Dừng thủy điện 6, 6A: Thấp thỏm chờ... Bộ Công thương

Thời sựThứ Tư, 11/09/2013 08:20:00 +07:00

Việc dừng thủy điện Đồng Nai 6, 6A, trách nhiệm còn lại thuộc về Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng cho loại 2 dự án này ra khỏi quy hoạch điện quốc gia.

Việc dừng thủy điện Đồng Nai 6, 6A, trách nhiệm còn lại thuộc về Bộ Công thương chính thức kiến nghị Thủ tướng cho loại 2 dự án này ra khỏi quy hoạch điện quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có bản kiến nghị kịp thời và hợp lý, đảm bảo cơ sở khoa học đối với 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Vấn đề còn lại, trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ Công thương chính thức kiến nghị Thủ tướng cho loại 2 dự án này ra khỏi quy hoạch điện quốc gia.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Trương Văn Vở đã vui mừng chia sẻ sau văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ cho rà soát lại 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Việc thực hiện hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ làm mất vĩnh viễn 327,23 ha đất rừng; trong đó đặc biệt có 128,37 ha đất ở khu vực Cát Lộc thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên
Việc thực hiện hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ làm mất vĩnh viễn 327,23 ha đất rừng; trong đó đặc biệt có 128,37 ha đất ở khu vực Cát Lộc thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên 

Nhận xét rất xác đáng


ĐBQH Trương Văn Vở đánh giá cao bản kiến nghị kịp thời và hợp lý của Bộ TN&MT vì đã đưa ra những kết luận rõ ràng về chuyên môn của ngành để cùng với Bộ Công thương kiến nghị với Chính phủ xử lý 2 dự án này theo hướng loại khỏi quy hoạch điện 7.

Cũng cùng dòng cảm xúc này, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, cho rằng đây là một tin vui với những người đang làm công tác bảo vệ môi trường, suốt thời gian qua đã tranh luận xem dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có thể đưa vào triển khai được hay không.

“Trong suốt thời gian từ tháng 7/2011 cho đến bây giờ đã là hơn 2 năm rồi, có thể thấy đây là quá trình phản biện căng thẳng giữa các nhóm ủng hộ và không ủng hộ.

Có thể nói là cho đến bây giờ với báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) các nhà khoa và cộng đồng quan tâm đến bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học lưu vực sông Đồng Nai có thể yên tâm một chút trước những kết luận và ý kiến của Bộ TN&MT đối với Thủ tướng Chính phủ”, TS Long chia sẻ.

Theo TS Long, bản kiến nghị của Bộ TN&MT đến lúc này đã thể hiện Trung ương, Chính phủ cũng như các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe ý kiến của các bên và đã có những nhận xét rất xác đáng về những tác động của Đồng Nai 6 và 6A.

“Rõ ràng những tác động môi trường, tự nhiên, xã hội là không thể hoán đổi được.Trên cơ sở kết luận của văn bản này chắc chắn sẽ có một cái kết hậu cho những người làm công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường”, TS Long nói.

TS Long tin tưởng: “Tôi nghĩ rằng Chính phủ sẽ cho dừng dự án này lại thôi bởi dư luận của công chúng, các nhà khoa học đã có một tiếng nói chung”.

Theo phân tích của Bộ TN&MT, việc thực hiện các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trên thượng nguồn sông Đồng Nai sẽ gây ra những tác động bất lợi đến môi trường sinh thái, đặc biệt là tác động đến sự toàn vẹn của Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu ngập nước Bàu Sấu.

Bộ TN&MT kiến nghị: “Việc quyết định đầu tư các dự án này cần được xem xét trên cơ sở cân nhắc hài hoà các yếu tố lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và di sản thiên nhiên. Khi vận hành thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ sản xuất ra 929 triệu kWh điện và nộp thuế cho Nhà nước khoảng 300 tỷ đồng mỗi năm”.

Trách nhiệm còn lại là Bộ Công thương

Đúng như cách đây hơn 1 tháng Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ từng chia sẻ với báo giới rằng, “Về hai thủy điện 6 và 6A, Chính phủ khẳng định, không có vướng mắc gì, hiện Bộ TN&MT đang đánh giá, xem xét sẽ có báo cáo và dựa trên mọi mặt có tính thuyết phục, công khai, nếu đảm bảo làm được thì sẽ làm, không làm được thì sẽ không làm".

Như vậy, “Bây giờ việc còn lại là Bộ Công thương trên cơ sở ý kiến của Bộ TN&MT, Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) không làm được cùng với những tác động tới môi trường của dự án này, cần kiến nghị với Chính phủ loại 2 dự án này ra khỏi quy hoạch điện 7 cũng như một số dự án khác không đảm bảo về mặt môi trường”, TS Long nói.

ĐBQH Trương Văn Vở cũng nhấn mạnh: Vấn đề còn lại trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ Công thương. Trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề nghị Bộ Công thương sớm có báo cáo chính thức kiến nghị Thủ tướng 2 việc: Thứ nhất cho loại 2 dự án này ra khỏi quy hoạch điện quốc gia.

Thứ hai là không cho lập dự án báo cáo ĐTM nữa vì thời gian đã rất dài và nhiều lần bổ sung sửa đổi nhưng vẫn không bảo đảm cơ sở pháp lý, không bảo đảm đánh giá yếu tố về môi trường. Để trên cơ sở đó Chính phủ báo cáo Thường vụ Quốc hội không tiếp tục cho lập báo cáo 2 dự án thủy điện này nữa và không cần phải chờ tới kỳ họp quốc hội thứ 6. "Lý do là cơ sở khoa học đã đầy đủ”, ông Vở kiến nghị.

Theo Văn bản số 142/BC-BTNMT về việc “Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A”, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị lên Chính phủ nêu rõ: Việc thực hiện các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ gây những tác động bất lợi đến môi trường sinh thái, đặc biệt là tác động đến sự toàn vẹn của Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu ngập nước Bàu Sấu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét, rà soát lại quy hoạch đối với hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nói riêng và quy hoạch thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai nói chung.



Theo Báo Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn