DN phần mềm Việt: Thắng sân khách, khó sân nhà

Kinh tếThứ Sáu, 28/02/2014 12:02:00 +07:00

(VTC News) - Thực trạng chung của cc doanh nghiệp phần mềm hiện nay l thường thắng lớn tại nước ngoi nhưng v cng kh khăn khi kinh doanh ở Việt Nam.

(VTC News) - Thực trạng chung của cc doanh nghiệp phần mềm hiện nay l thường thắng lớn tại nước ngoi nhưng v cng kh khăn khi kinh doanh ở Việt Nam.

Khó trên sân nhà

Nhận định trên được ông Chu Tiến Dũng Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty phần mềm Quang Trung, đưa ra khi nói về hoàn cảnh hiện tại của các doanh nghiệp phần mềm trong nước. Đa phần các doanh nghiệp đều cảm thấy có thể thắng dễ dàng khi ra quốc tế, nhưng khi trở về "sân nhà" đều rất chật vật.
phan mem

Mặc dù khá thành công trên thị trường quốc tế nhưng các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn loay hoay với bài toán nội địa

Có khá nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn ở nước ngoài với mức tăng trưởng 20-30%, thậm chí có cả 100% nhưng khi triển khai trong nước lại rất èo uột, doanh thu thấp. Mặc dù thị trường nội địa rất tiềm năng và nhiều cơ hội nhưng sao doanh nghiệp nào cũng kêu khó? ông Dũng đặt ra câu hỏi.

Để giải quyết bài toán "sân nhà", theo ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Công ty FPT IS, điều được các doanh nghiệp phần mềm đang mong đợi hiện nay chính là "niềm tin" từ các cơ quan nhà nước. Hãy tin và giao chúng tôi nhiều hợp đồng cấp quốc gia, cấp ngành trong lĩnh vực phần mềm, CNTT, chúng tôi sẽ mang lại gấp 5 lần ngoại tệ cho đất nước, ông Bảo kêu gọi.

Theo ông Bảo, không chỉ Chính phủ mà ngay cả những khách hàng tư nhân trong nước giao việc cho doanh nghiệp phần mềm nội địa cũng sẽ là động lực quan trọng giúp những đơn vị trong ngành thành công hơn nữa ở thị trường quốc tế, qua đó giúp thương hiệu phần mềm Việt chinh phục thế giới.

Cùng quan điểm trên, ông Lê Doãn Hợp nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng doanh nghiệp cần thẳng thắn đề nghị Chính phủ hỗ trợ những gì mình cần. Nếu doanh nghiệp cam đoan Chính phủ đầu tư 1 đồng, chúng tôi sẽ tạo ra 10 đồng thì lúc đó Chính phủ chắc chắn sẽ đầu tư.

Ông Mike MacDonald, Giám đốc Công nghệ khu vực Đông Nam Á của Huawei, cũng đưa ra lời khuyên Chính phủ Việt Nam cần có nhiều hơn nữa các chính sách khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm trong nước. Cụ thể, tạo những ưu đãi về thuế nhằm thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực như game, ứng dụng...

Thắng lớn trên sân khách

Theo thống kê của Hội tin học Việt Nam, trong năm 2012, doanh thu từ dịch vụ phần mềm đạt trên 1 tỷ USD, xuất khẩu chiếm khoảng 20-25%. Hiện cả nước đang có 1.000 doanh nghiệp phần mềm với số nhân lực gần 80.000 người.

Trong khi đang loay hoay với bài toán doanh thu từ nội địa, phần lớn các doanh nghiệp trong nước khi "đánh" ra nước ngoài đều thu được thành công đáng kể. Trong lĩnh vực phần mềm, Việt Nam được đánh giá hiện có trình độ tương đương với các quốc gia hàng đầu tại khu vực tại Đông Nam Á.

Nói về việc xuất ngoại của doanh nghiệp phần mềm Việt, ông Đỗ Cao Bảo Chủ tịch FPT IS, khẳng định cơ hội đang là rất nhiều. Bản thân FPT IS, lúc đầu triển khai đã gặp phải nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng kiên trì và đến nay đã bắt đầu có kết quả tốt, ông Bảo chia sẻ.

Theo ông Bảo, cách đây 15 năm, làn sóng thứ nhất là gia công phần mềm đã có nhiều thành công nhất định, trong 1 - 2 năm gần đây bắt đầu xuất hiện làn sóng thứ hai là xuất khẩu giải pháp, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt ra nước ngoài. Với làn sóng này, FPT đã có nhiều phần mềm được triển khai trong lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, y tế ... ở nhiều nước trong khu vực và thế giới.

“Bắt đầu từ tháng 7/2013, FPT bắt đầu nhận được cơ hội trong các gói thầu về xuất khẩu giải pháp phần mềm, ban đầu chỉ là 50 triệu USD, và sau đó tiến liên tục 70 triệu rồi 90 triệu USD và đạt 120 triệu USD vào tháng 12/2013. Dự kiến trong năm 2014, chúng tôi sẽ nhận được hơn 150 triệu USD từ các gói thầu, ông Bảo chia sẻ.

Đồng thời Chủ tịch FPT IS cũng đúc rút kinh nghiệm, nếu các doanh nghiệp phần mềm trong nước nhận được nhiều dự án từ các cơ quan nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những đơn vị này có cơ hội chiến thắng ở sân chơi quốc tế.

Tiêu biểu là trường hợp phần mềm cấp phát ngân sách quản lý của FPT IS làm cho Bộ Tài chính, sau khi thành công ở Việt Nam đã được triển dự án tương tự ở Campuchia với trị giá lên tới 10 triệu USD. Hiện một số quốc gia ở khu vực ASEAN, châu Phi và Mỹ La tinh cũng đang có nhu cầu triển khai phần mềm này, ông Bảo cho biết.

Thanh Huyền
Bình luận
vtcnews.vn