Đối thoại trực tuyến: Đánh giá khoa học về game online

Tổng hợpThứ Bảy, 30/10/2010 02:49:00 +07:00

(VTC News) - Buổi đối thoại sẽ giúp độc giả đánh giá game online thấu đáo hơn thay vì cách phán xét theo cảm tính như trước đây.

(VTC News) - 9h sáng mai (31/10), Kênh VTC2 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC phối hợp với Báo điện tử VTC News và một số báo, trang tin điện tử khác tổ chức buổi đối thoại “Nhân vật - Sự kiện Thông tin & Truyền thông” số 17 với chủ đề: "Game online: Cần một đánh giá đầy đủ và khoa học".

Bấm vào đây để gửi câu hỏi tham gia giao lưu>>

Buổi đối thoại được tường thuật trực tiếp trên Kênh VTC2 và VTC HD9 của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tiến hành trực tuyến trên Báo điện tử VTC News, VietNamNet, VnMedia và Trang tin điện tử ICT News của Báo Bưu điện Việt Nam, Trang tin điện tử MIC của Bộ Thông tin & Truyền thông

Vẫn đang có những cách đánh giá trái chiều về game online do chưa có nghiên cứu đầy đủ và khoa học về vấn đề này. (Ảnh: HL). 

Trong chương trình, khán giản và độc giả VTC sẽ có dịp trao đổi thẳng thắn với 3 vị khách mời:

- Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình - Viện Xã hội học VN, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu
“Khảo sát xã hội về dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế";

- Phó giáo sư - Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan, nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN; 

- Ông Nguyễn Đình Mạnh - Vụ phó Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ
Giáo dục & Đào tạo.

Bấm vào đây để gửi câu hỏi tham gia giao lưu>>

Thời gian gần đây, trò chơi trực tuyến đang chứng tỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, sức khỏe, tâm lý, văn hóa, xã hội… Tuy nhiên, có một thực tế là từ trước đến nay, những nghiên cứu đầy đủ, khoa học về game online hầu như rất ít.

“Cũng như một con dao sắc, bên cạnh những mặt tích cực, Game Online cũng có có cả mặt hạn chế nếu như trò chơi đó có nội dung xấu, bạo lực sẽ khiến giới trẻ bỏ bê học hành, dẫn đến nghiện game. Dù là game tốt, game hay nhưng nếu dùng thái quá thì dẫn đến bất cập. Đây là vấn đề chúng ta phải xem xét mọi mặt cả mặt tốt và xấu đề có được hướng phát triển đúng”.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn.
Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này, nhưng có thể thấy rất rõ là điều đó đã ít nhiều dẫn đến việc dư luận xã hội đánh giá về game một cách cảm tính nhiều hơn là dựa trên cái nhìn mang tính biện chứng, khách quan. Do đó, đã đến lúc game online cần phải được nhìn nhận dưới góc độ đa chiều của khoa học, để được phán xét một cách đầy đủ và khách quan chứ không phải chỉ là sự “sờ nắn” theo kiểu “thầy bói xem voi” nữa.

Hai cuộc khảo sát về game online do Viện Xã hội học và Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố trong thời gian qua đều đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Và dư luận càng bàn luận về game thì càng cho thấy mức độ ảnh hưởng của nó càng lớn tới hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống. Đã đến lúc, cần thay thế cách nhìn nhận mang tính cảm quan, phán đoán về game bằng cách nhìn nhận đúng đắn, khoa học.

Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải dựa trên cơ sở là những con số, những thống kê, những cuộc khảo sát thực tế, quy mô rộng khắp.

Một điều không thể phủ nhận, đó là kết quả của những nghiên cứu này sẽ là cơ sở đáng trân trọng để cơ quan quản lý tham khảo trước khi đưa ra những biện pháp quản lý game online phù hợp. Vai trò, sự cần thiết của các đánh giá dựa trên những sở cứ mang tính khoa học như thế về trò chơi trực tuyến đã rõ ràng. Nhưng dường như, cho tới thời điểm này, số các cuộc điều tra mới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Không chỉ làm rõ tính cấp thiết của một đánh giá đầy đủ và khoa học đối với game online, chương trình còn chia sẻ thêm thông tin cụ thể, cùng khán giả, độc giả nhìn nhận và đánh giá khách quan về giá trị của những cuộc điều tra khảo sát. Qua đó, mỗi người sẽ tự có cách nhìn của riêng mình đối với những công trình khoa học như vậy, để game online đánh giá được thấu đáo hơn, thay vì cách phán xét theo kiểu “sờ nắn”, “thày bói xem voi” đang diễn ra tương đối... tràn lan!

 


Bấm vào đây để gửi câu hỏi tham gia giao lưu>>


Hoàng Ly

Mọi lúc, mọi nơi mỗi người trong chúng ta đều có thể lập tức giúp đỡ được cho đồng bào miền Trung.

Nhắn tin theo cú pháp đơn giản UHgửi 1405 (10.000đ/tin) hoặc UH gửi 1409 (18.000đ/tin) của Cổng thông tin nhân đạo quốc gia là bạn đã hành động thiết thực để cứu trợ đồng bào miền Trung ruột thịt

Bình luận
vtcnews.vn