Đối thoại nơi làm việc đóng góp cho kinh doanh bền vững trong, sau đại dịch

Thời sự quốc tếThứ Tư, 23/02/2022 19:13:56 +07:00
(VTC News) -

Đối thoại tại nơi làm việc là yếu tố giúp một nền kinh tế thị trường vận hành tốt, thúc đẩy xã hội gắn kết, tăng trưởng bao trùm và kinh doanh bền vững.

Hôm 23/02, Đại sứ quán Thụy Điển, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Thụy Điển tại nơi làm việc (SWP) phối hợp tổ chức hội thảo “Đối thoại tại nơi làm việc đóng góp như thế nào tới kinh doanh bền vững trong và sau đại dịch”.

Trong phát biểu khai mạc, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe nhấn mạnh làn sóng COVID-19 thứ 4 đổ bộ vào Việt Nam từ tháng 5/2021 đã kéo theo những thách thức lớn đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam: thiếu lao động, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, cũng như làm bộc lộ những thách thức về kinh tế và xã hội. hiết phải cân nhắc về cách thức kinh doanh để chúng ta triển khai làm việc đó theo cách bền vững hơn'.

Đối thoại nơi làm việc đóng góp cho kinh doanh bền vững trong, sau đại dịch - 1

 Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe phát biểu tại buổi hội thảo. 

''Theo quan điểm của chúng tôi, đối thoại tại nơi làm việc là yếu tố then chốt cho một nền kinh tế thị trường vận hành tốt, thúc đẩy một xã hội gắn kết hơn, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và kinh doanh bền vững. Người lao động có thêm ảnh hưởng và đạt được điều kiện làm việc tốt hơn; các công ty hưởng lợi nhờ việc tăng năng suất;  và cả xã hội hưởng lợi từ sự ổn định chung xã hội'', Đại sứ Måwe cho biết.

Đối thoại tại nơi làm việc hiện đang là chủ đề nóng. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Châu Âu và Việt Nam. EVFTA bao gồm một chương lấy tính bền vững làm cốt lõi tổng hòa cả nghĩa vụ về môi trường cũng như các khía cạnh liên quan đến yêu cầu đối với người lao động. 

Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, đối thoại tại nơi làm việc chính là chìa khóa để cân bằng lợi ích giữa người lao động và chủ doanh nghiệp trong các mối quan hệ lao động, đồng thời tôn trọng các chuẩn mực của văn hóa, ứng xử chung tại nơi làm việc.

''Đối thoại tại nơi làm việc là công cụ góp phần đảm bảo chất lượng hiệu quả và năng suất lao động. Đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ giúp tháo gỡ, giải quyết các vấn đề hoặc các tranh chấp và sẽ giúp thu hút các khoản đầu tư mới cũng như đảm bảo việc làm ổn định”, ông Công khẳng định. 

Hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quyền lao động đã và vẫn là một khía cạnh quan trọng của quan hệ đối tác 52 năm qua giữa Thụy Điển và Việt Nam. Ngày nay, sự hỗ trợ được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP và ILO để đóng góp hơn nữa vào sự bền vững và phát triển của Việt Nam.

Bà Alessandra Cornale, Giám đốc toàn cầu Chương trình của SWP tin rằng sự hợp tác mạnh mẽ tại nơi làm việc giúp thu được các giải pháp kinh doanh sáng tạo và bền vững.

''Đối thoại tại nơi làm việc giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt giữa quản lý và nhân viên. Mối quan hệ tốt hơn dẫn đến việc các nhân viên gắn bó và làm việc hiệu quả hơn và việc kinh doanh cũng bền vững hơn. Đối thoại tại nơi làm việc cũng là một công cụ để các công ty xác định và giảm thiểu rủi ro cũng như thiết lập một phương pháp cụ thể để xử lý các thách thức nảy sinh tại nơi làm việc'", bà khẳng định.

Trong buổi hội thảo, các đại diện đến từ các công ty Thụy Điển cũng chia sẻ những ví dụ cách thức đối thoại xã hội đã cải thiện điều kiện sống và làm việc của người lao động, cũng như đóng góp hiệu quả kinh tế cho các ngành công nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp này chia sẻ cách để thúc đẩy đối thoại tại nơi làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn