Hợp ca tranh tài: Công chúng đòi hỏi sự minh bạch?

Văn hóa - Giải tríThứ Sáu, 23/03/2012 09:43:00 +07:00

(VTC News) – Mang tiếng là được quyền quyết định chuyện đi tiếp hay bị loại, nhưng có vẻ công chúng đang bị Hợp ca tranh tài mượn danh.

(VTC News) – Mang tiếng là được quyền quyết định chuyện đi tiếp hay bị loại, nhưng có vẻ công chúng đang bị Hợp ca tranh tài mượn danh.

Không ngạc nhiên khi hợp ca của Siu Black chia tay

Không công bố số lượng tin nhắn, và cũng chẳng đả động gì đến chuyện đội nào được nhắn tin ủng hộ nhiều nhất. Đêm công bố kết quả vòng thi thứ hai của Hợp ca tranh tài khiến người xem dễ phát ngán.

Theo thứ tự MC công bố thì hai đội an toàn đi tiếp đầu tiên là hợp ca Quảng Ninh và hợp ca TP.HCM. Đây cũng là hai đội được xem là có phần trình diễn kém thuyết phục nhất ở đêm thi tuần trước.

Đội TP.HCM dù hát yếu nhưng sẽ còn tiến sâu. 

Hợp ca TP.HCM của Phan Đinh Tùng chọn Vũ điệu hoang dã hit cũ của Hồ Quỳnh Hương, với phần nhạc sôi động để chứng tỏ bản lĩnh đa dạng của mình qua mỗi đêm thi. Việc chọn lựa những ca khúc có tiết tấu sôi động của đội TP.HCM là nhằm khỏa lấp những yếu kém về giọng hát.

Hợp ca Quảng Ninh của ca sĩ Ngọc Anh lại chọn Stronger của Kelly Clarkson. Hát tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau hoàn toàn. Do đó mà đội Quảng Ninh đã cho thấy họ nên chọn các bài hát tiếng Việt khi đội phát âm tiếng Anh chưa tốt.

Hát chìm và phần bè đều nhưng giọng chính không bật hẳn lên khiến phần solo bị chìm vào bè. Giọng chính hát mảnh. Phần kết bài dứt khoát nhưng hơi hụt hẫng do đoạn phiêu không cao. Nhưng họ vẫn là đội đi tiếp. Dù không biết họ có được bình chọn nhiều không vì không có số liệu cụ thể về tin nhắn.

Hai đội tiếp theo dành quyền đi tiếp là hợp ca Long Xuyên và hợp ca Hà Nội. Đội Hà Nội chọn ca khúc Chiếc khăn rơi cũ và là ca khúc không phổ biến với công chúng phía Nam. Đây là một bài viết trên nền dân ca Thái. Chọn phong cách dân ca, hát đặc sệt dân ca, không có sự biến tấu khiến tiết mục phải gồng lên khi chỉ dựa vào những giọng ca nghiệp dư.

Đội Hà Nội cũng là đội không thể hiện được sự vượt trội của mình trong các tiết mục ca hát nhưng luôn giành vé đi tiếp. 

Thiếu sự đồng đều trong hát, đội Hà Nội khỏa lấp bằng những màn múa may. Việc đi tiếp của đội Hà Nội cũng là điều không khó hiểu. Họ cũng giống đội TP.HCM và Huế sẽ là đội còn được giữ lại. Bởi đây chính là nòng cốt của chương trình, vì họ đại diện cho ba thành phố trung tâm của Bắc – Trung – Nam.

Có lẽ đội Long Xuyên là đội xứng đáng nhất cho tấm vé đi tiếp của Hợp ca tranh tài tuần này. Với phong cách mix-up, liên khúc Tình ca phố - Phố xa – Umbrella đã đem đến cho công chúng một phần trình diễn thú vị. Hiện Long Xuyên đang cho thấy mình là đội hợp ca đáng nghe nhất chương trình bởi sự văn minh trong cách hát và cách dàn dựng tiết mục.

Việc đưa hai đội hợp ca Huế và hợp ca Buôn Ma Thuột vào nhóm nguy hiểm vô tình đã làm cho đêm công bố kết quả vòng thi thứ hai của Hợp ca tranh tài trở nên thiếu hấp dẫn và kịch tính. Bởi ai cũng có thể đoán đội Buôn Ma Thuột sẽ bị loại. Ngoài việc đội Huế là đội đại diện cho một màu sắc vùng miền không thể thiếu thì trong tuần trước Huế cũng là đội đã có phần trình diễn xuất sắc nhất cùng với đội Long Xuyên.

Sáng tạo, trong cách thể hiện, dàn dựng đẹp mắt, tiết mục Hò giã gạo của đội Hợp ca Huế cùng với liên khúc Tình ca phố - Phố xa – Umbrella của đội Long Xuyên là hai tiết mục đáng xem nhất của tập thứ 4 Hợp ca tranh tài. 

Sáng tạo, trong cách thể hiện, dàn dựng đẹp mắt, tiết mục Hò giã gạo của đội Hợp ca Huế là tiết mục đáng xem nhất của tập thứ 4 Hợp ca tranh tài. Phần trình diễn của đội Huế đã khiến ca sĩ Phan Đinh Tùng phải thốt lên “sự kết hợp cả breakdance và rap trong một tiết mục là rất thú vị. Đội Huế sẽ còn đi rất sâu”. Và kết quả đúng như nhận định của Phan Đinh Tùng.

