Đình cổ hơn 500 tuổi giữa thủ đô sắp sập

Thời sựThứ Hai, 17/03/2014 03:55:00 +07:00

Đình làng Đa Chất (Phú Xuyên, Hà Nội), một trong những ngôi đình cổ còn sót lại giữa Thủ đô hiện đang xuống cấp trầm trọng.

Đình làng Đa Chất (Phú Xuyên, Hà Nội), một trong những ngôi đình cổ còn sót lại giữa Thủ đô hiện đang xuống cấp trầm trọng.

Theo sử sách ghi lại, đình làng Đa Chất đã có lịch sử hơn 500 năm tuổi. Ngôi đình này thờ Trung thành Đại Vương. Tương truyền, khi đánh giặc trở về, ông đã lập đình tại làng Đa chất, sau đó hóa thân tại dòng sông cạnh làng. Từ đó, dân làng thay nhau hương khói cho ngôi Đình.

Tuy nhiên, những năm gần đây, đình đang xuống cấp trầm trọng. Người dân trong làng hàng năm có tu sửa, nhưng do không đủ kinh phí nên chỉ sửa được một phần như đảo ngói, đưa thêm những cột gỗ chống đỡ cho các cột đã bị mối mọt mục nát.
Phía cổng đình Đa Chất (Phú Xuyên- Hà Nội)
Đưa chúng tôi đến tận đình, bà Nguyễn Thị Liên (66 tuổi, thôn Đa Chất) xót xa: “Mấy năm nay Đình xuống cấp quá. Mỗi khi trời mưa gió, mọi người không dám vào. Có hôm, đang họp trong Đình thì trời nổi gió, mưa to, mọi người phải chạy về hết vì đình dột và sợ bị sập”.

Ông Nguyễn Văn Tuyên (trưởng thôn Đa Chất) cho biết: “Hiện nay, Đình đã xuống cấp rất nhiều, các cột kèo bị mục ruỗng, mái ngói dột nát mỗi khi trời mưa. Chúng tôi đã báo cáo về thực trạng xuống cấp của đình và xin kinh phí trùng tu lên cấp trên cách đây 3 năm nhưng vẫn chưa có kinh phí gửi về”.
Phía cổng đình Đa Chất (Phú Xuyên- Hà Nội)
Phía cổng đình Đa Chất (Phú Xuyên- Hà Nội)  
Trước kia, đình có cấu trúc 3 nóc 8 mái cong vút đầu đao. Do chiến tranh tàn phá, hiện chỉ còn 2 mái phía trước. Đình hướng mặt ra sông theo hướng Đông Nam đón gió lành. Phía trước có một hồ nhỏ, và hai con rồng đá chầu trước đình.

Đình thôn Đa Chất không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân mà còn lưu giữ bản ghi chép của một loại ngôn ngữ Văn Lang – Âu Lạc cổ, lưu giữ nét truyền thống về nghề làm cối xay lúa bằng tre của người dân trước kia. Bên trong Đình vẫn đặt chiếc cối xay để các thế hệ con cháu được ngắm nhìn, nhớ lại truyền thống của cha ông.
Các cột kèo của đình cổ đã bị mục nát, xuống cấp trầm trọng
Các cột kèo của đình cổ đã bị mục nát, xuống cấp trầm trọng 
Là người trực tiếp trông coi, phải chứng kiến cảnh Đình ọp ẹp xuống cấp từng ngày, cụ Đoán nhiều lần kêu gọi bà con cùng chung tay khắc phục. Cụ đi xin từng cây bạch đàn của các gia đình trong làng, kêu gọi các thành viên hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh góp sức dựng tạm các cột chống thay thế những cột đã dột nát.

Theo người dân nơi đây cho biết, Sở Văn hóa đã có nhiều đoàn kiểm tra thực tế về thực trạng và đưa vào 1 trong 5 di tích cần bảo tồn của Hà Nội, nhưng vẫn chưa cải thiện được gì, Đình vẫn ngày đêm chờ …sập.


Vừa thu dọn, lau sạch chiếc kiệu rước để trong Đình, cụ Đoán thở dài: “Đình xập xệ lắm rồi, các kèo bị mối ăn tuột ra khỏi cột, không chống đỡ tạm thì sập chết người. Có đến cả chục đoàn của các cơ quan chức năng đến kiểm tra nhưng đến rồi lại đi thôi. Chưa khắc phục được gì cho Đình cả”.

Một số hình ảnh xuống cấp tại đình cổ hơn 500 tuổi ở Đa Chất (Phú Xuyên- Hà Nội):

Cụ Đoán (người trông coi đình) chỉ những cây cột trong đình bị mục ruỗng phải chống tạm bằng hai cây gỗ nhỏ
Cụ Đoán (người trông coi đình) chỉ những cây cột trong đình bị mục ruỗng phải chống tạm bằng hai cây gỗ nhỏ
Cụ Đoán (người trông coi đình) chỉ những cây cột trong đình bị mục ruỗng phải chống tạm bằng hai cây gỗ nhỏ
Cụ Đoán (người trông coi đình) chỉ những cây cột trong đình bị mục ruỗng phải chống tạm bằng hai cây gỗ nhỏ 
Mái kèo bị mối, mọt ăn mục ruỗng phải dùng nhiều cây gỗ nhỏ chống đỡ
Mái kèo bị mối, mọt ăn mục ruỗng phải dùng nhiều cây gỗ nhỏ chống đỡ 
Hàng cột chống trước đại đình hỏng nhiều phải dùng cây bạch đàn chống tạm
Hàng cột chống trước đại đình hỏng nhiều phải dùng cây bạch đàn chống tạm 
 

Hàng cột chống trước đại đình hỏng nhiều phải dùng cây bạch đàn chống tạm
Hàng cột chống trước đại đình hỏng nhiều phải dùng cây bạch đàn chống tạm
 
Hàng cột chống trước đại đình hỏng nhiều phải dùng cây bạch đàn chống tạm
 Người dân Đa Chất mong muốn các cấp chính quyền quan tâm cấp kinh phí để có tiền tu sửa lại đình.

» Đình cổ Hà Nội biến thành... nhà nghỉ, cửa hàng nội y

Theo Infonet

Bình luận
vtcnews.vn