Đường 'không vỉa hè' xuyên Thủ đô: Do dân 'nhờn' luật?

Thời sựThứ Tư, 24/10/2012 07:30:00 +07:00

(VTC News) – Đại diện ngành giao thông quận Đống Đa cho rằng, con đường 'không vỉa hè' xuyên thủ đô xuất hiện là do dân...'nhờn' luật.

(VTC News) – Đại diện ngành giao thông quận Đống Đa cho rằng, con đường 'không vỉa hè' xuyên thđô xuất hiện là do dân...'nhờn' luật.


Liên quan tới con đường Đê La Thành (Đống Đa, Hà Nội) bị lấn chiếm vỉa hè nghiêm trọng, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hồng Quân – Đội trưởng đội thanh tra giao thông vận tải quận Đống Đa.

- Tuyến đường Đê La Thành đang gây bức xúc cho người tham gia giao thông và cư dân đây. Vì sao lại xảy ra tình trạng này?


Phần đường thuộc địa bàn của quận Đống Đa gặp vấn đề chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh mặt hàng sắt thép trong đó có cả sắt thép mới và cũ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Đặc thù của tuyến đường này là vỉa hè rất nhỏ dù là tuyến đường chính.


Việc các hộ dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán là điều có thực. Mặc dù các lực lượng chức năng như thanh tra giao thông, công an quận, công an phường…cũng đã thường xuyên kiểm tra, xử lý, nhưng thực trạng trên vẫn còn tồn tại.

Ông Quân thừa nhận việc các hộ dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán là điều có thực 

Ngoài ra, đây cũng là tuyến đường quan trọng nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào giờ cao điểm.


Các biển quảng cáo, rao vặt là thực trạng chung của hầu hết các đường, phố ở Hà Nội. Tuyến Đê La Thành cũng không nằm ngoài “quy luật” đó.

Bên cạnh đó, đường dây diện chằng chịt trên đường nhìn có thể chưa được “đẹp” cho lắm. Tuy nhiên, vấn đề này thuộc chương trình hạ ngầm chung của toàn thành phố.

 
Tuy nhiên,khi có mặt lực lượng chức năng thì các vi phạm rất hạn chế, khi chúng tôi đi rồi, những hộ kinh doanh lại tiếp tục tái lấn chiếm vỉa hè để hành nghề.
Ông Lê Hồng Quân
 
- Đội thanh tra giao thông của quận đã có những biện pháp gì để xử lý các vi phạm trên tuyến đường này?


Với những trường hợp thường xuyên kinh doanh, buôn bán tại đây, chúng tôi đã phối hợp với công an quận và chính quyền địa phương của các phường để kiểm tra, xử lý, vận động nhân dân tự giác chấp hành.

Với tình trạng ùn tắc giao thông, một phần cũng là do tuyến đường này là tuyến đường nhỏ, nhưng lưu lượng người tham gia giao thông lớn nên chúng tôi cũng đã phối hợp với bên công an của quận để bố trí các chốt trực vào giờ cao điểm tại khu vực Ô Chợ Dừa, ngã tư Đê La Thành – Hoàng Cầu để giải tỏa ùn tắc giao thông.

- Khó khăn lớn nhất mà đội thanh tra giao thông của quận gặp phải khi xử lý các trường hợp vi phạm đây là gì? Vì sao các trường hợp vi phạm vẫn “mọc lên như nấm”?

Những trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở đây rất phổ biến. Mặc dù các lực lượng chức năng đã ra quân và kiểm tra xử lý rất quyết liệt, thường xuyên, đặc biệt tại những tụ điểm phức tạp.

T
uy nhiên, khi có mặt lực lượng chức năng thì các vi phạm rất hạn chế, khi chúng tôi đi rồi, những hộ kinh doanh lại tiếp tục tái lấn chiếm vỉa hè để hành nghề.


Với mức phạt về việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường theo Nghị định 34 của Chính phủ, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng, có thể nói, đây là mức phạt rất cao trong khi các tang vật chúng tôi thu giữ của người vi phạm có giá trị không xứng với số tiền người dân phải bỏ ra nộp phạt nên nhiều khi chúng tôi gặp khó.

Với việc dừng đỗ xe ô tô sai quy định, cũng theo Nghị định 34, đối tượng sẽ bị xử phạt từ 600.000 – 1 triệu đồng, mức trung bình là 800.000 đồng và bị tước bằng lái xe 30 ngày. Nhưng đã là kinh doanh, người ta phải có phương tiện để vận chuyển hàng hóa.

Xe đỗ sai nơi quy định bị phạt từ 600.000 - 1 triệu đồng 

Thực ra các cửa hàng kinh doanh sắt này không phải tự nhiên “mọc ra” trên vỉa hè mà chủ yếu người dân từ nơi khác tới thuê nhà ở ven đường đó hoặc chính các hộ dân ở đó người ta kinh doanh. Sau đó, người ta có lấn chiếm một phần vỉa hè chứ không phải họ sử dụng toàn bộ vỉa hè để kinh doanh.


Mức phạt cao như vậy, đối với các trường hợp đã bị xử phạt, họ rất sợ, nhưng đối với những trường hợp nhỏ, lẻ, không áp dụng được mức xử phạt này, chúng tôi gặp khó khăn khi xử lý.

Hiện tại, số hộ kinh doanh bị xử phạt trên tuyến đường này không phải là ít. Tuy nhiên, để xử lý triệt để tình trạng này, chúng tôi vẫn chưa làm được do còn liên quan tới nhiều vấn đề.

Ví dụ, hàng hóa của bà con khi bị thu giữ, chúng tôi phải tuân thủ các quy định của pháp luật ngay cả khi họ không tới để nộp phạt (gửi thông báo, cưỡng chế, thanh lý tài sản…).

- Ông có đề xuất gì nhằm giải quyết triệt để thực trạng trên?
Trong năm nay – năm an toàn giao thông, thanh tra giao thông cũng đã tham mưu cùng Ủy ban nhân dân quận Đống Đa xây dựng các phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm trên tuyến này.

Trong tháng 10, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa cũng đã xây dựng kế hoạch 108 nhằm tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận.

Căn cứ vào phương án đó, đội thanh tra giao thông của quận cũng đã xây dựng kế hoạch 103 (9/10/2012) để phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc xử lý những vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận nói chung và tuyến đường này nói riêng.



Ủy ban nhân dân quận cũng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý như bóc, dán, xóa quảng cáo rao vặt trái phép, đồng thời tập hợp các số điện thoại, phối hợp với cơ quan bưu điện để cắt những số điện thoại này.

Thành phố và quận cũng đang nâng cấp dần cơ sở hạ tầng tại tuyến đường này.

Đây là tuyến đường vành đai. Thành phố đã có dự án để xây dựng, mở rộng đường Vành đai 1. Hiện nay đường Xã Đàn đã được xây xong, nối tiếp sẽ là đoạn Ô Chợ Dừa – Voi Phục. Cái này đang trong quá trình triển khai dự án và tới đây, người ta sẽ tiếp tục thi công. Thời điểm thi công sớm hay muộn còn phụ thuộc vào công tác giải phóng mặt bằng.
Hiện tại, nếu lưu thông qua đoạn đường này, các bạn sẽ thấy đường thông thoáng hơn rất nhiều nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng.

Xin cảm ơn ông!

Minh Quân

Bình luận
vtcnews.vn