Giải mã hiện tượng tự nhận 'vô văn hóa' giao thông

Thời sựThứ Sáu, 22/03/2013 07:04:00 +07:00

(VTC News) - Nhà tâm lý học giải mã hiện tượng người đi đường tự nhận 'vô văn hóa' giao thông.

(VTC News) - Nhà tâm lý học giải mã hiện tượng người đi đường tự nhận 'vô văn hóa' giao thông.

VTC News đăng tải loạt bài về những ngườitự nhận mình là 'vô văn hóa' giao thônggiữa thủ đô. Để rút ngắn quãng đường đi, người dân chấp nhận mình là người 'vô văn hóa' giao thông khi đi vào đường cấm bất chấp nhìn thấy tấm biển giao thông ấn tượng với dòng chữ: "Người có văn hóa giao thông không quay đầu đi ngược chiều, vi phạm luật giao thông" hay biển cấm quay đầu xe.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình  
PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Khoa học & Xã hội) cho rằng,hành động đó thể hiện thái độ phủ nhận trật tự của xã hội và nó biến những nguyên tắc chuẩn mực thành thứ hài hước, trò cười”.

Biến luật giao thông thành trò hề

- Theo ông, vì sao họ “tự nhận vô văn hóa giao thông” như vậy?

Điều này xuất phát từ nhiều cách tiếp cận, nhiều tâm trạng. Một phần là do người dân nhờn luật, nhưng phần khác cũng là do các nhà chức trách đã thi hành không nghiêm trong việc xử phạt hay trong việc cổ súy, bảo vệ, răn đe với các thành viên xã hội không tôn trọng luật lệ giao thông. 

- Đối tượng vi phạm, chủ yếu là nam thanh nữ tú ăn mặc lịch sự, đi xe đẹp. Theo ông có phải do họ cậy có quyền, có tiền mà ngang nhiên vi phạm như thế?

Bộ phận này không hẳn toàn là con ông, cháu cha, nhưng họ đã từng được mục kích sự không nghiêm cẩn của quá trình thực thi luật pháp của chúng ta cộng thêm chuyện bằng cách này cách khác, họ có thể can thiệp vào các quyết định của nhà chức trách được nên mới dám tái phạm như vậy. Chính điều đó đã biến luật giao thông trở thành trò hề.

 

Một bộ phận trong lực lượng chức năng không muốn can thiệp ngay từ đầu và người ta cũng muốn đạt được mục đích là tóm được những người vi phạm để có hình phạt hòng thu lợi tiền bạc…
 
Không chỉ do người cầm cân nảy mực không nghiêm, bản thân những nam thanh nữ tú đó dù đã nhiều lần vi phạm, nhưng không hề hấn gì nên càng lúc càng nhờn luật.


- Có người cho rằng đội cảnh sát giao thông trực ở chốt gần đó “đồng lõa” với những hành động vô văn hóa đó. Ông có đồng tình không? Vì sao?

Đúng là người thi hành công vụ nhiều khi trở thành kẻ đồng lõa tự nguyện hoặc không tự nguyện với những người vi phạm đó.

Họ có thể đã làm không hết trách nhiệm hoặc vẫn còn ngại ngần khó khăn gian khổ hoặc xuất phát từ động cơ lợi ích vật chất mà bị người ta chi phối.


Đó là vấn đề “hot” lâu nay chúng tôi đang bàn tới: Sự vô cảm của người đời, xã hội Việt Nam hiện đại trước sự tiêu cực.

Một bộ phận trong lực lượng chức năng không muốn can thiệp ngay từ đầu và người ta cũng muốn đạt được mục đích là tóm được những người vi phạm để có hình phạt hòng thu lợi tiền bạc.

Người ta làm không hết trách nhiệm hoặc người ta chỉ lựa chọn để thực hiện những nội dung nhất định trong toàn bộ quy trình công vụ của họ. Đó là thực tế xã hội hiện nay và việc mưu sinh kiếm sống nó lớn quá khiến những người cầm cân nảy mực nhiều khi bị méo mó. Còn những bộ phận khác thoái thác trách nhiệm. 

Cần “quân pháp bất vị thân”

- Ông từng chứng kiến những hành động “vô văn hóa giao thông” nào khác nữa không?

Người tham gia giao thông vô cảm trước biển báo cấm. 

Nhiều lắm. Có thể họ đang đi rất bình thường, nhưng tới chốt trực của cảnh sát thì rồ ga phóng nhanh, cố tình làm người ta giật mình. Hoặc chúng lượn lách, đánh võng trên đường. Tất nhiên những đối tượng như vậy đã ngắm trước hướng tẩu thoát trước khi hành động để lực lượng chức năng không kịp phản ứng mới dám giễu cợt họ.


Cảnh sát giao thông nhiều khi rơi vào tình thế đuổi theo bọn chúng thì làm hỏng công việc chung nên “thả rông” cho những kẻ khiêu khích xâm phạm trật tự ấy.

- Liệu có thngăn chặn triệt để tình trạng trên, thưa ông?

Những người “vô văn hóa giao thông” sở dĩ vẫn dám tái phạm vì họ vẫn còn đất sống. Kể cả có bị gì chăng nữa thì họ hàng của họ rồi những người thân quen trong hệ thống giới chức vẫn tháo gỡ được cho họ.

Sẽ khó ngăn chặn được triệt để tình trạng này nếu toàn bộ hệ thống pháp luật của chúng ta thực hiện không đồng bộ. Vấn đề ở đây là phải thực hiện đúng “quân pháp bất vị thân”. Trước luật pháp phải công bằng, không có chuyện cứu giúp lẫn nhau mới được. Hiện nay, chúng ta chưa làm được chuyện đó.


Đây quả là vấn đề đáng lo ngại giữa lúc chúng ta đang kêu gọi xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn dân cư “quá tải” như Hà Nội. Việc giáo dục không đầy đủ, tính tự trọng, cái lành mạnh hóa trong suy nghĩ, nhận thức của một bộ phận đáng kể người dân chưa được đề cao nên mới dẫn tới chuyện hỗn loạn như vậy.

Rõ ràng nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc một cách ráo riết, phối hợp một cách đồng bộ thì tình hình ngày một trở nên xấu hơn và sẽ không kiểm soát được trật tự của xã hội này.

Xin cảm ơn ông!


Minh Quân (thực hiện)


Bình luận
vtcnews.vn