6 lợi ích tuyệt vời khi trở thành người có kỷ luật

Doanh nghiệp - Doanh nhânThứ Hai, 30/09/2019 15:14:00 +07:00

Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt, là hành động của lý trí, của ý chí và quyết tâm, hướng bản thân kiên trì thực hiện theo kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.

Kỷ luật cũng giúp khơi dậy bản lĩnh mạnh mẽ vượt các trở ngại, loại bỏ ham muốn nhất thời của cảm xúc để làm bằng được mục tiêu đã định. Muốn thành công, mỗi người buộc phải tự nỗ lực rèn luyện một cách nghiêm khắc với bản thân nhất. Từ đó, bạn sẽ đạt được 6 lợi ích sau đây.

Hiểu được bản thân

Tự kỷ luật bản thân không phải là điều dễ dàng, ngược lại ban đầu còn khiến bạn nản chí, khó chịu muốn nuông chiều mình mà cho rằng không thể làm được. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối tuân theo kỷ luật, bạn sẽ hiểu rõ được bản thân, nhận ra khả năng và sức mạnh tuyệt vời tiềm ẩn mà nếu không có quá trình rèn luyện kỷ luật bạn sẽ không nhận ra được. “Tuân theo kỷ luật bạn sẽ biết được giới hạn và khả năng tột cùng của bản thân đến đâu”, Chuyên viên tuyển dụng tại Đà Nẵng của CareerLink chia sẻ.

tuyen dung

 

Tự quản lý chính mình hiệu quả

Tính kỷ luật sẽ giúp bạn tự quản lý chính mình mà không cần đến sự đốc thúc của người khác hay tác động bởi các yếu tố khác. Bạn sẽ biết cách sắp xếp thời gian và lên kế hoạch cụ thể để quyết tâm thực hiện dự định. Do đó, dù đi làm ở công ty chịu sự quản lý của cấp trên hay làm công việc tự do bạn vẫn rất có trách nhiệm với công việc mình đảm nhận. Đó là lý do người có kỷ luật dễ dàng thực hiện được mục tiêu đề ra hơn người khác.

Hạn chế sai sót trong công việc

Người có tính kỷ luật cao đều coi trọng các yếu tố như quy tắc, quy định, yêu cầu và các điều lưu ý. Khi làm việc, họ cẩn thận, kỹ càng hết sức. Điều này có lợi ích rất lớn, giúp hạn chế các sai sót hay sơ suất đáng tiếc xảy ra.

Làm việc hoặc giao việc cho người có tính kỷ luật cao sẽ làm người khác rất yên tâm. Các công ty hàng đầu trong bất cứ lĩnh vực nào cũng rất chú trọng xây dựng tính kỷ luật cho toàn thể lãnh đạo và nhân viên vì điều này cực kì quan trọng, là tiêu chí sống còn, quyết định sự phát triển của công ty.

Khắc phục được thói lười biếng và trì hoãn

Thông thường chúng ta sẽ bị cảm xúc chế ngự, chẳng hạn như để công việc sang ngày mai, thích chơi thay vì tập trung làm việc, thức dậy muộn thay vì dậy sớm, lười tập thể thao, ăn uống vô độ, mất thời gian cho việc xem tivi, chơi game hay sử dụng mạng xã hội... Nếu rèn luyện được tính kỷ luật, bạn sẽ khắc phục được thói lười biếng và trì hoãn của mình để điều chỉnh hành động ngay.

Tạo ra năng lượng tích cực

kỷ luật là cách duy nhất giúp tạo ra nguồn năng lượng tích cực, lạc quan và tự tin vào bản thân, rèn luyện bản lĩnh mạnh mẽ để làm được những việc mà mình nghĩ rằng không thể. Thay vì than thở, chán nản và bi quan, tính kỷ luật sẽ giúp lấy lại được tinh thần và dựa vào đó để hoàn thành dự định của mình dù có bao nhiêu trở ngại. Ngược lại nếu vô kỷ luật, bạn sẽ bị rối, công việc trì trệ và hiệu quả thấp, dễ dàng sa đà vào các hành động xấu và rất khó thành công.

Nâng cao vị thế

Nếu như người vô kỷ luật thường bị phản hồi và bị đánh giá thấp thì ngược lại, người có kỷ luật được đánh giá cao. Các lãnh đạo luôn coi trọng người có kỷ luật và có xu hướng bồi dưỡng, đào tạo để giúp họ có cơ hội thăng tiến tốt hơn.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân tốt, kỷ luật đóng vai trò quan trọng hàng đầu, nó giúp bạn giữ được uy tín với người khác, kiên trì theo đuổi mục tiêu dù trong tình huống nào, can đảm và tự tin vào bản thân hơn.

Nếu muốn rèn luyện tính kỷ luật bạn bắt buộc phải thực hiện từng ngày từng giờ và trong bất cứ công việc gì. Mặc dù không dễ dàng nhưng các lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại là lí do để rèn luyện. kỷ luật giúp bạn tạo ra các thói quen tốt có lợi cho sức khỏe và công việc, duy trì nguồn năng lượng tích cực, quản lý thời gian hợp lí, dễ dàng hơn để thành công và trở thành người có giá trị.

Đặng Hảo
Bình luận
vtcnews.vn