Hiểu rõ các loại thuốc dùng trong phác đồ điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP

Doanh nghiệp - Doanh nhânThứ Ba, 28/05/2019 17:18:00 +07:00

Hiện nay, để điều trị dạ dày do vi khuẩn HP đều cần sử dụng phác đồ kết hợp nhiều loại thuốc bởi 1, 2 loại không thể loại bỏ và tiêu diệt được vi khuẩn này.

Việc phối hợp các loại thuốc này cũng gặp không ít khó khăn vì các loại thuốc trị vi khuẩn HP trong dạ dày đang bị HP đề kháng khá nhiều.

Thuốc diệt vi khuẩn HP cần phối hợp nhiều loại khác nhau

Mỗi một loại thuốc điều trị vi khuẩn HP có ưu và nhược điểm riêng, chúng cần được sử dụng phối hợp theo phác đồ trị HP dạ dày cùng với các biện pháp hỗ trợ khác khi cần thiết như trong trường hợp nhiễm HP tái phát nhiều lần, HP đề kháng kháng sinh… để có hiệu quả. Sau đây là một số thuốc điều trị HP đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới.

image001

 

Kháng sinh Amoxicillin

Amoxicillin là một kháng sinh có độ bền cao với môi trường acid của dạ dày. Đây là một kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm kháng sinh Beta lactam. Amoxicillin là một trong những loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong các phác đồ điều trị tiệt trừvi khuẩn HP. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng kháng sinh này gặp nhiều khó khăn do tỉ lệ kháng Amoxicillin của vi khuẩn HP đã tăng lên trên 43%.

Kháng sinh Clarithromycin

Clarithromycin được đánh giá là loại kháng sinh rất hữu hiệu trong điều trị vi khuẩn HP. Kháng sinh thuộc nhóm Macrolid này rất nhạy cảm với vi khuẩn HP, có khả năng ức chế sinh tổng hợp protein của HP. Tuy có sự nhạy cảm nhất định với vi khuẩn HP nhưng Clarithromycin cũng đang gặp một vấn đề nan giải, đó là kháng kháng sinh.

Theo nghiên cứu của BS. Đinh Cao Minh được đăng vào năm 2014, 57% trường hợp sử dụng thuốc trị HP dạ dày cho thấy có đề kháng với Clarithromycin. Đây là tỉ lệ cao nhất trong tất cả các loại kháng sinh, cho thấy tỉ lệ điều trị vi khuẩn HP thất bại với loại kháng sinh này là rất cao.

Metronidazol, Tinidazol

Với khả năng tác dụng trực tiếp tại dạ dày khá mạnh, Metronidazol và Tinidazol cũng thường được sử dụng phối hợp với các thuốc khác trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP. Dù vậy, Metronidazol vẫn được sử dụng rộng rãi hơn Tinidazol. Bên cạnh đó, Metronidazol còn thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn răng miệng. Chính vì được sử dụng rộng rãi như vậy nên kháng sinh này có tỉ lệ kháng khá cao, lên tới 44.1%.

image003

 

Levofloxacin

Levofloxacin là một kháng sinh cực mạnh với tác dụng rõ rệt trong điều trị vi khuẩn HP. Kháng sinh này được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP cuối cùng. Cũng bởi vì tác dụng mạnh nên thuốc gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là ở trẻ em. Levofloxacin làm ức chế sự phát triển hệ xương, sụn cùng các tác dụng phụ nguy hiểm khác. Do vậy, thông thường, trẻ em không được sử dụng Levofloxacin trong phác đồ điều trị của mình. Tuy vậy, cho đến năm 2013 đã có đến 25.5% trường hợp có đề kháng với loại kháng sinh mạnh này.

Tetracyclin

Tetracyclin là kháng sinh đã được sử dụng từ khá lâu trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nó cũng được sử dụng trong các phác đồ điều trị tiệt trừ vi khuẩn HP. Tuy nhiên hiện nay kháng sinh này đã ít được sử dụng hơn nhiều do các tác dụng phụ mà nó gây ra. Tetracyclin không được chỉ định cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú vì những tác dụng phụ trên xương, trên răng và nhiều cơ quan. Mặc dù vi khuẩn HP rất khó kháng với kháng sinh này, tuy nhiên cũng có đến 23.5% trường hợp thống kê có sự đề kháng với Tetracyclin.

Bismuth subcitrate

Bismuth subcitrate là thuốc điều trị phối hợp với các thuốc khác trong phác đồ điều trị HP để tăng tỉ lệ điều trị thành công. Thuốc này có hai cơ chế tác dụng chính:vừa làm giảm tổn thương vết loét do acid dạ dày, bảo vệ vết loét vừa giúp ức chế vi khuẩn HP.

image005 3

 

Tuy nhiên, sử dụng Bismuth cũng gây khá nhiều tác dụng phụ đáng ngại cho người bệnh. Do Bismuth có bản chất là một kim loại nặng nên trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi nồng độ chất này trong máu. Nếu không được theo dõi sát sao, người bệnh có thể mắc các bệnh lý do nhiễm kim loại nồng độ cao trong máu.

Thuốc ức chế acid dạ dày

Đây là nhóm thuốc hỗ trợ nhằm làm tăng tác dụng điều trị tiệt trừ HP của các thuốc khác trong phác đồ điều trị. Có hai nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc ức chế tiết acid dạ dày và thuốc ức chế bơm proton PPI. Trong đó, PPI được dùng trong phác đồ điều trị nhiều hơn cả. Chúng có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, đồng thời làm tăng tác dụng diệt khuẩn HP.

Tuy hiệu quả là vậy, nhưng nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, các tế bào thành dạ dày sẽ bị teo dần. Đây là dấu hiệu có thể dẫn tới bệnh Ung thư dạ dày. Bởi vậy, bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày tốt nhất nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là trong sử dụng thuốc điều trị.

Pylopass™

Pylopass™ ra đời được coi là một bước tiến mới trong việc tiêu diệt và loại trừ HP. Điều đặc biệt của loại lợi khuẩn này là chúng có khả năng nhận biết, gắn kết và loại trừ vi khuẩn HP ra ngoài cơ thể mà không hề gây ra các tác dụng phụ như HP kháng kháng sinh. Hiện tại, Pylopass™ được sử dụng rộng rãi, trên 50 quốc gia trên thế giới trong việc điều trị bệnh lý dạ dày do HP gây ra. Sử dụng Pylopass™ kết hợp với phác đồ điều trị sẽ làm tăng hiệu quả tiêu diệt HP, phòng ngừa và hạn chế tình trạng HP kháng kháng sinh đang tăng cao hiện nay.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là PylopassTM s có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.

Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn hoặc truy cập websitehttps://dehp.vn/

image008 4

 

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC

Quỳnh Chi
Bình luận
vtcnews.vn