Giá bất động sản phía Tây Hà Nội tăng chóng mặt

Bất động sảnThứ Năm, 01/03/2018 07:45:00 +07:00

Giá đất tại khu vực phía Tây Hà Nội hiện đang tăng từ 20 - 25% nhờ những thông tin tốt về hạ tầng.

Thông tin về tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội sẽ đi vào hoạt động với chiều dài 12km, nối Tây Hoài Đức với Hà Nội sẽ giúp bất động sản khu vực này phát triển mạnh trong thời gian tới.

images2103264_204725baoxaydung_17_tieudungplus

 Giá bất động sản phía Tây Hà Nội tăng chóng mặt.

Thực tế, giá nhà đất tại khu vực này đã bắt đầu có dấu hiệu tăng từ cuối năm 2017. Anh Nguyễn Ngọc Long - Văn phòng nhà đất Hoài Đức - Hà Nội cho biết, khu vực phía Tây Hà Nội hiện giao thông khá thuận tiện, nên từ cách đây 2 tháng giá đất đã tăng 20%, trong khi lượng giao dịch không hề giảm và không có dấu hiệu dừng lại.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Tiến - Đại diện Sàn giao dịch bất động sản Hải Phát Land cũng cho biết, hiện giá dự án Nam Đường 32 cũng tăng 20 - 25% tùy từng lô.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy hoạch của Hà Nội thực chất là quy hoạch về hướng Tây - Tây Nam, lấy trục Thăng Long là chính, vì thế địa ốc phía Tây sẽ vẫn là nguồn cung chính trong các năm tới.

Phía Tây Hà Nội hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi để trở thành “điểm nóng” của đầu tư dự án bất động sản. Bởi lẽ tính tại thời điểm này, nhiều dự án hạ tầng giao thông bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành đồng bộ trong vòng một năm tới. Đó cũng là khoảng thời gian trung bình cần thiết để hoàn thiện một dự án bất động sản thương mại.

Video: Những lưu ý khi mua nhà tránh sập bẫy lừa

Các tuyến giao thông huyết mạch, xuyên tâm tiếp tục được triển khai như đường vành đai 4, đường Tây Thăng Long, Quốc lộ 32 nối Hoài Đức, Đan Phượng với trung tâm… Cùng với đó, cuối năm 2021, tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đi vào hoạt động sẽ góp phần lớn trong việc kết nối khu vực Tây Bắc của Thủ đô với các quận nội thành.

Bà Nguyên Thị Thu Hằng - Phó GĐ Bộ phận Nghiên cứu - Công ty Savills Việt Nam cho rằng, giá đất thường tăng trước khi có thông tin quy hoạch, khi khởi động dự án. Điều này đã từng xảy ra đối với khu vực Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân. Ở khu vực quốc lộ 32 cũng vậy, hàng loạt dự án như Bắc quốc lộ 32, Nam quốc lộ 32, Kim Chung Di Trạch đều tăng.

Ngoài ra, theo bà Hằng, quỹ đất các quận nội thành Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Đống Đa... hầu như không còn, đặc biệt là đối với mảng biệt thự nhà liền kề và những dự án có quy mô lớn. Trong khi đó quỹ đất đang rất nhiều tại các quận vùng ven như Hoài Đức, Quốc Oai, Đông Anh, Thạch Thất, Hà Đông, Long Biên....

Không dừng lại ở hạ tầng giao thông tạo thuận lợi, khu vực Tây Hà Nội cũng đang đón nhiều điểm đến thương mại – văn hóa – xã hội như trung tâm mua sắm Aeon Mall Hà Đông, Thiên đường Bảo Sơn, Lăng Ngô Quyền, Làng Cổ Đường Lâm, khu du lịch Khoang Xanh, Ao Vua, Thiên Sơn – Suối Ngà… và đặc biệt là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Tính đến hết năm 2017, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã có 81 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng sổ vốn đầu tư đăng ký 66.174 tỷ đồng trên tổng diện tích 358ha.

Đây sẽ là cú hích lớn đối với khu vực này, vì khi nguồn nhân lực trình độ cao về đây, nhu cầu về nhà ở sẽ tăng lên.

>>> Đọc thêm: Bị 'tố' cắt nước vô lý, chủ đầu tư Imperia Garden lên tiếng

Ngọc Vy
Bình luận
vtcnews.vn