếu nại đến DN và Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam trong đó nói rõ quan điểm và yêu cầu bồi thường.

Các đơn khiếu nại này sẽ là cơ sở cho Hội đề xuất các kiến nghị và yêu cầu đối với DN cũng như các cơ quan quản lý trong việc bồi thường. Trong trường hợp DN New Choice Foods có trách nhiệm xã hội đối với NTD họ sẽ phải đáp ứng các yêu cầu của NTD về bồi thường (Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD).

(Thắng Toàn, Nam - 34):  NTD có ý nghĩa như thế nào với ông và công ty? Và công ty đã làm gì để NTD tin và dùng sản phẩm của công ty ông nhất là hiện nay vấn đề an toàn VSTP đang được quan tâm?             

Ông Nguyễn Văn Thành: Ngay từ ngày đầu thành lập công ty sản xuất ngành hàng  thực phẩm tiêu dùng, công ty Long Hải đã xác định tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là khách hàng và người tiêu dùng. Chính vì vậy, sau gần 11 năm có mặt trên thị trường, công ty chúng tôi phục vụ người tiêu dùng bằng phương châm : “Lấy sự chân thành của doanh nghiệp để nhận lại sự trung thành của khách hàng”. Hiện nay, công ty Long Hải nhận được sự yêu mến và ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng cả nước nên sản phẩm thạch rau câu của công ty Long Hải đã có mặt tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, hoàn toàn tự động, khép kín.  Nguyên liệu được kiểm tra đầu vào chặt chẽ và tuân thủ đúng quy định của Bộ Y tế. Công ty Long Hải đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO   22000 – 2005 và HACCP. Hiện, sản phẩm của công ty Long Hải đang chiếm 45% thị phần - lớn nhất trong ngành sản xuất thạch trên toàn quốc.

(Đức Toàn, Nam - 35): Năm nào cũng có những rùm beng về vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi nhớ là từ nước uống đóng lon RedBull, rồi thạch, siro, vậy phía Cục ATVSTP có khuyến cáo gì để giúp người dân nên bình tĩnh đối phó với những thông tin tiêu cực từ thị trường về chất lượng ATVSTP hiện nay? Bình tĩnh chờ sự giải quyết của cơ quan chức năng hay chủ động trách xa để đảm bảo sức khỏe của mình?               

Ông Nguyễn Văn Nhiên – Chánh thanh tra Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm – Bộ Y tế: Các sự cố về An toàn thực phẩm xảy ra không chỉ ở nước ta, là nước vốn còn nhiều bất cập trong an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn xảy ra ở nhiều nước khác, kể cả những nước phát triển như: E.coli 1026 trong pho mát ở Pháp năm 2005, hay Salmonella ở gà tại Tây Ban Nha năm 2005, hay kim loại có trong sữa bột ở Mỹ năm 2006, gần đây nhất là chất phụ gia tạo đục nhiễm DEHP ở Đài Loan,….

Do đặc điểm ngày nay thực phẩm có tính chất toàn cầu, nhất là trong điều kiện nước ta đã gia nhập WTO và hội nhập với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì một sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra ở một nước có thể sang các nước khác trong đó có VN là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, chúng ta đã và đang thiết lập một hệ thống cảnh báo và phản ứng nhanh với các sự cố này, để có những giải pháp phù hợp. Chẳng hạn như vụ việc phụ gia thực phẩm tạo đục có chưa chất DEHP ở Đài Loan vừa qua, trong đó có những mặt hàng được xuất khẩu sang VN, Bộ Y tế, cụ thể là Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã có phản ứng nhanh chóng và hiệu quả.

Do vậy, đề nghị người tiêu dùng chăm chú theo dõi các thông tin cảnh báo từ các cơ quan chức năng thay vì “tẩy chay” các mặt hàng này. Một trong những địa chỉ tin cậy, người tiêu dùng nên tham khảo thông tin là website của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế. Cục đã và sẽ có những thông tin cảnh báo kịp thời nhất về những vấn đề liên quan đến sự cố an toàn thực phẩm.

 
(Văn Thành, Nam - 47):  Chào ông Thành, qua sự việc về thạch nhiễm DEHP của New Choice Foods, công ty ông có rút ra kinh nghiệm gì không để tránh rơi vào hoàn cảnh như cty New Choice Foods là bị tẩy chay?            

Thạch Long Hải: Qua sự việc của công ty New Choice Foods thì chúng tôi cũng rút ra những kinh nghiệm về quản lý chất lượng nguyên vật liệu đầu vào chặt chẽ và sát sao hơn nữa. Đồng thời, chúng tôi cũng chủ động phối hợp với Cục ATVSTP – Bộ Y tế để kiểm nghiệm các chất có thể gây hại có trong nguyên vật liệu đầu vào. Từ đó, chủ động loại bỏ các chất gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Như anh đã thấy, vừa qua, Cục ATVSTP đã lấy mẫu ngẫu nhiên các sản phẩm thạch rau câu trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên và sản phẩm thạch rau câu Long Hải đã có kết quả kiểm nghiệm an toàn, không có chất DEHP gây hại tới sức khỏe NTD.

(Quỳnh Nga , Nữ - 55): Hội BV NTD: Có một thực tế là, khi có sự cố, NTD thường có tâm lý tự đi đòi hoặc cho qua vì không tin tưởng vào những cơ quan bảo vệ quyền lợi cho chính họ như Hội Tiêu chuẩn và BVNTD. Điều đó cho thấy, sức mạnh của hội chưa lớn? Ông có thể cho biết, thời gian tới Hội sẽ làm gì để việc bảo vệ quyền lợi cho NTD có hiệu quả hơn?                

Ông Vương Ngọc Tuấn : Theo tôi, NTD cần phải thể hiện được trách nhiệm của mình với quyền lợi của mình và của cộng đồng, biết tự mình đấu tranh đòi lại quyền lợi cho mình. Không vì giá trị của sự việc nhỏ hoặc thủ tục khiếu nại phức tạp mà cho qua.

Sức mạnh của Hội là sức mạnh của một tổ chức xã hội, sức mạnh toàn thể mọi NTD. Sức mạnh của sự đoàn kết.

Hội đã và đang làm sao cho mọi người tiêu dùng hiểu được các quyền của mình (Các quyền của NTD, đã được LHQ, tổ chức quốc tế NTD công nhận, đã được pháp lý hóa trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội Việt Nam ban hành 10/ 2010). Và biết tự mình trước tiên đấu tranh cho quyền lợi của mình.

Hội luôn thực hiện các thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức về các vấn đề NTD, về tiêu dùng bền vững,… để cho mọi NTD khi mua bán hàng hóa và dịch vụ lựa chọn có thông tin

Hội đang mong muốn khởi động một hoạt động làm cầu nối giữa NTD và các DN có chính sách và hệ thống kinh doanh vì NTD đáp ứng và thỏa mãn các yêu cầu của NTD. Hội muốn chỉ dẫn cho NTD các địa chỉ đáng tin cậy để NTD tìm mua hàng hóa và dịch vụ của họ. Đây cũng là một biện pháp bảo vệ NTD.

(Đức Thanh, Nam - 32): Thạch Long Hải: Gia đình tôi có cửa hàng đại lý tại thị trấn Phùng, tôi quan tâm đến sản phẩm của công ty ông, làm thế nào để tôi có thể trở thành đại lý của ông, thủ tục có phức tạp không? Là đại lý tôi có quyền lợi gì, ông cho tôi biết sớm nhé.     

Ông Nguyễn Văn Thành: Xin cảm ơn anh Đức Thanh đã quan tâm đến việc kinh doanh sản phẩm thạch rau câu của công ty Long Hải. Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng xong hệ thống phân phối trên toàn quốc. Trên mỗi nhà phân phối tại địa phương, đều được công ty chúng tôi chỉ định vùng bán hàng và có hệ thống nhân viên của công ty phục vụ khách hàng. Tại thị trấn Phùng của anh Thanh, chúng tôi đã có nhà phân phối và nhân viên của công ty phục vụ. Nếu anh có nhu cầu làm đại lý, anh có thể liên hệ với giám sát kinh doanh của công ty là anh Lê Thanh Thủy, số điện thoại: 0986 336 886để được hướng dẫn cụ thể.       

