Giấm hóa 'thuốc độc' khi dùng không đúng lúc

Sức khỏeThứ Ba, 05/07/2016 11:35:00 +07:00

Dù mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giấm vẫn có thể tàn phá cơ thể chúng ta nếu dùng không đúng lúc, đúng cách.

Giấm là một chất lỏng vị chua, có thành phần chính là acid acetic và nước, với nồng độ acid khoảng 5%. Do giấm vốn là acid acetic, một chất bảo quản mạnh nên có khả năng giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và vi trùng. Loại acid trung tính này còn là chất khử mùi rất tốt. Ngoài ra, giấm có một số ứng dụng khác như sau.

Kích thích tiêu hóa

Giấm có thể làm tăng sự thèm ăn, có tác dụng làm tiết nước bọt và tăng cường tiêu hóa. Đặc biệt là vào mùa hè, nắng nóng, mồ hôi ra nhiều khiến chúng ta không muốn ăn uống, nếu trong quá trình nấu nướng thêm một chút giấm có thể kích thích vị giác. 

dam-tri-benh-30eb3

 Dấm có thể làm tăng sự thèm ăn

Lấy 250g gừng tươi, 500ml giấm ăn. Gừng tươi rửa sạch thái nhỏ, ngâm ngập giấm 1 ngày 1 đêm là thành món gừng tươi ngâm giấm. Mỗi lần lấy 3 lát gừng ngâm giấm, thêm ít đường đỏ, hãm trong nước sôi uống thay trà, có tác dụng chữa trị bổ trợ các chứng bệnh ăn uống không ngon, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày.

Hỗ trợ sát khuẩn đường ruột

Ăn giấm có thể nâng cao khả năng diệt khuẩn ở đường ruột vào mùa lưu hành bệnh truyền nhiễm đường ruột. Giấm cũng có thể chế ngự được nhiều loại vi khuẩn, giúp phòng bệnh tăng cường sức khỏe.

Làm giảm cao huyết áp

Giấm được xem là một loại thực phẩm tốt để làm giảm huyết áp nhờ sự có mặt của canxi và hàm lượng kali giúp điều hòa mức huyết áp. Cao huyết áp và cholesterol đều có thể được kéo giảm một cách hiệu quả nhờ sự hiện diện của chất pectin có trong giấm. Do vậy, người bị cao huyết áp có thể cho đường tinh thể vào một thìa giấm để uống sau bữa ăn tối mỗi ngày.

Trị viêm khớp

Hầu hết các trường hợp viêm khớp thực sự đều là do “trục trặc” ở các tinh thể acid trong các khớp xương – thành phần xây dựng lên các khớp. Trộn một ít giấm táo với mật ong, pha ấm và uống để giúp hòa tan các tinh thể ở khớp xương.

Mach-nho-cach-tri-tan-nhang-bang-dam-tao3

 Trộn dấm táo với mật ong, pha ấm và uống để giúp hòa tan các tinh thể ở khớp xương

Dùng giấm trị bệnh cực tốt nhưng sẽ hóa thuốc độc với một số trường hợp sau:

- Khi đang uống một loại thuốc nào đó thì không nên dùng giấm. Các thuốc loại sulfathiazole dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận. Khi dùng các loại thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn giấm sẽ làm cho tác dụng của thuốc triệt tiêu lẫn nhau.

- Những người bị sỏi mật, ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính acid vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.

- Khi đói, lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, khi kết hợp với thành phần axit của giấm dẫn tới dư thừa, từ đó càng làm tăng cảm giác cồn cào, thậm chí là đau bụng, khó chịu. Thường xuyên ăn các món ăn có chứa giấm khi đói sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới dạ dày và hệ tiêu hoá.

- Khi bị gãy xương, cơ thể sẽ thiếu hụt canxi do phải tập trung phục hồi cho chỗ xương bị gãy. Ăn giấm lúc này sẽ càng làm xương trở nên mềm và khó lành do môi trường axit sẽ làm mất cân bằng lượng canxi trong cơ thể.

- Giấm sẽ làm các triệu chứng dị ứng như phát ban, phù nề, ngứa, hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Người huyết áp thấp ăn giấm sẽ càng thấy chóng mặt, đau đầu hơn.

- Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều giấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn bởi thành phần axit hữu cơ trong giấm càng kích thích sự tiết dịch vị và axit của lớp niêm mạc trong dạ dày.

Video: Cách làm canh cá viên bông hẹ giải nhiệt, chữa ho

Thúy Nga (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn