Giải mã 'quái vật' thép di động của phát xít Đức trong Thế chiến II

Thế giớiThứ Ba, 08/08/2017 16:12:00 +07:00

Krupp K-5 là một trong những vũ khí kỳ dị được phát xít Đức sản xuất trong Thế chiến II với ý đồ áp đảo quân đội Đồng minh.

Tàu hỏa bọc thép từng thống trị chiến trường trong hơn 100 năm, khi những khẩu pháo nhả đạn vào vị trí quân địch còn binh lính đổ bộ xuống từ các toa tàu.

Thế nhưng đến Thế chiến II, những thay đổi về  công nghệ cùng sự xuất hiện của xe tăng, ô tô và máy bay đã thay đổi căn bản cục diện chiến trường.

Mặc dù vậy, phát xít Đức vẫn duy trì lối suy nghĩ cũ về vai trò của những đoàn tàu bọc thép trong chiến đấu và cho ra đời một khẩu pháo hạng nặng đặt trên đường ray có lên là K-5. Tập đoàn Krupp đảm nhận nhiệm vụ này.

k-5-01

 Một trong hai khẩu pháo Krupp K-5 nhả đạn vào quân đội Mỹ vào năm 1944. (Ảnh: Jeffrey Jung)

Nguyên mẫu phát triển của pháo Krupp K-5 là khẩu pháo từ Thế chiến I của Đức có tên gọi Paris-Geschütz với cỡ nòng 211 mm và tầm bắn lên đến 130 km nhưng có độ chính xác vừa phải.

Mỗi viên đạn pháo có trọng lượng khoảng hơn 100 kg và trần bay tối đa là 42.3 km – độ cao lớn nhất mà các loại đầu đạn đạt được trước khi tên lửa V-2 ra đời.

K5Krupp-735x413

 Pháo Krupp K-5 khai hỏa.

Vào năm 1918, viên đại pháo của Paris-Geschütz bắn trúng một nhà thờ tại Paris và làm 91 người thiệt mạng. Người dân Pháp lúc ấy tưởng rằng phía Đức sử dụng khinh khí cầu Zeppelin để thả bom. Sau Thế chiến I, những khẩu pháo lớn như Paris-Geschütz bị cấm sản xuất.

Chính quyền Đức lúc bấy giờ không tuân thủ lệnh cấm này. Tập đoàn Krupp nâng đường kính nòng pháo từ 211 mm lên 283 mm. Do độ chính xác được nâng lên, tầm bắn của K-5 giảm xuống còn 64 km, nhưng vẫn hết sức ấn tượng. Đầu năm 1936, Krupp hoàn thiện hơn 20 khẩu pháo K-5.

Video: Pháo Krupp K-5 khai hỏa

Giống như Paris-Geschütz, pháo K-5 chỉ có thể bắn thẳng ra phía trước, đòi hỏi phải có những đoạn đường ray cong xung quanh để chỉnh hướng bắn.

Ngoài ra, phải mất vài phút mới có thể hoàn thành công việc nạp đạn cho K-5, nhưng dù sao khẩu pháo này cũng giành được một vài thành quả.

Quân đội Mỹ từng chạm trán hai khẩu pháo K-5 có biệt danh Robert và Leopold vào năm 1944 khi đổ bộ lên vùng Anzio, Italia.

Hai khẩu pháo nặng 218 tấn này phá hủy hơn 1.500 tấn đạn dược, gây ra một số thiệt hại cho tàu chiến của phe Đồng minh với hơn 5.500 viên đạn.

Nguyễn Tiến (Nguồn: National Interest)
Bình luận
vtcnews.vn