(Bích Thủy, Nữ - 20): Nếu tôi ở nước ngoài mà muốn gửi sản phẩm về kiểm tra tại Trung tâm Phân tích và giám định thực phẩm Quốc gia ( thuộc Viện Công nghiệp Thực phẩm) có được hay không?        

Ông Lê Đức Mạnh: Trung tâm có thể đáp ứng yêu cầu của tất cả các đối tượng không phân biệt kể cả người nước ngoài, Việt Kiều, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.  Với trường hợp của bạn là hoàn toàn được, bạn gửi mẫu về Trung tâm và đề nghị phân tích những chỉ tiêu nào thì ghi rõ.

Kết quả phân tích của Trung tâm này có giá trị toàn quốc. Chi phí tùy thuộc vào chỉ tiêu mà bạn yêu cầu.

Bạn có thể liên hệ với Trung tâm để biết được chi phí kiểm tra.

Trung tâm Phân tích và Giám định thực phẩm Quốc gia ( trực thuộc viện Công nghiệp thực phẩm)

Địa chỉ: Số 301- Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội      

Điện thoại và Fax: (04) 38582752. Di động: Ông Lê Đức Mạnh – Giám đốc Trung tâm: 0979941168 hoặc bà Đỗ Thị Lan Hương – Phó Giám đốc Trung tâm: 0912833283 hoặc ông Lê Văn Trọng- Phó Giám đốc Trung tâm : 0979781980.

(Tuấn Thành, Nam - 37): Một câu hỏi không liên quan đến hóa chất nhưng một vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay là khuẩn E.Coli đang lây lan rộng tại các nước châu Âu trên các thực phẩm như dưa chuột, rau diếp, cà chua, giá đã gây chết người? Vậy Cục đã có động thái gì để ngăn chặn việc này diễn ra tại VN. Tôi rất lo lắng? Các mặt hàng này hiện có được nhập vào Việt Nam không? Với những lô hàng thực phẩm rau củ nhập từ châu Âu, Cục có khuyến cáo gì hay có biện pháp gì đối với những mặt hàng thực phẩm này nhập từ châu Âu?               

Như bạn đã biết, mới đây nhất, người ta kết luận là E.Coli có trong giá đỗ.

Báo chí cũng đã đăng các kế hoạch chuẩn bị của Bộ Y tế cũng như các Sở Y tế để ứng phó về vấn đề trên.

Nhà nước đã có quy định về việc kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu. Theo đó, các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước thì phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định, chủ doanh nghiệp nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra Nhà nước tại cơ quan kiểm tra Nhà nước được Bộ Y tế chỉ định, chịu sự kiểm tra của các cơ quan này. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu chỉ được phép lưu hành sau khi đã được kiểm tra, có kết quả đạt yêu cầu và đáp ứng các quy định khác về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bên cạnh các biện pháp quản lý của cơ quan chức năng, bạn luôn nhớ vấn đề vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Lựa chọn các loại thực phẩm an toàn, là nền tảng cho việc phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh qua thực phẩm.                                                          

(Tiến Mạnh, Nam - 37): Hội BV NTD: Luật bảo vệ NTD sắp có hiệu lực, vậy quyền lợi của NTD sẽ được bảo vệ như thế nào?

Ông Vương Ngọc Tuấn: Luật bảo vệ quyền lợi NTD  có hiệu lực vào ngày 1/7/ 2011 sắp tới. Trong Luật các quyền của NTD đã được ghi nhận và cũng xác định các cơ chế để đảm bảo cho các quyền đó được thực thi. Trong Luật quy định:

-          Trách nhiệm của DN, tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho NTD

-          Trách nhiệm của các CQ QL thuộc các lĩnh vực khác nhau trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD. CQ chịu trách nhiệm nhà nước về Bảo vệ quyền lợi NTD Ban Bảo vệ NTD, Cục QL cạnh tranh, Bộ Công thương.

