FLC bán trực thăng cho công ty ở Ireland

Kinh tếThứ Sáu, 18/05/2018 07:36:00 +07:00

Theo đề nghị của đối tác kinh doanh FLC, VALC đã phối hợp với FLC và Công ty Trực thăng miền Bắc tiến hành các thủ tục liên quan đến việc thanh lý trực thăng EC130T2, bán cho khách hàng là công ty AVINCO có trụ sở tại Ireland.

Theo thông tin từ Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC), theo đề nghị của đối tác kinh doanh FLC, VALC đã phối hợp với FLC và Công ty Trực thăng miền Bắc tiến hành các thủ tục liên quan đến việc thanh lý trực thăng EC130T2.

VALC cho biết, cuối tháng 2/2016, VALC đã tiến hành bán và bàn giao thành công trực thăng EC130T2 cho khách hàng là công ty AVINCO có trụ sở tại Ireland.

Trước đó, năm 2014, cũng theo VALC, công ty này đã triển khai thành công việc mua và cho thuê 1 tàu bay trực thăng EC130T2.

1

Trực thăng EC130T2 của FLC.  

Sau khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tập đoàn FLC đầu tư mua và cho thuê trực thăng EC130T2, VALC đã triển khai ký kết hợp đồng cho thuê máy bay với Công ty Trực thăng miền Bắc.

Bên cạnh đó, VALC cũng cho biết đã tích cực hỗ trợ FLC hoàn thiện hồ sơ vay vốn và làm việc với ngân hàng BIDV để hoàn thành công tác phê duyệt và giải ngân khoản vay thương mại đúng tiến độ.

Ngày 31/10/2014, VALC đã thực hiện tiếp nhận máy bay tại Sân bay quốc tế Nội Bài giao cho Công ty Trực thăng miền Bắc thuê.

Nguồn tin xác nhận với PV cho biết, hai máy bay trực thăng thuộc sở hữu của tỷ phú Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC đã được chuyển nhượng cho người khác.

Cụ thể, một lãnh đạo FLC cho biết, đây là hai chiếc trực thăng được tập đoàn này mua năm 2014. Cả hai chiếc máy bay này có trị giá trên 1.000 tỷ đồng, với tham vọng là hãng đầu tiên tiên khai thác dịch vụ trực thăng bay tới các điểm du lịch mà FLC đang quản lý.

Video: 3 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2017 là ai?

“Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào khác thác, chúng tôi nhân thấy dịch vụ sử dụng trực thăng tại Việt Nam còn gặp nhiều bất cập do phải xin phép đường bay. Thông thường thời gian xin phép đường bay mất một tuần, nên đã mất đi tính cơ động. Do đó, chúng tôi quyết định không khai thác dịch vụ này”, nguồn tin từ FLC nói với PV Nhadautu.vn.

Được biết, đây cũng là lý do cả hai chiếc trực thăng thuộc biên chế của tỷ phú Trịnh Văn Quyết giờ không còn thuộc sở hữu của FLC, khi mới đây tỷ phú Quyết đã đặt bút ký sang nhượng cho đối tác.

(Nguồn: Nhà Đầu Tư)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn