Giáo sư Trương Nguyện Thành chia sẻ bí quyết làm bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia

Giáo dụcChủ Nhật, 23/06/2019 17:44:00 +07:00

Giáo sư Trương Nguyện Thành chia sẻ những bí quyết giúp thí sinh đạt kết quả cao khi làm bài trắc nghiệm kì thi THPT Quốc gia 2019.

Theo GS Trương Nguyện Thành, một câu hỏi trắc nghiệm có 4 câu trả lời thì trong đó có 1 câu trả lời rất dễ để thấy nó sai với một ít kiến thức; một câu trả lời hơi có lý nhưng sai hoặc thói quen sai lầm; 2 câu trả lời rất gần nhau, có thể đều đúng, cho nên đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ kỹ lưỡng và có lập luận chặt chẽ để chọn câu trả lời chính xác nhất.

Để làm bài thi trắc nghiệm đạt kết quả cao, thí sinh cần chú ý 2 vấn đề, đó là bài thi trắc nghiệm được thiết kế và xây dựng như thế nào và chiến lược nào để trả lời những câu hỏi trắc nghiệm đó.

Giả sử một câu hỏi trắc nghiệm có 4 câu trả lời thì thí sinh có thể nhận diện để phân loại. Đối với thí sinh có một ít kiến thức sẽ dễ dàng nhận ra đáp án đó là hoàn toàn sai. Với thí sinh có trình độ trung bình, có thể nhận ra đáp án đó sai vì có khoảng 50% đúng/sai. Nhưng đáp án của 2 câu còn lại rất khó nhận dạng câu nào đúng và câu nào sai (80% đúng và khoảng 20% sai) và tất nhiên chỉ có 1 câu đúng.

2

 Học sinh TP.HCM chuẩn bị thi THPT Quốc gia 2019.

GS Trương Nguyện Thành cho rằng, những câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm thường được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, không phải theo trình tự từ dễ đến khó. Nhưng theo quán tính, thí sinh thường bắt đầu làm bài từ trên xuống dưới. Khi gặp phải một câu khó (thường xuyên xảy ra) thì thí sinh lại mất nhiều thời gian để giải câu hỏi đó, cho nên có thể sẽ phải bỏ lại nhiều câu hỏi dễ hơn của những phần tiếp theo.

Để giải quyết hạn chế này, GS Trương Nguyện Thành đưa ra những lời khuyên cho thí sinh như sau:

Trước ngày thi, thí sinh cần chuẩn bị tinh thần, sức khỏe và trí tuệ để có được tâm thế chủ động. Các em cần có một giấc ngủ thật ngon ngày trước khi đi thi. Khi vào phòng thi, thí sinh chú ý hít thở thật sâu và chậm để giảm nhịp tim (vì nhiều thí sinh thướng có tâm lí rất lo lắng). Vì nếu nhịp tim tăng cao thì não bộ sẽ không hoạt động bình thường và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả làm bài.

Khi bắt đầu thi, thí sinh dành ít phút để đọc hết các câu hỏi, không cần đọc đáp án trả lời. Từ đó, thí sinh sẽ nhận dạng được những câu nào dễ và có thể trả lời ngay.

Khi bắt đầu trả lời câu hỏi, thay vì chọn câu trả lời đúng thì bắt buộc thí sinh phải đọc từng đáp án một để loại bỏ từng đáp án sai (đáp án này sai hoàn toàn, đáp án này sai 50% và cuối cùng so sánh sự khác biệt giữa 2 đáp án còn lại). Từ sự khác biệt đó, thí sinh có thể phát hiện ra một điểm hơi vô lý của đáp án và loại bỏ đáp án đó để còn lại đáp án duy nhất.

PHAN THẾ HOÀI
Bình luận
vtcnews.vn