-          Trách nhiệm của tổ chức xã hội trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD. Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam là một tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi NTD. Hội có hai VP tại Hà Nội và TP.HCM. Hội có 39 Hội thành viên các tại các địa phương trong cả nước.

-          Luật cũng quy định các phương thức để giải quyết tranh chấp giữa NTD và các DN, tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho NTD.

 

-          Luật cũng quy định các cơ chế, biện pháp xử lý khi có sự vi phạm quyền và lợi ích của NTD.

(Thu Linh, Nữ - 35): Trước những phản ánh này, động thái của Hội là gì để bảo vệ quyền lợi NTD? Khi đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thực phẩm – đồ uống có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe không hợp tác? Hội sẽ có biện pháp gì mạnh tay hơn?           

Ông Vương Ngọc Tuấn : Trước những phản ánh trên Hội thường tiếp nhận những thông tin chính xác để phản ánh và cảnh báo cho người tiêu dùng được biết và lựa chọn cẩn thận các thực phẩm mà mình cần tiêu dùng.

Khi đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thực phẩm – đồ uống có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe không hợp tác. Hội sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhằm xử lý theo luật định. Hội là một tổ chức xã hội không có chức năng quản lý mà chỉ phối hợp giúp các cơ quan quản lý trong các trường hợp mà các DN không hợp tác giải quyết khiếu nại hoặc các DN vi phạm các quy định của luật pháp về ANVSTP.

Với các DN vi phạm mà cố tình không hợp tác tiếp và giải quyết các khiếu nại, không xem xét hoàn thiện, Hội sẽ có những BP mạnh tay như: đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, liệt vào danh sách các DN làm ăn không tin cậy để chỉ dẫn cho NTD cảnh giác khi mua hàng hóa và dịch vụ                                         

(Hoàng Hoa, Nữ - 29): Đại diện cty có thể cho tôi biết thạch rau câu của Long Hải có gì khác so với các loại thạch trên thị trường? Quy trình sản xuất có theo chuẩn nào không? Cụ thể quy trình này như thế nào, tôi tò mò muốn biết cụ thể cách làm thạch của quý công ty?                

Ông Nguyễn Văn Thành:  Thạch rau câu Long Hải khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trường về độ ròn, độ dai tương đối phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Thạch của Long Hải không bị nhũn, bở như nhiều sản phẩm của đơn vị khác. Hương vị thơm mát, đặc trưng các vị hoa quả và vị ngọt mát, độ ngọt không cao do sử dụng từ đường kính trắng. Khi ăn xong không để lại vị ngọt đắng trong họng. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu về quy trình sản xuất, chúng tôi xin mời bạn về công ty của chúng tôi tại Cụm Công nghiệp Gia Lộc 1 – huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương để tham quan trực tiếp quy trình sản xuất, dây chuyền, thiết bị công nghệ, sản xuất ra sản phẩm thạch rau câu Long Hải        

(Hoàng Nhi, Nữ - 18):  Cháu rất thích ăn thạch rau câu, chú ơi, thế thạch của công ty chú có hương vị gì ạ?                

Ông Nguyễn Văn Thành: Thạch rau câu mang thương hiệu Long Hải có các vị gồm: dứa, dừa, cam, vải, xoài, ngô, táo, đào, chuối, dâu và khoai môn. Rất thoải mái cho cháu lựa chọn các loại hương vị mà cháu ưa thích.

(nguyễn Vĩnh, Nam - 55): Hội BV NTD: Tôi thấy việc ra đời hội là rất quan trọng và cần thiết, nhưng xin hỏi ông 1 chút là nguồn kinh phí của hội có từ đâu để hoạt động hay chỉ đi vác tù và hàng tổng?                

Ông Vương Ngọc Tuấn: Trước tiên, xin cảm ơn ông đã quan tâm đến Hội. Hơn 23 năm qua, kể tử khi ra đời đến nay, Hội chưa hề có một nguồn kinh phí chính thức nào. Hội tồn tại và hoạt động nhờ sự tham gia tích cực của các Hội viên tình nguyện. Hàng năm, các cán bộ Hội đã phải thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau để tạo nguồn kinh phí cho Hội hoạt động. Hội cũng có nhận được sự tài trợ cho hoạt động của các tổ chức khác nhau trong và ngoài nước.

Nhưng có thể nói nguồn kinh phí hoạt động của Hội là rất hạn hẹp và không đủ để duy trì lâu dài nếu không có sự hỗ trợ từ NTD.

(Tiến Mạnh Nam - 36): Hội có chủ trương chủ động hợp tác trong việc ngăn chặn ảnh hưởng từ việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm không? Như tổ chức phối hợp với Bộ Y tế, Quản lý thị trường trong từng đợt? Hay hội chỉ đợi khi có NTD phản ánh mới bắt tay vào can thiệp?

Ông Vương Ngọc Tuấn: Hội đã và đang hợp tác với các cơ quan quản lý như Cục VS ATTP, Cục QL thị trường,…trong các hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD, trong đó có việc ngăn chặn và mất vệ sinh ATTP.

Hội tham gia vào các hoạt động đó như một tổ chức xã hội: Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đánh giá giám định để phát hiện các vấn đề liên quan đến NTD nhằm đưa ra các kiến nghị với các CQQL.                                             

(Hoàng Yến, Nữ - 31): Cục ATVSTP: Tôi nghe nói hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng chỉ là xuống nhìn ngó qua loa rồi về. Liệu đó có phải là nguyên nhân khiến cho thực phẩm không an toàn cũng như tình trạng mất vệ sinh diễn ra ngày càng phổ biến?     

Ông Nguyễn Văn Nhiên: Hiện nay, các hoạt động thanh tra, kiểm tra đã và đang được từng bước chuẩn hóa. Theo quy định của pháp luật và trên thực tế, trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, các cơ quan quản lý, cơ quan thanh tra phải xây dựng kế hoạch, ban hành quyết định để thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra và tiến hành các bước thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay, khi tiến hành thanh tra tại cơ sở, các đoàn thanh tra, kiểm tra đều công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động thanh tra. Kiểm tra, xác minh các thông tin, tài liệu, kiểm tra tại hiện trường nơi sản xuất, kinh doanh, kho bảo quản thực phẩm. Trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, gửi về các Phòng thí nghiệm để kiểm nghiệm, xác định các chỉ tiêu về bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, không phải tất cả các đoàn thanh tra đều phải tiến hành lấy mẫu hay đều phải kiểm tra tất cả các nội dung về bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mà họ phải căn cứ vào nhiệm vụ của đoàn được ghi trong quyết định thanh tra, do cấp có thẩm quyền ban hành.

(Hoàng Vân, Nữ - 33): Hiện có vô số những loại thạch khác nhau trên thị trường, tôi đang không biết nên mua hay không? Và thạch như thế nào được gọi là ngon và đảm bảo sức khỏe? Nếu mua thì chọn thế nào, xin công ty thạch Long Hải cho biết thêm.   

Ông Nguyễn Văn Thành: Khi bạn ăn thạch, thấy có độ ròn và dai, đặc trưng của thạch, không bị nhũn, bở là viên thạch được sản xuất từ nguyên liệu có chất lượng tốt. Đặc biệt, khi ăn không để lại vị ngọt đắng trong họng. Nếu có vị này là viên thạch đã được sản xuất bằng đường hóa học. Khi mua, bạn nên chọn những loại thạch đã có thương hiệu, uy tín và có ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi  rõ ràng trên bao bì. Các thông tin về nhãn mác hàng hóa theo nghị định 89/NĐ – CP của Chính Phủ phải đầy đủ, rõ ràng.             

(Thúy Hằng, Nữ - 27): Tôi là người hay ăn bún đậu mắm tôm, nhiều người thường quan ngại về mắm tôm. Tôi cũng lo lắng về những thông tin khác nhau về chất lượng, xin ông Mạnh có thể cho biết ý kiến ?        

- Ông Lê Đức Mạnh: Trong mắm tôm hàm lượng muối cao, do đó rất ít chủng vi sinh vật có thể sống được. Tuy vậy, vẫn có những chủng có thể tồn tại được do tính chịu mặn của nó. Những chủng này có thể nguy hiểm với người tiêu dùng. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến mắm tôm hiện nay chưa được quan tâm đúng mức như điều kiện sản xuất, hiểu biết của những người làm còn thấp.

Người tiêu dùng không nên quá lo lắng về việc sử dụng mắm tôm. Khi sử dụng cần phải lưu ý đến nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sử dụng  

(Kim Anh, Nữ - 29): Tôi có 2 đứa con 1 đứa 4 tuổi, 1 đứa 6 tuổi, các con tôi rất thích ăn thạch, và đã ăn rất nhiều thạch của Long Hải, tôi quan tâm thạch của quý công ty có chất DEHP không? Tôi đang rất lo lắng             

Ông Nguyễn Văn Thành: Chị và gia đình hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm thạch rau câu của Long Hải. Vừa qua Cục ATVSTP đã có kết quả kiểm nghiệm về sản phẩm thạch rau câu Long Hải trong lần lấy mẫu ngẫu nhiên tại Hà Nội và khẳng định sản phẩm của công ty chúng tôi không có chất DEHP gây ung thư.

(Nguyễn Hoa, Nữ - 31): Thực trạng về việc thạch Taro nhiễm chất tạo đục gây ung thư vừa qua khiến cho nhiều người tiêu dùng rất lo lắng, theo các ông trách nhiệm này của ai?

Ông Vương Ngọc Tuấn: Trách nhiệm trước tiên thuộc về DN. Ngoài ra có thể do các quy định của quản lý chưa được thực thi một cách đầy đủ và kịp thời; các biện pháp quản lý chưa đủ chặt chẽ, chưa đủ sức răn đe.

 (Hoàng Vinh, Nam - 39): Với vụ việc thạch Taro, nước siro của một số hãng nhiễm DEHP, vậy Hội có chủ động làm việc với các cơ quan chức năng? Cụ thể là với cơ quan nào để bảo vệ quyền lợi NTD?

Ông Vương Ngọc Tuấn : Hội đã và đang hợp tác với các cơ quan quản lý như Cục VS ATTP, Cục QL thị trường,…trong các hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD, trong đó có việc ngăn chặn và mất vệ sinh ATTP.

Hội tham gia vào các hoạt động đó như một tổ chức xã hội: Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đánh giá giám định để phát hiện các vấn đề liên quan đến NTD nhằm đưa ra các kiến nghị với các CQQL.

(Đức Việt, Nam - 45): Viện Công Nghiệp thực phẩm tới đây có các nghiên cứu như thế nào để tìm ra chất thay thế chất tạo đục hay không?. Nếu sử dụng chất tạo đục đúng cách sẽ không độc hại?. Là một người tiêu dùng, tôi hết sức quan tâm vấn đề này.

 Ông Lê Đức Mạnh: Chất tạo đục có vai trò của nó trong chế biến thực phẩm, còn tìm ra chất tạo đục mới là trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành trong đó có Viện Công nghiệp thực phẩm. Không thể không dùng chất tạo đục, mà chỉ dùng chất tạo đục đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu sử dụng chất tạo đục mà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì hoàn toàn không gây hại.

(Khánh Hòa, Nữ - 29): Gửi Bộ Y tế: Khi mua thực phẩm, đồ uống đóng gói, ngoài việc xem ngày sản xuất và hạn sử dụng, chúng tôi nên đọc các thông số gì nữa để tránh các loại hóa chất không tốt cho sức khỏe?


Ông Nguyễn Văn Nhiên: Có 8 nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thực phẩm mà bạn cần biết, đó là: Tên sản phẩm; Tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng hóa đó; định lượng của hàng hóa; thành phần cấu tạo; thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn, ngày sản xuất, hạn sử dụng; hướng dẫn bảo quản, sử dụng; xuất xứ hàng hóa.


VTC News


 

Bình luận
vtcnews.vn