Cảnh báo: Căn bệnh khiến nhân viên văn phòng sinh từ 1980-1995 có nguy cơ mắc gấp 4 lần người khác

Đời sốngThứ Tư, 11/10/2017 13:00:00 +07:00

Trong 4 người có lối sống khác nhau: nhân viên văn phòng, người hút thuốc lá, người bị tiểu đường và người có tiền sử gia đình mắc bệnh, ai sẽ là người có nhiều nguy cơ ung thư ruột nhất?

Ung thư ruột là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 ở Anh chỉ sau ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi với khoảng 41.000 trường hợp chuẩn đoán mỗi năm. Trước đây, ung thư ruột chỉ được phát hiện ở người già thì đến nay, số lượng càng tăng cao ở thanh thiếu niên.

Các nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Viện Ung thư quốc gia Anh cho thấy, những người sinh ra từ năm 1980-1995 có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột cao gấp 4 lần so với những người sinh vào khoảng 1950.

Tuy nhiên, như Colin Rees, giáo sư nội soi dạ dày ruột ở Đại học Durham và phó Chủ tịch Hiệp hội Tiêu hóa Anh cho biết: “Khoảng hơn một nửa trường hợp ung thư ruột ở Anh có thể được ngăn ngừa thông qua việc ăn uống khỏe mạnh, ăn uống tốt và hoạt động thể chất”.

Giáo sư Rees cũng đánh giá 4 người có lối sống khác nhau điển hình dưới đây để xem nguy cơ bị ung thư ruột của họ khác nhau thế nào. Kết quả nghiên cứu này thực sực gây sốc và bất ngờ cho nhiều người.

Nhân viên văn phòng - Rủi ro cao nhất

Mike Johnson, 47 tuổi, hiện đang là một cố vấn tài chính. Ông sống gần gần Doncaster với vợ Adele, 45 tuổi. Chiều cao của ông  1m80, nặng 102kg, chỉ số cơ thể BMI là 31 (bị béo phì).

Mike nói: “Công việc của tôi liên quan đến việc lái xe khoảng 75.000 dặm/năm và ngồi ở bàn làm việc suốt ngày. Tôi từng ở trong ngành vũ trang nhưng sau 4 năm rời đi, cân nặng của tôi bắt đầu tăng không kiểm soát. Cuối tuần, chúng tôi thường ăn thịt nướng, uống rượu vang. Tôi cũng bị viêm loét đại tràng và đang uống thuốc điều trị.”

Chuẩn đoán của bác sĩ: 13 trong số 100 bệnh nhân ung thư ruột ở Anh có liên quan đến tình trạng thừa cân. Mike nên giảm lượng đồ ăn mỗi tuần, hạn chế uống rượu và tập thể dục nhiều hơn. Lý tưởng là 30 phút mỗi ngày. Viêm loét đại tràng cũng làm tăng nguy cơ ung thư ruột nên Mike nên kiểm tra tổng quát sức khỏe càng sớm càng tốt.

Người hút thuốc nhưng tập luyện rất thường xuyên - Rủi ro thấp nhất

Cô Lee Black, 44 tuổi đã li hôn và có 3 người con ở độ tuổi 14 đến 19. Bà sống ở Manchester. Chiều cao 1m62, nặng 57 kg, BMI 21 (khỏe mạnh).

Lee nói: “Tôi luyện tập 2 lần 1 tuần, đấm bốc 1 lần/tuần. Tôi đi bộ 6 dặm/ngày vào ngày thường và 9 dặm/ ngày vào cuối tuần. Gần đây, tôi bắt đầu chế độ ăn giàu protein và ít carbon, không ăn mì nhưng ăn nhiều rau. Tôi hút thuốc, có thời điểm tới 15 điếu/ngày. Bây giờ tôi chỉ hút 3-4 lần/tuần. Tôi cũng không có người thân mắc bệnh ung thư và đang không uống thuốc điều trị bệnh gì”.

