'Giành giật' 1.000 tỷ đồng: Ngân hàng Sacombank im lặng

Thời sựThứ Sáu, 08/06/2012 06:19:00 +07:00

(VTC News) – Phía đại diện ngân hàng Sacombank vẫn giữ im lặng, mặc dù ông Ph (em trai bà P) đã gửi đơn kiện ngân hàng lên Tòa án nhân dân quận 3, TP.HCM.

(VTC News) – Phía đại diện ngân hàng Sacombank vẫn giữ im lặng, mặc dù ông Ph (em trai bà P) đã gửi đơn kiện ngân hàng lên Tòa án nhân dân quận 3, TP.HCM.


 
Chuyện chưa biết về 'cô gái 1.000 tỷ đồng'
'Giành giật' hơn 1.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Sacombank
Như VTC News đã đưa tin, ngày 6/6 ông T.V.Ph (em trai bà P, ở quận Tân Phú, TP.HCM) kiện Ngân hàng Sacombank đã đơn phương thanh lý hợp đồng liên quan đến 1.000 tỷ đồng do bà P để lại.

Theo nội dung đơn kiện, ông Ph đã yêu cầu tòa án can thiệp việc ngân hàng Sacombank đã đơn phương mở tủ sắt và giao lại cho chị L (con gái nuôi bà Phát) khi chưa được sự đồng ý của ông hoặc quyết định mở tủ của cơ quan thẩm quyền. Ông Ph cũng nhờ tòa án can thiệp để ông tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê tủ sắt.

Theo ông Ph: “việc ngân hàng đơn phương ra thông báo thanh lý hợp đồng và xử lý ngăn tủ có tài sản khi chưa có sự đồng ý và ký nhận của tôi là xâm phạm trực tiếp đến sự an toàn, bảo mật tài sản cá nhân, vi phạm quy định của ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng năm 2010”.

Cũng trong ngày 6/6, chị L đã có “bức tâm thư” thông qua luật sư Nguyễn Bảo Trâm để gửi đến anh chị em nhà bà P, với nội dung xin phép các cậu rút tài khoản (1.000 tỷ đồng của bà P) để tra những khoản còn thiếu trong việc xây mộ cho bà P; Trả tiền công cho những người làm công mà bà bà P thuê và để hoàn thiện việc học còn giang dở mà như hồi còn sồng bà P đã mong muốn.

Chiều ngày 7/6, VTC News đã có buổi gặp phía lãnh đạo ngân hàng Sacombank để làm rõ sự việc.

Thế nhưng phía lãnh đạo ngân hàng Sacombank vẫn giữ im lặng, không trả lời bất cứ câu hỏi nào của giới truyền thông.

“Đây là một việc rất nhạy cảm nên chúng tôi chưa thể trả lời bất cứ câu hỏi nào của báo chí vào lúc này. Chúng tôi sẽ có một buổi họp để công bố khi nào sự việc rõ ràng”, người phát ngôn của ngân hàng cho biết.
Bà P, áo nâu đứng, chủ nhân đã mất của khối tài sản 1.000 tỷ

Cũng trong buổi chiều ngày 7/6, chúng tôi có cuộc trao đổi với luật sư Trần Công Ly Tao - Đoàn luật sư TP.HCM về việc mang đơn khởi kiện ngân hàng Sacombank của ông Ph.

Luật sư Ly Tao cũng cho biết, xét về mặt pháp lý, số tài sản bà P để lại nhưng không có di chúc thì người được thừa hưởng số tài sản đó không ai khác chính là chị L (con gái nuôi của bà L).

Việc ông Ph mang đơn kiện ngân hàng là đúng nếu hợp đồng ký gửi 1.000 tỷ đồng của bà P vẫn còn thời hạn ký gửi mà ngân hàng Sacombank đã đơn phương thanh lý số tài sản trên cho chị L, thì buộc ngân hàng phải bồi thường những thiệt hại cho ông Ph.

Trong trường hợp này, hợp đồng ký gửi két sắt đã hết hạn, ngân hàng Sacombank mời hai bên (ông Ph và chị L) để nhận về nhưng ý kiến giữa hai bên đã không thống nhất. Ông Ph muốn gia hạn thêm hợp đồng để chờ anh chị em ở Đức về sẽ bàn giao những giấy tờ, biên lai vì cho rằng những tài sản bà P hiện có là có sự “hùn vốn” của anh chị em trong gia đình. Còn chị L lại muốn rút toàn bộ số tài sản về.

Và để “hợp tình, hợp lý”, ngân hàng Sacombank đã đồng ý ký gửi trong vòng 30 ngày nữa để ông Ph sẽ mang những giấy tờ, biên lai hiện có đến chứng minh số tài sản là có sự “hùn vốn” của anh chị em trong gia đình. Nhưng ông Ph không đồng ý và muốn gia hạn hợp đồng cho đến khi những người bên Đức về.

Như vậy, ông Ph mang đơn kiện ngân hàng Sacombank là không hợp lý. Vì lúc gửi số tài sản trên vào ngân hàng không biết ông Ph có chờ anh chị em về hay không mà khi đến hạn lấy số tài sản kia ra, ông Ph lại chờ anh chị em mang giấy tờ về để chứng minh.

Hơn nữa, khi đến hạn hợp đồng kết thúc, ngân hàng đã mời hai bên lên làm việc rồi mới có thông báo thanh lý số tài sản cho chị L. Điều đó có nghĩa rằng, ngân hàng đã làm đúng những thủ tục pháp lý của mình và đã hoàn thành đúng những nhiệm vụ của mình chứ không phải ngân hàng Sacombank đơn phương thanh lý số tài sản cho chị L.

Theo luật sư Trần Công Ly Tao, việc ông Ph mang đơn khởi kiện ngân hàng Sacombank đó là quyền của ông Ph, nhưng để sự việc được minh bạch và đơn kiện của ông Ph có được chấp thuận hay không thì cần phải có cơ quan thẩm quyền suy xét.

Và đặt trong trường hợp ngân hàng thanh lý số tài sản cho chị L mà chưa hết thời gian ký gửi thì ngân hàng sẽ phải bồi thường những thiệt hại cho ông Ph, nếu ông Ph có những bằng chứng chứng minh được những thiệt hại của mình. Còn trong trường hợp này, ông Ph không thể nào bắt lỗi được ngân hàng Sacombank.

Theo khoản 4, điều 79 bộ luật tố tụng dân sự: “Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ”.

Việc chị L rút toàn bộ tài sản về hoàn toàn không sai nếu số tài sản ấy được dùng vào những việc liên quan đến bà P. Còn số tài sản ấy rút về mà chị L sử dụng vào việc cá nhân thì cần phải xem xét lại.

Luật sư cũng cho biết, “đây là trường hợp đầu tiên tôi chứng kiến, dù trước đây có những vụ tranh chấp tài sản thừa kế nhưng không có gì đặc biệt. Bà P trong quá trình làm ăn đã rất kín đáo nên những người thân và người xung quanh không ai biết.

Và khi sự việc vỡ lở thì rất có thể người ta có thể bất chấp đạo lý để đoạt được những điều mình muốn. 
Nếu ông Ph chứng minh được những tài sản do ông và anh em hùn vốn thì sau cuộc tranh chấp kết thúc ông Ph sẻ được trả lại những khoản vốn do mình đóng góp".

Ngọc Thân

Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012

Xem thêm tại đây



Bình luận
vtcnews.vn