Gặp lại 'Như Lai Phật Tổ' trong Tây Du Ký 1986

Văn hóa - Giải tríThứ Bảy, 18/05/2013 02:00:00 +07:00

(VTC News) – Ở tuổi 74, "Phật tổ Như Lai" Châu Quảng Long vẫn tham gia giảng dạy nghệ thuật và tham gia diễn xuất khi được mời.

(VTC News) – Ở tuổi 74, "Phật tổ Như Lai" Châu Quảng Long vẫn tham gia giảng dạy nghệ thuật và tham gia diễn xuất khi được mời.

Châu Quảng Long vốn là một diễn viên kịch, song khán giả Việt Nam có lẽ chỉ biết đến ông qua vai diễn Như Lai Phật Tổ, ông đảm nhn vai này trong hai phần của Tây Du Ký 1986, 2000 và cả bộ phim Ngô Thừa Ân và Tây Du Ký (2010).

Châu Quảng Long
sinh năm 1939 tại Tây An. Con đường học hành của nam diễn viên này khá trắc trở, sau khi tốt nghiệp trung học, Châu Long Quảng thi đậu vào khoa biểu diễn, Học viện Nghệ thuật Lan Châu.

Trong thời gian học, ông đột ngột bị sốt cao một đợt kéo dài, phòng y tế của trường chẩn đoán ông bị bệnh lao. Châu Long Quảng buộc phải nghỉ học, tuy nhiên, khi đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ ở đây kết luận, ông hoàn toàn khỏe mạnh!

Châu Long Quảng trong tạo hình Như Lai Phật Tổ. 
Đang lúc ấm ức ngồi nhà, thì gặp đúng lúc đoàn kịch nói của tỉnh mở đợt tuyển diễn viên, Châu Long Quảng trở thành thành viên của đoàn. Nhiều khán giả bắt đầu chú ý đến nam diễn viên trẻ Châu Long Quảng, người ta thường gọi ông là “anh hùng tiểu sinh” – vai diễn chính của ông trong vở kịch Giáng Long Phục Hổ.

Năm 1962, Châu Long Quảng gia nhập đoàn văn công Công trình, vừa là trưởng đoàn, ông còn kiêm vai trò diễn viên và đạo diễn. Năm 1966, Châu Long Quảng có vai diễn để đời trong vở kịch Địa Đạo Chiến. Đạo diễn Địa Đạo Chiến dành tặng cho ông sáu chữ“Anh hùng, oai phong, diễn giỏi”.

"Như Lai Phật tổ" Châu Quảng Long và "Tôn Ngộ Không"
Lục Tiểu Linh Đồng.
 
Năm 1980, Châu Quảng Long gia nhập Hiệp hội kinh kịch Trung Quốc. Ông được đánh giá là một diễn viên thân thiện, trong thời gian quay phim tại Hà Bắc, ông thường xuyên giúp người dân ở đây quét sân, gánh nước, thu hoạch mùa màng, buổi tối thắp đèn dầu ngồi nói chuyện với những người cao tuổi và những cựu chiến binh trong làng.
Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra cách mạng văn hóa, Châu Quảng Long bị đánh giá là “thái độ cải tạo không tốt” và bị trả về quê nhà Tây An làm nghề lắp ráp. Trong hội diễn văn nghệ của xí nghiệp, Châu Quảng Long tự biên tự diễn một vở kịch nhỏ mang tên Vấn đề nha luân và nhận được sự chú ý của lãnh đạo tỉnh. Ít lâu sau, ông được điều chuyển công tác đến Viện Nghệ thuật Nhân dân Thiểm Tây.
 
 
Tại đây, ông mở một lớp dạy diễn xuất và thu nhận được nhiều “đệ tử ruột”. Đến năm 1992, Châu Long Quảng trở thành Hiệu trưởng Học viện Điện ảnh Đông Phương và cố vấn cho Học viện điện ảnh Bắc Kinh. Hiện tại, khi đã nghỉ hưu, ở tuổi 74, thỉnh thoảng Châu Quảng Long vẫn đến giảng dạy tại các trường nghệ thuật, tham gia một số vai nhỏ trong một số bộ phim truyền hình.
Châu Long Quảng
 
Châu Long Quảng
 

Hoài An

Bình luận
vtcnews.vn