Dự thảo chương trình Ngữ văn mới: ‘Bắt buộc học 6 tác phẩm là quá ít’

Giáo dụcThứ Bảy, 24/03/2018 09:32:00 +07:00

Đó là lời khẳng định của GS Hà Minh Đức tại buổi ‘Tọa đàm góp ý về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới môn Ngữ văn”.

Phát biểu trong chương trình “Tọa đàm góp ý về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới môn Ngữ văn”, nhiều chuyên gia cho rằng, chương trình môn Ngữ văn mới cần giảm số lượng tác phẩm văn học tự chọn ở khoảng 25%, tăng số tác phẩm bắt buộc thay vì chỉ có 6 bài.

3-4-696x464

 Dự thảo chương trình Ngữ văn mới. (Ảnh minh họa)

GS Hà Minh Đức - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học tại buổi tọa đàm nhận định, khối lượng kiến thức trong chương trình khá phong phú. Quan niệm “mở” cho nhà giáo và biên soạn được quy định ở việc được tự chọn tác phẩm giảng dạy, ngoài 6 tác phẩm cũng cần bổ sung thêm.

Việc lựa chọn và bổ sung này phải được ban soạn thảo lựa chọn kỹ càng. Cụ thể, theo 4 nguyên tắc: Hợp thời đại, hợp bản chất của tác giả, hợp với trình độ học sinh và đội ngũ tác giả cân đối.

GS Đức cho rằng, cần quy định phần “cứng” (các tác phẩm bắt buộc) và phần “mềm” (các tác phẩm tự chọn). Theo ông, 6 tác phẩm đưa vào chương trình chính khóa cần xê dịch tăng lên cho phù hợp. Vậy nên, 6 tác phẩm không được cố định sẵn.

29472087_1589875931127323_5190194392094212096_o

 GS Hà Minh Đức - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học. 

PGS.TS Phạm Quang Long (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cách lựa chọn nội dung mở nào không phù hợp, thiếu nhất quán bởi tính pháp lệnh không rõ ràng, chuẩn mực nội dung của chương trình chưa được xác định, sẽ gây khó khăn cho công tác giảng dạy, thi cử.

Ông Long chỉ ra điểm bất thường là khi ban soạn thảo đã tách phần giáo dục Ngôn ngữ với Văn học. Như vậy, những phần tách bạch làm nhòe đi đặc trưng của môn Ngữ văn.

Trong đó, phần cảm thụ văn chương, từ rung động thẩm mỹ để khơi dậy những khát vọng hướng tới cái đẹp, cái thiện đến sự hình thành nhân cách qua môn học Ngữ văn hơi bị nhẹ so với những tri thức và những yêu cầu về mặt ngôn ngữ học.

Video: Năm 2019-2020, học sinh lớp 1 có SGK mới

Lưu Ly
Bình luận
vtcnews.vn