Đoàn công tác Quốc hội làm việc với doanh nghiệp bị Cục Đăng kiểm Việt Nam hành

Kinh tếChủ Nhật, 06/08/2017 07:28:00 +07:00

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đoàn công tác của Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội đã đến làm việc với công ty Việt Séc.

Sau những phản ánh nhiều năm của công ty Việt Séc, đơn vị áp dụng công nghệ đóng tàu mới bằng vật liệu PPC về việc bị Cục Đăng kiểm Việt Nam “hành” suốt nhiều năm không thể đăng kiểm tàu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trực tiếp chỉ đạo trả lời những kiến nghị của chuyên gia và doanh nghiệp về những khó khăn trong công tác đăng kiểm tàu thuyền bằng vật liệu PPC của công ty Việt Séc (KCN Đông Xuyên, TP Vũng Tàu).

Mới đây, đoàn Đại biểu Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường (KHCN-MT) Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban, dẫn đầu đã có buổi làm việc với phía công ty Việt Séc. Tham gia buổi làm việc còn có các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Video: Công ty Việt Séc chạy thử cano du lịch sức chở 35 người

Ông Vũ Văn Đảo, Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Séc, đã báo cáo tình hình sử dụng vật liệu công nghệ mới PPC (polypropylen copolymer) trong đóng tàu thuyền. Theo ông Đảo, đây là vật liệu có nhiều ưu điểm, không bị gỉ sét, không bị các loài thủy sinh bám vào đáy và thân tàu nên không tốn chi phí bảo trì, bảo dưỡng và không gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ này đã được một số quốc gia như Thụy Sỹ, Đức, Cộng hòa Séc đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc đưa công nghệ này vào đóng tàu thủy lại gặp nhiều khó khăn do công tác đăng kiểm. Thời gian qua, phía doanh nghiệp cũng đã nhiều lần làm đơn kiến nghị gửi nhiều cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng tháo gỡ khó khăn trong công tác đăng kiểm tàu thuyền vật liệu PPC nhưng chưa có kết quả.

Lần này, phía Việt Séc đề nghị Ủy ban KHCN-MT Quốc hội kiến nghị với Quốc hội để yêu cầu các cơ quan đăng kiểm tiến hành kiểm tra cũng như đưa ra kết luận về sử dụng vật liệu này trong đóng tàu tuyền tại Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa những ứng dụng tiến bộ vào việc đóng tàu.

Sau khi nghe ý kiến của doanh nghiệp, các chuyên gia và phía tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Dũng cho biết, trên thế giới đã sáng tạo và ứng dụng công nghệ PPC từ rất lâu, và công ty Việt Séc là doanh nghiệp đưa vào ứng dụng tại Việt Nam, là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này nên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách.

Ông Dũng cho rằng: "Sẽ phải có những kiểm chứng, kiểm tra, nếu đúng thì phải có quy định cụ thể, nếu không thì cũng phải trả lời cho doanh nghiệp".

Kết thúc buổi làm việc, đoàn công tác sẽ ghi nhận và có những hành động phù hợp để kiến nghị, báo cáo trình Chủ tịch Quốc hội để yêu cầu các cơ quan có liên quan nhanh chóng có hướng xử lý phù hợp, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

IMG_20170802_104239

 Mặc dù rất nhiều cấp từ Bộ GTVT đến Quốc hội đã chỉ đạo giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp đăng kiểm nhưng Cục Đăng kiểm Việt Nam vẫn làm khó.

Ông Đảo cho biết thêm, vật liệu PPC được sản xuất  tại CH LB Đức, bắt đầu được ứng dụng trong việc chế tạo tàu thuyền từ những năm 1995 tại CH-Séc. Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nước sử dụng sản phẩm và đánh giá rất cao vì có nhiều đặc tính ưu việt.

Năm 2011, ông Đảo đưa công nghệ này về Việt Nam. Đến nay, Việt Nam là nước duy nhất mà Séc chuyển giao công nghệ đóng tàu hiện đại này.

Năm 2013, công ty đóng tàu cho Hải quân. Sau khi xem xét năng lực của nhà máy, và công nhận đăng kiểm của CS Lloyd (một đơn vị đăng kiểm của CH-Séc, Đăng kiểm Hải quân (Bộ Quốc phòng) đăng kiểm cho hàng loạt tàu PPC của công ty cung cấp cho lực lượng vũ trang.

Sau khi đóng thành công hàng loạt tàu loại lớn cho cảnh sát biển, công ty nhận được nhiều đơn hàng đóng tàu dân sự. Tuy nhiên, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) không chấp nhận đăng kiểm với lý do Việt Nam chưa có “Quy chuẩn kỹ thuật” đóng tàu thuyền PPC. Việc này khiến ông Đảo phải hủy và đền bù nhiều hợp đồng trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đức Thuận
Bình luận
vtcnews.vn