Chuyên gia đánh giá: Nguy cơ mắc ung thư ruột của Lee thấp nhất nhưng sẽ giảm thêm nUng thư ruột là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 ở Anh chỉ sau ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi với khoảng 41.000 trường hợp chuẩn đoán mỗi năm. Trước đây, ung thư ruột chỉ được phát hiện ở người già thì đến nay, số lượng càng tăng cao ở thanh thiếu niên.

Video: 70% người Việt Nam nhiễm vi khuẩn ung thư dạ dày

Người thừa cân, tiểu đường, ngồi liên tục - Rủi ro tương đối cao

Kevin Curtis, 66 tuổi, hiện đang là quản lý dự án từ thiện cho người vô gia cư. Ông sống ở Derbyshire. Ông đã ly dị và có 2 người con. Chiều cao 1m72, cân nặng 90kg. BMI là 29 (thừa cân).

Kevin nói: “Tôi bị bệnh tiểu đường tuýp 2 từ cách đây 10 năm. Tôi đã uống thuốc, hạn chế đồ ăn nhanh, kẹo, thịt đỏ và socola. Vấn đề lớn nhất của tôi là công việc. Tôi bắt đầu làm việc từ 7h30 sáng và về lúc 12h đêm hoặc hơn. Tôi không hút thuốc và chỉ uống rượu bia 2-3 lần/tuần. Tôi đến phòng tập thể dục vài lần một tuần."

Chuyên gia đánh giá: Kenvin thuộc nhóm tuổi ung thư ruột bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Anh ta có nguy cơ tăng 22-30% vì bị thừa cân và mắc tiểu đường. Thật may là Kevin không ăn đồ chế biến sẵn.

Có người thân mắc ung thư ruột - Rủi ro ở mức vừa phải

Brian Jacob, 62 tuổi, một bác sĩ thôi miên sống ở London với người yêu. Chiều cao ông 1m67, trọng lượng 60kg, BMI 22 (khỏe mạnh)

Brian nói: “Cha tôi qua đời vì ung thư ruột khi mới 59 tuổi, nên tôi đã biết nguy cơ của mình và chăm sóc tốt cho bản thân.Bố tôi thường xuyên hút thuốc và căng thẳng trong công việc nên tôi không thế nữa. Tôi đã ăn chay 30 năm vì lý do sức khỏe.  Tôi không hút thuốc, hạn chế stress và thỉnh thoảng mới uống rượu. Tôi chạy 30p vài lần/tuần và thường xuyên đi bộ. Điều tồi tệ nhất là tôi thường xuyên ăn thực phẩm chế biến như bánh mì kẹp rau.”

Chuyên gia đánh giá: Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi gia đình có người ung thư ruột. Nhìn chung bệnh ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn và cơ hội phát triển tăng ở trên 50 tuổi. Do vậy, Brian rõ ràng có nguy cơ cao. Tuy nhiên, anh đã cố gắng bảo vệ sức khỏe bằng việc ăn chay và tập luyện thường xuyên.

Nhưng Brian cũng nên cảnh giác với các dấu hiệu của ung thư ruột như: chảy máu trực tràng, có máu trong phân, thay đổi thói quen địa tiện, mệt mỏi không rõ lý do, sụt cân nhanh….

Kết luận của nghiên cứu

Nghiên cứu trên 4 đối tượng điển hình cho chúng ta kết quả như sau:

Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư ruột từ rất sớm:

  • Nhân viên văn phòng
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người bị tiểu đường
  • Người viêm loét dạ dày, tá tràng,…
  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư ruột
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, ăn đồ chế biến sẵn và không tập thể dục

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc ung thư ruột?

Như giáo sư Colin Rees đã nói:“Khoảng hơn một nửa trường hợp ung thư ruột có thể được ngăn ngừa thông qua việc ăn uống khỏe mạnh, ăn uống tốt và hoạt động thể chất”.

Vì vậy chúng ta nên ghi nhớ 3 nguyên tắc để chăm sóc sức khỏe bản thân, không chỉ riêng với bệnh ung thư ruột:

- Không hút thuốc, uống rượu bia.

- Không ăn đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều giàu mỡ và carbon

- Thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Cô Tấm
Bình luận
vtcnews.vn