"G20 cần phải đi bộ trên một đường thẳng”

Thời sự quốc tếThứ Hai, 28/06/2010 07:25:00 +07:00

(VTC News) - Hội nghị thượng đỉnh G20 lần 4 đã chính thức kết thúc bằng một phiên họp toàn thể tại Metro Toronto Convention Center, Canada.

(VTC News) - Sáng nay 28/6, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần 4 đã chính thức kết thúc bằng một phiên họp toàn thể tại Metro Toronto Convention Center, Canada. Các nhà lãnh đạo toàn cầu đều đồng thuận đưa ra cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách ở các nước phát triển xuống còn 1 nửa trong vòng 3 năm.

Sáng nay 28/6, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần 4 đã chính thức kết thúc bằng một phiên họp toàn thể tại Metro Toronto Convention Center, Canada.  

Lãnh đạo của các nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Mỹ Barack Obama, và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, cũng như người đứng đầu một số tổ chức quốc tế và các chức sắc từ một số quốc gia không thành viên, đã có mặt tại phiên họp toàn thể G-20

Hội nghị thượng đỉnh G20 có sự tham gia của các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước nhóm G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Italia), các nước thuộc khối BRIC (Braxin, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ), các nước Ô xtrâylia,  Argentina, Mêhicô, Hàn Quốc, Inđônêxia, Nam Phi, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU).

Ngoài ra còn có các nước khách mời như Malauy, Etiôpia, Tây Ban Nha, Hà Lan và các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (LHQ), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị với tư cách Chủ tịch luân phiên ASEAN 2010. 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị với tư cách Chủ tịch luân phiên ASEAN 2010.

Hầu hết các nước đều có chung nhận định rằng kinh tế thế giới về cơ bản đang trên đà phục hồi, thậm chí còn nhanh hơn dự kiến, nhưng chưa thực sự đồng đều giữa các nước trong khu vực và vẫn còn khá mong manh.

Các quan chức đã nhất trí về kế hoạch xây dựng một nền kinh tế toàn cầu ổn định hơn, để cho "sự phục hồi kinh tế phù hợp với tất cả các quốc gia thành viên" ... Vì theo các báo cáo thống kê thì sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng 2 năm qua đã diễn ra không đồng đều trên thế giới.

Các nước G8 sẽ cắt giảm 50% thâm hụt ngân sách trong 3 năm

Các nhà lãnh đạo G20 cho rằng, mặc dù tăng trưởng đã trở lại, nhưng sự phục hồi diễn ra không đồng đều và không chắc chắn, tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều nước vẫn cao quá mức cho phép và tác động xã hội của cuộc khủng hoảng vẫn còn tồn tại nhiều nơi. Do đó, ưu tiên cao nhất hiện nay vẫn là tăng cường sự phục hồi của nền kinh tế và các nước cần hoàn tất những kế hoạch kích thích kinh tế hiện hữu, cùng với việc tạo điều kiện đẩy mạnh sức cầu tư nhân.

G-20 có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới. 
Hầu hết các nước đều có chung nhận định rằng kinh tế thế giới về cơ bản đang trên đà phục hồi, thậm chí còn nhanh hơn dự kiến, nhưng chưa thực sự đồng đều giữa các nước trong khu vực và vẫn còn khá mong manh. 

Hội nghị thượng đỉnh G-20 đã ban hành một tuyên bố cuối cùng vạch ra mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách cho các quốc gia phát triển. Qua đó, kế hoạch tài chính của họ sẽ cắt giảm 50% thâm hụt ngân sách trong 3 năm và giảm được tổng số nợ ổn định vào năm 2016.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng: “Những thoả thuận vừa đạt được chứng tỏ các quốc gia trong G20 có thể khắc phục những bất đồng và phối hợp các giải pháp đối phó với tình hình hiện nay. Đây được xem là những tiến bộ quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu”.

Thủ tướng Canada Stephen Harper, chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh G20 cho rằng các nước G20 “cần phải đi bộ trên một đường thẳng”. Ông nói, "Quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu cũng giống như là chiếc dây thẳng mà chúng ta phải đi bộ trên đó. Để duy trì sự phục hồi, bắt buộc chúng ta phải giữ cân bằng thông qua kế hoạch kích thích kinh tế hiện tại phát triển".

Còn Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thì cho biết thêm rằng G20 cần phải được chuyển đổi từ một cơ chế chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trở thành một nền tảng hàng đầu để thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế. Ông nhấn mạnh rằng nguyện vọng của các nước đang phát triển không nên bị bỏ quên, mặc dù G20 này chủ yếu gồm các quốc gia công nghiệp hóa.

Hoài Thư
Bình luận
vtcnews.vn