Độc giả phản bác TS Vũ Thế Khanh giải mã bàn tự quay

Phóng sự - Khám pháThứ Sáu, 14/09/2012 09:37:00 +07:00

(VTC News) - Để làm rõ hơn hiện tượng những chiếc bàn quay, VTC News đăng tải ý kiến của ông Vũ Hoàng Liên để độc giả cùng tham khảo.

(VTC News) - Sau khi VTC News đăng tải bài viết: “Người giải mã sự thật những chiếc bàn tự quay thần bí”, đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình cũng như phản bác kết luận nghiên cứu của TS. Vũ Thế Khanh.


Để làm rõ hơn hiện tượng những chiếc bàn quay, VTC News đăng tải ý kiến của ông Vũ Hoàng Liên để độc giả cùng tham khảo. VTC News mong nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của độc giả về vấn đề này.

Sau đây là ý kiến phản bác của ông Vũ Hoàng Liên:

Phương pháp nghiên cứu của ông Vũ Thế Khanh và Hội đồng khoa họclà không khoa học:

- Đặt viên bi vào, sẽ tăng khoảng cách giữa tay và bàn, sẽ làm giảm tương tác của lực nào đó nếu có.

- Nếu do tự kỷ ám thị mà tay sẽ tác động đẩy bàn đi thì khi có viên bi, tay sẽ dịch chuyển và viên bi sẽ lăn khỏi vị trí giữa lòng bàn tay.

- Do đó, đặt viên bi vào giữa tay và bàn, niệm chú mà cả bàn, tay và bi đều đứng im thì lại càng chứng tỏ rằng: Chẳng có tự kỷ ám thị nào cả.

Đặt viên bi ngăn cách bàn tay và măt bàn, viên bi không lăn, có nghĩa là không có chuyện tự kỷ ám thị? Ảnh Vũ Thế Khanh 

Tôi đã đến thử trực tiếp với bàn quay ở Đà lạt từ cuối nhữngnăm 90 và sau đó có quay lại một vài lần nữa. Không thể là ảothuật hay công nghệ cao được. Khi thử, tôi thấy có một sô hiện tượng như sau:

- Không nhất thiết phải nhiều người mà một người cũng làm bàn quay được.

- Có người làm được, có người không làm được.

- Làm được, có thể chỉ cần vài chục giây chứ không phải lúc nào cũng cần đến 3-4 phút.

- Không nhất thiết phải nói ra mồm hay niệm chú. Chỉ cần thả lỏng người, nghĩ bình thường là được. Nhắm mắt lại, hiệu quả tăng lên rõ rệt. Căng, gồng cơ thể và thần kinh sẽ phản tác dụng.

- Khi bắt đầu quay bàn có hiện tượng kích chuyển đểthắng lực ma sát nghỉ. Lực tác động từ bàn tay không thể tạo rasự kích chuyển như thế.

Ảnh Khắc Lịch 

- Khi bàn quay, thường là người chạy theo bàn chứ không chạy trước bàn.

- Nhấc mặt bàn ra khỏi chân trụ và đặt trên mặt đất, đặt tay lên thử, bàn cũng quay mặc dù ma sát lớn hơn và không còn trụ giữa bàn nữa.

Những hiện tượng như thế, đáng để chúng ta suy nghĩ. Nó cho thấy cách “giải mã” của ông Vũ Thế Khanh là không thỏa đáng.

UIA, Hội đồng khoa học và ông Vũ Thế Khanh cần thận trọng với kết luận nghiên cứu của mình. Cần có phương pháp có trách nhiệm hơn để giữ uy tín của các nhà khoa học.





Vũ Hoàng Liên


Bình luận
vtcnews.vn