Việc đội hợp ca Buôn Ma Thuột bị loại cũng không có gì đáng ngạc nhiên bởi tiết mục Ngọn lửa cao nguyên mà đội này chọn tranh tài trong đêm thi tuần trước quá cũ với những ai thích các bài hát về Tây Nguyên. Đội Buôn Ma Thuột không làm mới bài hát. Đội vẫn chọn cách hát cũ, với giong hát solo của nhóm là bản sao của Siu Black.

Vì thế Ngọn lửa cao nguyên của đội Buôn Ma Thuột không nhiều màu sắc, không khiến người nghe thấy đã trong cách hát và cách nghĩ về các ca khúc Tây Nguyên.

Cần rõ ràng hơn về lượng tin nhắn

Đêm công bố kết quả của vòng thi thứ 2 Hợp ca tranh tài đã lại tái diễn vở kịch sập xí sập ngầu số lượng tin nhắn.

Không còn dùng cụm từ “được nhắn tin bình chọn nhiều hơn một chút”, lần này MC Nguyên Khang đã làm nhiệm vụ tung những lời có cánh cho các đội chơi trong Hợp ca tranh tài.

Liên tục các lời có cánh được MC chương trình đọc cho khán giả nghe mà đáng nói là chúng đều được phát ra từ các ngôi sao đang làm nhiệm vụ đội trưởng trong Hợp ca tranh tài hay là lời của ê kíp sản xuất chương trình.

Đội Quảng Ninh đã cho thấy họ nên chọn các bài hát tiếng Việt khi đội phát âm tiếng Anh chưa tốt.  

Toàn những lời hay ý đẹp “tổng thể tốt nhất”,” giọng ca đẹp”, “phối hợp ăn ý”,… Mà chương trình cũng tỏ ra thiếu tôn trọng khán giả khi không buồn nói ai đã đưa ra những lời nhận xét, chỉ chung chung “nhận xét của ê kíp sản xuất”.

Thiết nghĩ nếu là của ê kíp sản xuất thì chẳng có ê kíp nào tự “vả vào mặt mình” khi nhận xét và chỉ ra những điểm chưa được tốt còn tồn tại ở các đội. Tội gì không tung những lời khen.

Còn những lời nhận xét của các ngôi sao dành cho đội ban ư? Xin ví dụ, sau phần biểu diễn góp vui của hai đội hợp ca Quảng Ninh và Long Xuyên,  MC Nguyên Khang hỏi: Sự kết hợp này có khéo không? Mỹ Lệ trả lời: “Mình không hiểu sao các bạn lại khéo kết hợp đến thế. Mình rất thích!”.

Phan Đinh Tùng thì nói: “Nghe Đức Tuấn trai miền Tây hát một bài Tây nó cũng tây nhưng đặc biệt sự kết hợp của hai bạn bài này nó rất ngọt ngào”. Thật là chẳng còn gì ngán ngẩm hơn cai trò “tự hát, tự khen nhau” của Hợp ca tranh tài.

Sự ban phát thừa thãi những lời khen của các ngôi sao tham gia cuộc chơi Hợp ca tranh tài dành cho nhau đã khiến người xem thấy phát ngấy. Bởi cái mà công chúng muốn không phải là bới móc, nhưng phải là những lời thật lòng và có tính khắt khe về chuyên môn. Nhưng điều này là không thể trông chờ gì ở Hợp ca tranh tài.

Việc đội hợp ca Buôn Ma Thuột bị loại cũng không có gì đáng ngạc nhiên bởi tiết mục Ngọn lửa cao nguyên mà đội này chọn tranh tài trong đêm thi tuần trước quá cũ. 

Cho đến giờ Hợp ca tranh tài đã lên sóng được bốn tuần nhưng phải nói là chương trình đang tự làm mất đi sự quan tâm của công chúng khi có quá nhiều những lời “tung hô”. Là một chương trình thực tế, mang tính thi thố, nhưng Hợp ca tranh tài lại cho thấy tính thi thố trong chương trình là rất ít.

Các ca sĩ tham gia có vẻ chỉ coi Hợp ca tranh tài là một cuộc vui, chính vì thế mà tính hấp dẫn của chương trình cũng mất đi khi không có sự thi đấu quyết liệt giữa các đội với nhau.

Còn công chúng, nhưng người được giao nhiệm vụ chọn lựa đội nào được đi tiếp, đội nào phải chia tay chương trình cho đến giờ cũng chưa cảm thấy mình có quyền hành gì trong Hợp ca tranh tài.

Có vẻ như công chúng đang bị mượn danh, bởi ở Hợp ca tranh tài, không có sự minh bạch trong sự công bố số lượng tin nhắn cho các đội chơi.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy, động cơ từ thiện của chương trình hoàn toàn đáng ủng hộ, dù sao, toàn bộ số lượng tin nhắn của chương trình và phần thưởng dành cho các đội sẽ được dùng làm từ thiện tại các địa phương. Và đây là lý do duy nhất chương trình vẫn có nhiều sự quan tâm của fan.

Chu Ngũ Nương

 

Bình luận
vtcnews.vn