Gần 9 triệu lượt người Việt Nam xuất cảnh mỗi năm

Thế giớiThứ Năm, 21/11/2019 17:49:00 +07:00

Mỗi năm, có khoảng 6 triệu lượt người Việt xuất cảnh ra nước ngoài và khoảng 6 triệu người Việt nhập cảnh về nước theo đường chính thức.

Ngày 21/11, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 11/2019.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan: Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo về Nhân quyền; Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an và Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, báo cáo tình hình công tác nhân quyền trong tháng 10; đề xuất một số nội dung tuyên truyền trên báo chí về chủ trương và pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực trạng tình hình và giải pháp nâng cao phòng chống mua bán người thông qua di cư trái phép.

191024-essex-truck-mc-10093_3dfb5b3dbbdfbd1f3485148996171156.fit-760w

 Vụ việc 39 người chết trên xe container tại Anh dấy lên lo ngại về vấn đề di cư trái phép.

Theo báo cáo, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 6 triệu lượt người Việt xuất cảnh ra nước ngoài và khoảng 6 triệu người Việt nhập cảnh về nước theo đường chính thức. Nếu tính cả số người xuất nhập cảnh không chính thức qua biên giới đường bộ (di cư trái phép), hàng năm, số người Việt Nam xuất nhập cảnh khoảng 9 triệu người (10% dân số cả nước). Trong đó, đáng chú ý tình hình người Việt Nam di cư ra nước ngoài có liên quan đến hoạt động tội phạm mua bán người bao gồm di cư vì mục đích kinh tế, di cư để du học nước ngoài, di cư với mục đích kết hôn có yếu tố nước ngoài và di cư quốc tế do người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam. 

Về thực trạng, tình hình hoạt động tội phạm mua bán người thông qua di cư trái phép ra nước ngoài:

Từ đầu năm 2016, phát hiện hơn 1.200 vụ với 1.600 đối tượng, lừa bán 2.800 nạn nhân, trên 90% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó sang Trung Quốc chiếm 75%. Các đối tượng nước ngoài vào Việ Nam câu kết với cò mồi, môi giới tổ chức nhiều vụ đưa người ra nước ngoài lao đọng, khi đến nước sở tại, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân, bán để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương…Cơ quan chức năng phát hiện nhiều đường dây có sự cấu kết, phân công chặt chẽ với các đối tượng người nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan (Trung Quốc),Trung Quốc, Malaysia, Singapore hay Hàn Quốc…với các đối tượng người Việt Nam lừa phụ nữ bán ra nước ngoài dưới dạng môi giới hôn nhân tái phép.

Đáng chú ý trong thực trạng tình hình hoạt động tội phạm mua bán người thông qua di cư trái phép ra nước ngoài là các đối tượng nước ngoài vào Việt Nam câu kết với đối tượng cò mồi, môi giới tổ chức nhiều vụ dưa người trái phép ra nước ngoài lao động. Khi đến nước sở tại, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân, bán để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hay báo cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ và trục xuất về nước hoặc dùng bạo lực khống chế đòi tiền chuộc; xuất hiện các đường dây môi giới lập tài khoản trên mạng với tên giả; dùng tiền làm mồi nhử, thông qua mạng lưới cò mồi đến các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản, tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó, bán để cưỡng bức lao động.

Báo cáo cũng cho biết phát hiện nhiều đường dây có sự cấu kết, phân công chặt chẽ giữa các đối tượng người nước ngoài với các đối tượng người Việt Nam lừa phụ nữ bán ra nước ngoài dưới dạng môi giới hôn nhân trái phép. Một số đối tượng lợi dụng sơ hở về cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, sử dụng môi giới đến các vùng nông thôn móc nối chuyển trẻ em ra nước ngoài, thực chất là bán. Các đối tượng cũng lợi dụng chính sách mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, tổ chức đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép, thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục.

Hội nghị đặt vấn đề tính chất phức tạp của lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bàn luận về thực trạng, những khó khăn, thách thức và giải pháp phòng chống tội phạm mua bán người thông qua di cư trái phép ra nước ngoài; đồng thời khẳng định cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về lĩnh vực này.

Phương Anh
Bình luận
vtcnews.vn