Doanh nghiệp số 2 ngành dược lên sàn, Việt Nam sắp có thêm tỷ phú mới

Kinh tếThứ Năm, 02/11/2017 11:17:00 +07:00

Việc Pymepharco chào sàn giá 68.000 đồng/cổ phiếu, sàn chứng khoán Việt Nam sẽ đón nhận thêm tỷ phú Trương Viết Vũ với khối tài sản hàng trăm tỷ đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Pymepharco niêm yết toàn bộ cổ phần trên sàn chứng khoán từ ngày 8/11 tới, với mã giao dịch PME.

Tổng cộng có hơn 65 triệu cổ phiếu lưu hành với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên lên tới 68.000 đồng/cổ phiếu. Dự kiến, vốn hóa ngay khi giao dịch của công ty dược phẩm này sẽ chạm mốc 4.400 tỷ đồng.

Đặc biệt, với biên độ dao động trong phiên giao dịch đầu tiên lên tới 20%, cổ phiếu PME có thể đạt mốc 80.000 đồng/cổ phiếu, nâng tổng vốn hóa doanh nghiệp này lên tới hơn 5.200 tỷ đồng.

977pymerphaco1 3

 

Với việc sở hữu 13,16% vốn tại Pymepharco, khi doanh nghiệp ngành dược này niêm yết, ông Trương Viết Vũ sẽ sở hữu khối tài sản hơn 700 tỷ đồng trên sàn chứng khoán.

Việc Pymepharco niêm yết với vốn hóa hàng nghìn tỷ đồng cũng đồng nghĩa sàn chứng khoán đón nhận thêm một tỷ phú sở hữu khối tài sản khổng lồ.

Theo cơ cấu cổ đông hiện nay của Pymepharco, 77% cổ phần được các nhà đầu tư tổ chức nắm giữ. Trong đó, Stada Service Holding B.V, một công ty con của hãng dược phẩm Stada của Đức, đang nắm 49% cổ phần kể từ khi đầu tư vào Pymepharco năm 2011.

Hai tổ chức khác là CTCP Đầu tư Well Light và CTCP Đầu tư Well Link đang nắm 15% cổ phần Pymepharco.

Pymepharco còn một cổ đông cá nhân lớn nhất là ông Trương Viết Vũ - Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm Pha No, đồng thời là Thành viên HĐQT Imexpharm - nắm 13,16% cổ phần. Với số cổ phần này, khi Pymepharco niêm yết, ông Trương Viết Vũ sẽ sở hữu khối tài sản gần 700 tỷ đồng, xấp xỉ 30 triệu USD, gia nhập nhóm đại gia trên sàn chứng khoán trong thời gian tới.

Pymepharco tiền thân là Công ty Dược và Vật tư Y tế Phú Yên. Theo báo cáo tài chính bán niên soát xét 2017, công ty có vốn điều lệ 502 tỷ đồng. Công ty này cũng đã tăng vốn điều lệ từ 502 tỷ đồng lên 652 tỷ đồng bằng việc trả cổ tức cổ phiếu trong quý III.

Đây là công ty dược phẩm có lợi nhuận đứng thứ 2 trong ngành dược, chỉ sau DHG Pharma.

Doanh nghiep so 2 nganh duoc len san, Viet Nam sap co them ty phu moi hinh anh 2

Lợi nhuận trước thuế của một số công ty dược lớn. 

Từ cuối năm 2016 trở lại đây, sàn chứng khoán Việt liên tiếp đón nhận thêm nhiều tỷ phú gia nhập nhóm siêu giàu, với khối tài sản lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp lớn trong các ngành như bất động sản, tài chính, bán lẻ… niêm yết, giúp ông chủ tại những doanh nghiệp này sở hữu khối tài sản khổng lồ.

Điển hình như Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet – Vietjet Air niêm yết cuối tháng 2 đã giúp bà chủ của hãng hàng không giá rẻ này là Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt, với khối tài sản trên 20.000 tỷ đồng. Cũng nhờ Vietjet Air niêm yết mà Forbes đã thống kê khối tài sản của bà Thảo hiện lên tới 1,96 tỷ USD.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) niêm yết vào tháng 8 vừa qua cũng giúp hàng loạt lãnh đạo và người có liên quan tại nhà băng này lọt top người giàu trên sàn chứng khoán với hàng nghìn tỷ đồng tài sản.

Video: Buôn lậu dược phẩm lợi nhuận gấp 156 lần buôn ma túy

(Nguồn: Zing News)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn