Giáo sư tự đạo văn trên thế giới bị xử lý ra sao?

Giáo dụcThứ Tư, 28/02/2018 11:30:00 +07:00

Một số chuyên gia giáo dục cho biết đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tình trạng đạo văn và tự đạo văn không phải chuyện hiếm trên thế giới.

Jude Carroll - chuyên gia nghiên cứu về đạo văn tại Đại học Brookes Oxford, Anh - cho biết trong giới học thuật, đặc biệt ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tình trạng đạo văn và tự đạo văn không phải hiếm.

"Nếu bạn tham gia vào một nhóm thảo luận, bạn sẽ thấy rất nhiều sự sao chép từ mức độ thấp đến cao được đề cập", Carroll nói.

Ông thông tin đạo văn là sao chép ý tưởng, tác phẩm hay sáng chế của người khác mà không dẫn nguồn hay cho vào dấu ngoặc kép. Trong khi đó, tự đạo văn là làm việc đó với chính tác phẩm đã công bố của mình.

Giao su tu dao van tren the gioi bi xu ly ra sao? hinh anh 1

 Không chỉ sinh viên, nhiều học giả nổi tiếng cũng vướng vào chuyện đạo văn. Năm 2015, giới học giả xôn xao khi nhà xã hội học Zygmunt Bauman, giáo sư tại Đại học Leeds (Anh) - tự đạo văn. (Ảnh: Getty)

Các trường đại học ít hay nhiều đều có chính sách nhất định để xử phạt sinh viên vi phạm. Tuy nhiên, vì các vấn đề khác nhau, các trường chưa đưa ra khung kỷ luật cố định. Thực tế, không ít giáo sư, tiến sĩ cũng vướng vào chuyện "xào bài". Dù là đạo văn hay tự đạo văn, mức độ vi phạm là nghiêm trọng như nhau.

Các biện pháp xử lý phổ biến là thu hồi bài viết hoặc sách, thu hồi bằng cấp (nếu là luận văn) và xử phạt hành chính của cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, các trường thường xử lý khá nhẹ tay.

(Nguồn: Zing News)
Bình luận
vtcnews.vn