Đường bay vàng Hà Nội - TP.HCM: Cục Hàng không đã quyết liệt phản đối ra sao?

Kinh tếThứ Hai, 25/08/2014 02:17:00 +07:00

(VTC News) – TS Trần Đình Bá, người đấu tranh mạnh mẽ cho 'đường bay vàng' Hà Nội-TP.HCM nói về sự phản đối quyết liệt của Cục Hàng không đối với đề án này.

(VTC News) – TS Trần Đình Bá, người đấu tranh mạnh mẽ cho 'đường bay vàng' Hà Nội-TP.HCM nói về sự phản đối quyết liệt của Cục Hàng không đối với đề án này.

Trả lời phỏng vấn PV VTC News, TS Trần Đình Bá cho biết ông rất vui mừng trước sự quyết liệt của Bộ trưởng Thăng trong việc chỉ đạo thiết lập đường bay thẳng Hà Nội - TP HCM qua không phận 3 nước.

Việc này mở ra một triển vọng mới cho sự hợp tác hàng không của ba nước Đông Dương phù hợp với Hiệp định “Bầu trời mở rộng ASEAN” nhằm khai thác tài nguyên không gian phục vụ hòa bình, phát triển và hợp tác bền vững.

Việt Nam đã ký tham Hiệu định đó từ sớm nhưng đến nay mới thực hiện được thuộc về tư duy trì trệ , bảo thủ của Cục HKVN. Việc Bộ trưởng cầm tay chỉ việc cho Cục trưởng Hàng không, rồi xông pha đi các nước đàm phán thành công là một nỗ lực kịp thời của một “Bộ trưởng hành động”.

Các hãng hàng không Việt trong cơn “bĩ cực“ càng vui khi mở ra đường bay thẳng mang lại hiệu quả cao mang lợi về cho doanh nghiệp .

-  Được biết, "đường bay thẳng" này thực chất là đề án đã được trình Cục hàng không dưới cái tên "đường bay vàng". Tuy nhiên, đề án đã gặp rất nhiều khó khăn và sự phản đối vì rất nhiều lý do, ông có thể cho biết vì sao đề án của ông lại bị từ chối trước đó?

Đường bay thẳng Hà Nội - TP HCM có từ trước 2009 do cựu phi công Mai Trọng Tuấn hiến kế.

 
Mặc dù sau đó, ý tưởng này đã được đưa ra bàn thảo tại 2 cuộc hội thảo lớn theo chỉ đạo của Thủ tướng song với nhiều lý do “bảo thủ” do Cục Hàng không đưa ra như: “Đường bay nội địa phải trong vòng lãnh thổ để kiểm soát điều hành”, “bay qua Lào và Campuchia không đảm bảo an ninh”, “Đường bay thẳng không cho phép”… mà đề án này đã bị “bóp chết”.

Ông Mai Trọng Tuấn đã đưa ra con số về hiệu quả kinh tế thu được nếu khai thác đường bay thẳng này là tiết  kiệm khoảng 200 km với 15 phút bay; Nhóm chuyên viên Vietnam Airlines thì tính ra con số là 110 km, rút ngắn được 9 phút bay và như vậy hoạch toán vẫn thấy lỗ.

Trong khi đó, các tiến sỹ Cục Hàng không thì đưa ra số liệu thấp hơn rất nhiều: Tiết kiệm 50km đường bay, rút ngắn thời gian bay 2,5 phút, và kết luận là hiệu quả kinh tế không cao.

Tôi đã dùng toán học cao cấp và cơ học để tính thì ra con số tiết kiệm được rất lớn (trên 28% chi phí sản xuất).

Bản thân tôi đã tự tin và thách đấu 5 triệu USD để bảo vệ quyền lợi kinh tế cho nước nhà nhưng  sau hội thảo khoa học toàn quốc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế 9/12/2009 Cục Hàng không lại tìm cách phản bác, sau đó đơn phương  kiến nghị gửi Chính phủ chấm dứt tranh luận “đường bay vàng” từ tháng 12/2009.

Tuy nhiên, không nản chí, cuối năm 2011 tôi đã tiếp tục nghiên cứu thành một Dự án khoa học mang tên: “Dự án hạch toán kinh doanh có lãi cho hàng không Vietnam Airlines theo phương pháp Trần Đình Bá”.

Dự án đã được gửi đến Thủ tướng – Bộ trưởng GTVT với hy vọng góp trí tuệ “Mở đường Trời để cứu đường Đất”. Tôi đã được lãnh đạo Bộ GTVT mời đến trình bày  trước các Thứ trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng GTVT vào ngày 13/2/2012.

Tôi đã đưa hết nhiệt tình trí tuệ trình bày bằng phương pháp luận khoa học từ “Tích phân đường” đưa về công thức cho 5 dạng đường bay tổng quát dễ hiểu nhất song vẫn nhận được là sự phản bác từ các cơ quan liên quan.

Cá nhân tôi nhận thấy, 5 năm qua, các hãng hàng không Việt làm ăn thua lỗ, thi nhau phá sản tới mức như VNA cũng đang nộp đơn cầu cứu và nạn chậm chuyến, trễ chuyến đang làm nhức nhối ngành hàng không và bộ GTVT. Hậu quả này thuộc về trách nhiệm do Cục Hàng không đã phản bác hiến kế và “trói” các hãng hàng không trong tư duy cứng nhắc của mình.

- Ông dựa trên những sở cứ nào để đưa ra những con số tính toán hiệu quả của đường bay này?

Như tôi đã trình bày ở trên, sáng kiến "đường bay vàng" đã bị “bức tử” bằng kiến nghị “ngưng tranh luận đường bay Vàng” từ giữa tháng 12/2009, sau hội thảo ở Hà Nội do Hội Khoa học kinh tế Việt Nam tổ chức mà không một ai dám có ý kiến gì được.

 

Sáng kiến "đường bay vàng" đã bị “bức tử” bằng kiến nghị “ngưng tranh luận đường bay Vàng” từ giữa tháng 12/2009, sau hội thảo ở Hà Nội do Hội Khoa học kinh tế Việt Nam tổ chức mà không một ai dám có ý kiến gì được.
 
Không dừng lại, đầu năm 2014 tôi gửi tiếp “Dự án Thuế tài nguyên không gian và đấu thầu đường bay thép Phương pháp Trần Đình Bá” song lại nhận được công văn số 1701/ BGTVT ngày 20/2/2014 do Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu phụ trách hàng không và công văn của Cục Hàng không trả lời phản bác dự án vì hiến kế này được đánh giá là ngược hoàn toàn với “Tinh thần văn hóa giao thông”.


Khác với tất cả các tính toán trước của Vietnam Airlines, Cục Hàng không, phi công Mai Trọng Tuấn, bằng số học tôi đã dùng toán cao cấp là “Tích phân đường – Hiệu quả từ tích vô hướng” để tính và thấy quãng đường hiện khai thác chặng Hà Nội – TP HCM đang lãng phí tới 416km (tương đương 28% chi phí).

Trong dự án tôi đã tính được hiệu quả kinh tế của tất cả các đường bay nội địa Việt Nam như Hà Nội- Phú Quốc, Hà Nội - Cần Thơ, Hải Phòng – TP HCM, Thanh Hóa - TP HCM, Vinh –Đồng Hới – Huế - Đà Nẵng… đến TP HCM lãng phí rất lớn.

Và tôi đưa ra kết luận: Nguyên nhân thất bại của Hàng không Việt do hiệu quả kinh tế đường bay trên những quỹ đạo “bà già” có từ “thời Bảo Đại và Công tử Bạc Liêu” để kiến nghị phải khẩn cấp đổi mới hàng không bằng dự án hạch toán có số liệu bằng “Định lượng”.


Khoa học là thế, phải chứng minh bằng công thức và số liệu bằng “định lượng” (đơn vị kg, mét  phút, giây… ).

- Vì sao giữa con số tính toán đường bay giữa ông và Cục Hàng không lại chênh lệch lớn đến vậy?

Tôi bảo vệ quan điểm của mình bằng sơ đồ tính, công thức tính hoàn toàn khoa học mà không phải cộng các đoạn gấp khúc lại để so dài, ngắn như kiểu  học sinh tiểu học lớp 3 mà Cục Hàng không áp dụng.
"Đường bay thẳng" (đường màu đỏ) được tính toán sẽ tiết kiệm cho các hãng hàng không đáng kể

Con số lãng phí 416 km cho chặng bay Hà Nội – TP HCM mà tôi đưa ra cho đến nay các tiến sỹ Cục Hàng không vẫn còn mông lung do họ vẫn tính toán dựa trên cảm tính.

 
- Với chỉ đạo của Bộ trưởng Thăng cho thấy đề án "đường bay thẳng" sẽ sớm được hoàn thiện để trình Chính phủ phê duyệt, ông có được mời tham gia dự án này không?
 
Tôi tin Bộ trưởng Thăng hành động thì dự án sẽ thành công. Dự án triển khai nhanh ngày nào tốt ngày ấy vì mỗi ngày chúng ta đang lãng phí gần 1 triệu USD. Càng kéo dài Vietnam Airlines càng phải “thở oxy” và các hãng hàng không khác thì đứng trước nguy cơ phá sản.

Việc tôi được mời tham gia dự án hay không là do quyết định sáng suốt của Bộ GTVT vì bí quyết của dự án là “phương pháp tính hiệu quả kinh tế đường bay”, phải hạch toán kinh tế bằng “định lượng” chứ không phải bằng “định tính”.

- Cục Hàng không hoàn thiện đề án này dựa trên ý tưởng đề án "đường bay vàng" trước đây của ông, hay họ lập 1 đề án hoàn toàn khác? Ông có biết thông tin về đề án đang hoàn thiện này?

Cục Hàng không đã từng phản bác đề án của tôi, và đến giờ tôi được biết họ đang bí mật lập dự án đường bay thẳng Hà Nội - Phú Quốc, Hà Nội - Cần Thơ và đã áp dụng song không công khai mà chỉ nói lấp lửng.

- Nếu được hiện thực hóa sớm đường bay này ông nghĩ còn điểm nào vướng mắc hay lưu ý khi khai thác nó?

Tôi đã nghiên cứu rất kỹ, và không có thêm nghiên cứu gì nữa.

Việc cần làm bây giờ là nhanh chóng áp dụng ngay “đường bay thẳng” để tăng hiệu quả khai thác, giảm thua lỗ do chi phí tăng của hàng không nội địa.

Xin cảm ơn ông!

Hà Linh (thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn