Độc đáo SEA Games 28: MC bình luận như giải Ngoại hạng Anh

Thể thaoThứ Bảy, 06/06/2015 08:00:00 +07:00

Bên cạnh các cuộc so tài kịch tính, ban tổ chức SEA Games 28 còn mang đến sự hứng khởi cho người hâm mộ bằng những cách điều hành trận đấu sôi động và thú vị

Bên cạnh các cuộc so tài kịch tính, ban tổ chức SEA Games 28 còn mang đến sự hứng khởi cho người hâm mộ bằng những cách điều hành trận đấu sôi động và thú vị.

Chúng ta cùng chào đón chân sút đang giữ vị trí vua phá lưới hiện tại, Chananannn...”, “...và đây là Messi của Thái Lan, Chanathipppppp”, MC trên sân Bishan đã “gào thét” như thế trước trận đấu giữa U23 Thái Lan và U23 Đông Timor, một trận đấu vốn dĩ khá tẻ nhạt với khoảng 200 CĐV trên khán đài. 
Tay kiếm Nguyễn Minh Quang (thứ hai từ phải sang) chào khán giả khi được MC xướng tên ở trận chung kết kiếm liễu nam 
Nhưng rồi sau màn chào sân đầy ấn tượng của các cầu thủ, không khí khán đài bỗng nhiên sống động hẳn lên. Và trận đấu đã được “truyền lửa” như thế bởi một trong những động thái quen thuộc nhất trong thể thao: xướng tên VĐV trước khi thi đấu.

Ở những kỳ SEA Games trước và cả những giải đấu trong tầm khu vực, màn xướng tên cầu thủ chỉ được thực hiện một cách khá tẻ nhạt bởi các xướng ngôn viên. Nhưng ở SEA Games 28, mọi thứ khác hẳn khi ban tổ chức sử dụng hẳn một dàn MC hùng hậu cho các trận đấu. 

Và chỉ vài phút trước khi bóng lăn, những ai đến khán đài theo dõi các trận đấu ở SEA Games bắt đầu có cảm giác như đang đắm mình trên một sân đấu của Giải ngoại hạng Anh với những lời hò hét, gào thét tên cầu thủ của MC cộng với một chút nhấn nhá “biệt danh” vài cầu thủ để thêm phần thú vị.

Không chỉ bóng đá, tất cả các môn thi đấu khác đều có riêng một MC cho mỗi trận đấu. Và ngoài màn xướng tên cầu thủ sôi động, các MC này luôn tranh thủ những khoảng nghỉ giữa hiệp (xảy ra liên tục ở những môn thi đấu ngoài bóng đá) để “lấn chiếm” sân đấu và khuấy động không khí trên khán đài bằng những bình luận hài hước hoặc bày một số trò chơi nhỏ cho khán giả. 

Video màn rước đuốc SEA Games 28
thethao/2015/06/05/Rc-uc-SEA-Games-1433519745.mp4&stream=pseudo" src="http://vtc.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Điển hình như hôm thi đấu 4/6 ở môn đấu kiếm, ngay sau khi nhận thấy các tay kiếm Singapore có dấu hiệu sa sút và khán giả nhà dần chán nản, MC Chong Lee Leong lập tức hò hét giúp các CĐV lấy lại khí thế, thêm vào đó là cả những bình luận ca ngợi đối với những VĐV của các quốc gia khác.

Bà Rachel Ang, trưởng phòng quan hệ truyền thông của SEA Games 28, cho biết dàn MC chuyên nghiệp này thuộc bộ phận mang tên “Sports Entertainment” (giải trí thể thao) của Tổng cục Thể thao Singapore. Bộ phận này được bình luận viên kỳ cựu Mark Richmond của Singapore thành lập và quản lý. 

Bà Rachel Ang nói: “Chúng tôi quan niệm thể thao phải hấp dẫn. Vì vậy, từ lâu Tổng cục Thể thao Singapore đã lập nên bộ phận này. Dù phần lớn sự hấp dẫn đến từ diễn biến của trận đấu nhưng chúng tôi cũng cần nỗ lực duy trì sự hứng khởi cho khán giả trong mọi tình huống. Nhiều MC của Sports Entertainment có kinh nghiệm điều khiển các sự kiện quyền anh và võ tự do lớn trên thế giới nên họ rất biết cách khuấy động khán giả”.
SEA Games 28 chính thức khai mạc tối qua 5/6 
Roshan Gidwani - MC phụ trách môn netball (bóng lưới - gần giống bóng rổ), có kinh nghiệm tám năm trong nghề và xuất thân là một tay chơi nhạc rap, chuyên dẫn các sự kiện giải trí - nói: “Phong cách dẫn chương trình ở Singapore na ná nhau ở mọi sự kiện, chủ yếu là tạo ra sự sôi động. Tôi rất thích quyền anh nên cũng tập dẫn chương trình theo kiểu này”. 

Ngoài MC, những yếu tố khác của trận đấu như âm thanh, ánh sáng cũng được chủ nhà Singapore đầu tư tối đa. Trong khi tất cả các nguồn sáng chính đều hướng về sân đấu thì trên khán đài, ánh sáng chỉ lờ mờ để khán giả có thể tập trung tối đa vào trận đấu. Công nghệ ánh sáng này khiến các trận đấu ở SEA Games rực rỡ, hoành tráng chẳng kém gì những trận thượng đài đỉnh cao của quyền anh - sự kiện thể thao đắt đỏ nhất thế giới.

Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận
vtcnews.vn