Điểm hẹn văn nghệ

Điểm hẹn văn nghệ

Podcast Văn học - Nghệ thuật

Chương trình “Điểm hẹn văn nghệ” - nơi gặp gỡ dành cho những người yêu văn nghệ trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • Danh sách chương
  • Cùng thể loại

Em gọi mùa thu đi hoang cùng gió

29:59

“Anh ủ em vào đâu / Mà mùa thu đứng bên hiên dịu hiền quá đỗi / Hình như anh vẽ em / Bằng đôi mắt tình nhân” (nhạc sĩ Bùi Tiến Thường phổ nhạc bài thơ “Mùa thu” của nhà thơ Vân Anh (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam).

Xem thêm

“Đợi”: Nắng tắt còn em đứng mãi đây!

29:32

Em đứng trên cầu đợi anh / Đứng một ngày đất lạ thành quen / Đứng một đời đất quen thành lạ / Nước chảy... kìa anh, em đợi anh. (Bài hát “Đợi” do nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc cho bài thơ cùng tên của nhà thơ Vũ Quần Phương).

Xem thêm

Có một Hà Nội trong tôi

29:59

“Có một Hà Nội trong tôi / vẫn âm thầm lặng lẽ / thả hương thơm ngan ngát lối về / Có câu thơ/ buộc từng tiếng ve/ treo lơ lửng ngọn me cành sấu / có tình yêu / vụng nơi cất dấu / mượn lá sen ủ giữa cốm Vòng...”(Ca khúc “Có một Hà Nội trong tôi” do nhạc sĩ Trọng Lưu phổ nhạc cho bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Hà).

Xem thêm

Giải thưởng hội nhà văn Việt Nam 2019

29:51

8 tác phẩm được trao giải: Tập ký sự “Trụ lại” của nhà văn Hồ Duy Lệ, tập truyện ngắn “Quán thủy thần” của nhà văn Nguyễn Hải Yến; hai tập thơ “Bay trong mơ” của nhà thơ Trần Quang Đạo và “Nguồn” của nhà thơ Trần Quang Quý; ba tác phẩm lý luận phê bình “Nhận diện và lý giải các hiện tượng văn học” của PGS.TS Phan Trọng Thưởng, “Những sinh thể văn chương Việt” của PGS.TS Lý Hoài Thu, “Tư tưởng và phong cách nhà văn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Trần Đăng Suyền; tập thơ dịch “Kiếm

Xem thêm

“Hà Nội cúc họa mi”: em đi mãi đến bao giờ trở lại?

29:54

“Em mang hương phù sa / Từ phía sông Hồng / Ngõ nhỏ nhà tôi / Bến nước Chương Dương…” (Bài hát “Hà Nội cúc họa mi” của nhạc sĩ Đào Quang Minh phổ thơ từ hai bài thơ: “Chim họa mi” của nhà thơ Diệp Minh Tuyền và “Cúc họa mi” của tác giả Gió Phương Nam).

Xem thêm

Art In The Forest: Chương trình nghệ thuật thị giác vì cộng đồng

29:52

Được tổ chức thường niên từ năm 2015 tại Flamingo Đại Lải Resort, đến nay Art In The Forest trưng bày hàng chục tác phẩm hội họa, điêu khắc của các nghệ sĩ trong nước và nước ngoài.

Xem thêm

Kịch ngắn về Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

28:54

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu” phát sóng trực tiếp vào ngày 21/08. Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 là một trong những đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam đã tham gia tổ chức sự kiện này. Bốn vở kịch ngắn: “Miền Nam trong trái tim Người”; “Đêm giao thừa”; “Nỗi đau” và “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” xoay quanh những câu chuyện quen thuộc như Bác mong muốn được vào thăm đồng bào miền Nam nhưng điều kiện sức khỏe không cho phé

Xem thêm

“Kim Liên một thuở”: Ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội

29:41

Với gần 300 trang, cuốn sách là hồi ức của tác giả Vũ Công Chiến về những năm tháng sinh sống, gắn bó với khu tập thể Kim Liên. Những bỡ ngỡ của ngày đầu tiên đến nơi ở mới, dần dần mọi thứ cũng trở nên quen thuộc được nhà văn kể lại sống động qua từng trang sách.

Xem thêm

Lời ru trống đồng

29:31

“Nghe dạt dào dòng sông, in cánh chim Lạc xưa / Nghe dạt dào thời gian, thương nhớ câu đò đưa / Lời mẹ ru con theo giấc mơ bình yên / Vẫn ngàn năm trông chờ…” (Bài hát “Lời ru trống đồng” do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc phổ nhạc, lời thơ của tác giả Phan Đan).

Xem thêm

Một trong những tiểu thuyết sâu sắc nhất của văn chương Đức đương đại

29:08

Xuất bản năm 1968, “Giờ Đức văn” của nhà văn Siegfried Lenz biểu hiện mối xung đột giữa nhiệm vụ với lương tâm, đạo đức dưới hình thức kỳ quái và rối rắm trong câu chuyện đầy sức thuyết phục.

Xem thêm

Phim có doanh thu “khủng” đoạt giải Bông sen Bạc

29:07

Từng phá kỷ lục phòng vé với doanh thu 190 tỷ đồng, bộ phim “Cua lại vợ bầu” bắt đầu bằng việc mối tình 7 năm giữa Trọng Thoại (do Trấn Thành thủ vai) và Nhã Linh (do Ninh Dương Lan Ngọc đóng) đang gặp nhiều thử thách. Rồi Quý Khánh (do Anh Tú đảm nhiệm) xuất hiện như một “cú giáng” cho tình yêu giữa họ. Nhưng phim chưa dừng lại ở đó khi Nhã Linh bất ngờ mang bầu từ một sự việc. Rắc rối hơn, cô cũng không biết ai là tác giả của em bé đang lớn dần trong bụng.

Xem thêm

Tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý VHNT.

29:46

Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học - Nghệ thuật Trung ương đã tổ chức hội nghị tập huấn “Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật” tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (tháng 8/2019) và khu vực phía Nam (9/2019).

Xem thêm

Tiếng Việt ơi Tiếng Việt ân tình

29:35

“Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết / Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi / Như vị muối chung lòng biển mặn /Như dòng sông thương mến chảy muôn đời...”. Bài hát “Tiếng Việt” do nhạc sĩ Lê Tâm phổ từ bài thơ “Tiếng Việt” của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Ca khúc này là sự gặp gỡ của hai tâm hồn đồng điệu.

Xem thêm

Thế giới đầy chất thơ qua tập tản văn “Bốn mùa, trời và đất”

28:58

Bằng ngôn từ tinh tế nhưng sắc bén, khả năng theo đuổi những liên tưởng trữ tình đáng kinh ngạc, nhà văn Hungary Márai Sándor tạo ra một thế giới với vẻ đẹp tráng lệ và não nùng của cuộc sống với những giá trị tinh thần bền vững.

Xem thêm

Thơ phổ nhạc “Chị ấy hát ru”

29:57

Bài hát của nhạc sĩ Minh Quang lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của tác giả Vũ Toán, đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội.

VOV6 bình chọn Sự kiện Văn học-Nghệ thuật nổi bật 2019

02:20

Hoạt động VHNT chào mừng các ngày lễ lớn; Phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT; Liên hoan phim Việt Nam; Đại hội Hội Mỹ thuật Việt Nam... là những sự kiện VHNT nổi bật năm 2019 do Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) bình chọn.

Xem thêm

“Miền trung ơi”: Lần bén duyên thứ ba giữa thơ và nhạc của hai tâm hồn nghệ sĩ

29:27

- Trong những ngày bão lũ liên tục dày vò mảnh đất miền Trung đã có nhiều bài thơ, bài hát xúc động ra đời khiến chúng ta phải nghẹn ngào, xa xót. Là người con của xứ Nghệ, nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ đã gửi gắm những tâm sự, những cảm xúc riêng tư đối với gia đình để hòa vào tình yêu đối với mảnh đất anh hùng trong bài thơ “Miền trung ơi”. Chính điều này đã khơi gợi sự đồng điệu của nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn, và người nhạc sĩ đã phổ nhạc cho bài thơ này. - Giai thoại văn nghệ sĩ: Hai mẩu chuyện vui về n

Xem thêm

“Buổi sáng mùa xuân”: Tâm trạng xa quê của người con Hà Nội

25:22

- Phóng viên chương trình giới thiệu tổng quan về sự giao thoa, hòa quyện giữa nghệ thuật sơn mài Việt Nam và Nhật Bản trong triển lãm “Câu chuyện phương Đông” của nghệ sĩ Triệu Khắc Tiến – Phó Trưởng khoa Hội họa, Đại học Mỹ thuật Việt Nam. - “Buổi sáng mùa xuân” là bài hát được nhạc sĩ Trần Đinh Lăng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Kim Nhường. Nhạc sĩ Trần Đinh Lăng bắt gặp những hình ảnh đặc trưng của thời tiết mùa xuân miền Bắc, nỗi nhớ về quê càng sâu đậm trong anh, và cũng từ sự

Xem thêm

“Ngàn đời con nhớ Mẹ, Mẹ ơi”: Lời tự sự về những hy sinh lớn lao của thế hệ cha chú đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc

24:56

- Bộ phim tài liệu Chư Tan Kra của đạo diễn Vũ Minh Phương. - Những chia sẻ của Nhà báo, Đại uý Lý Hữu Lương về những bài thơ về người lính. - Tứ thơ lạ cộng với lòng biết ơn sâu lặng đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc đã giúp nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh có thêm động lực và cảm hứng để phổ nhạc cho bài thơ “Mẹ ơi” của nhà thơ Lê Huy Hạnh. Ca khúc “Ngàn đời con nhớ Mẹ, Mẹ ơi” có tiết tấu nhẹ nhàng, âm hưởng da diết như cắt cứa vào trái tim người thưởng thức về những hy sinh lớn lao

Xem thêm

“Giấu em trong mùa thu”: Bản ballad sâu lắng nhẹ nhàng về tình yêu lứa đôi trong hoài niệm

25:05

- Những chia sẻ về Trại sáng tác văn học thanh thiếu nhi 2022 do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên tổ chức. - “Giấu em trong mùa thu” - Giai điệu sâu lắng về mùa thu tuyệt đẹp với tình yêu đã qua chỉ còn trong ký ức được nhạc sĩ Trần Nghệ phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Thiện Đức. Những nét buồn phảng phất trong thơ như đồng điệu với trái tim của nhạc sĩ. Nỗi buồn da diết phảng phất bởi sự cô đơn, trống vắng khi tình yêu lứa đôi chỉ còn trong ký ức của hai người… - Cảm nhận tri

Xem thêm

“Tình ca Tây Bắc”: Bản tình ca của đất nước

30:00

Trong chuyến công tác về các tỉnh phía Bắc năm 1957, nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh tình cờ bắt gặp bài thơ “Núi Mường Hung, dòng sông Mã” của nhà thơ Cầm Giang. Phát hiện ra những câu thơ mộc mạc, giản dị mà rất gợi cảm, nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh như tìm thấy sự đồng cảm, đồng điệu với tác giả thơ để cho ra đời ca khúc “Tình ca Tây Bắc”. Ca khúc là bản tình ca giàu ý nghĩa để chúng ta mỗi khi nhìn về chiều sâu lịch sử văn hóa của dân tộc đều thấy ấm áp, tự hào…

Xem thêm

“Sông Sung quê tôi”: Nỗi niềm của người con về dòng sông quê

24:30

- Những ý kiến đánh giá của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam về triển lãm điêu khắc “Con giống”. - “Sông Sung quê tôi”: Ca khúc mang giai điệu dịu êm da diết, sâu lắng về con sông quê hương được nhạc sĩ Nguyễn Xuân Trí phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Mai Xuân Thiện. Ca khúc với âm hưởng dân gian miền Trung, là tình cảm sâu nặng ân tình của người nhạc sĩ muốn gửi tới chúng ta về tình yêu đối với quê nhà… - Cảm nhận về bộ phim điện ảnh “Nghề siêu dễ” của đạo diễn Võ Thanh Hòa. - Nhà văn

Xem thêm

“Hà Nội mùa thu vắng em”: Tình khúc thu mới của nhạc sĩ Ngọc Khuê

25:01

Mùa thu Hà Nội gắn liền với những hình ảnh lãng mạn, những câu chuyện tình thi vị, dịu dàng nên khi gặp bài thơ “Hà Nội mùa thu vắng em” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng giữa tiết trời mùa thu Hà Nội, nhạc sĩ Ngọc Khuê cảm thấy đồng điệu trong cảm xúc và đã phổ nhạc cho bài thơ. Lấy âm nhạc mang chất thu, nhạc sĩ Ngọc Khuê đã viết nên câu chuyện tình mùa thu có nét riêng nhưng cũng rất đại chúng, đó là nỗi nhớ bạn gái - một bác sĩ đang ở Sài Gòn, nơi tuyến đầu chống dịch của một chàng trai giữa tiết

Xem thêm

"Thổn thức" cùng "Một lần yêu" (nhạc sĩ Lê Trọng Nghĩa)

24:43

- Đồng hành cùng BTV Anh Thư nhìn lại một liên hoan phim vượt khó thành công. - Những cảm xúc, mỹ cảm từ lời thơ của bài thơ cùng tên của tác giả Huy Tiên đã gợi cảm hứng âm nhạc để nhạc sĩ Lê Trọng Nghĩa phổ nhạc cho bài hát “Một lần yêu”. Sự hòa điệu tâm hồn đã chắp cánh những giai điệu đầy bay bổng và lãng mạn cho tứ thơ… - Những cảm nhận của bạn trẻ Trần Thảo Nhi về tập truyện ngắn “Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa”.

Xem thêm

Mùa xuân xứ Bắc: Câu chuyện về mùa xuân, về tình yêu

29:19

Từ sự đồng điệu về cảm xúc của người nhạc sĩ với tác giả thơ, ca khúc “Mùa xuân xứ Bắc” được nhạc sĩ Quang Hải phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Vân Khánh. Âm nhạc chắp cánh cho thơ ca tạo nên một đời sống tiếp nhận mới, khiến câu chuyện tưởng chừng như riêng tư của tác giả thơ thành câu chuyện của nhiều người khi nghĩ về mùa xuân, nghĩ về tình yêu.

Xem thêm

“Xuân xa nhà”: Ca khúc gợi cảm xúc mãnh liệt thiết tha về mẹ, về quê hương

25:17

- Những trao đổi của phóng viên chương trình với nhà văn Uông Triều. - Ấn tượng về bài thơ bắt đầu từ những hình ảnh giản dị, mộc mạc gợi nhớ về những ngày Tết xa quê, “Xuân xa nhà” là ca khúc nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Dương đã phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Phương Thảo. Mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc da diết, tình cảm sâu lắng thể hiện nỗi niềm của những người con xa quê mong muốn trở về... - Cùng cảm nhận tác phẩm tranh sơn mài Tiếp nối (họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc) qua bài viết

Xem thêm

“Chái cáy, con đường xưa”: Kỷ niệm đẹp về mối tình đầu

29:56

Là đôi bạn thân thiết nên khi đọc bài thơ "Chái cáy" của nhà thơ Nguyễn Bá Thắng, hiểu câu chuyện trong thơ, nhạc sĩ Lê Minh đã phổ nhạc cho thơ như một món quà ý nghĩa gửi tặng đến người bạn của mình. Ca khúc gợi nhớ đến những ký ức và kỷ niệm đẹp về mối tình của tác giả thơ và cô gái người dân tộc thiểu số ở vùng cao tỉnh Tuyên Quang năm nào…

Xem thêm

“Tình khúc Nguyệt hồ”: Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng và cơ duyên khơi nguồn cảm hứng âm nhạc từ ý thơ

30:01

Những ý thơ ngắn của thể thơ bốn chữ trong bài “Nguyệt hồ” của tác giả thơ Nguyễn Khắc Hào đã gợi mở cho nhạc sĩ Trần Thanh Tùng về những giai điệu trẻ trung, tươi mới, để ông phổ chất nhạc mang hơi thở đương đại và cho ra đời ca khúc mang khát vọng của một miền đất quê...

Xem thêm

Tiểu thuyết “Phố” của nhà văn Chu Lai

07:16

Tiểu thuyết “Phố” của nhà văn Chu Lai nói về cuộc sống của những người Hà Nội giai đoạn đầu đổi mới, khoảng đầu những năm 1990. Tác giả đã dựa trên truyện ngắn “Phố nhà binh” viết năm 1991 để viết tiểu thuyết “Phố” một năm sau đó. “Phố” đã mang đến cho độc giả rất nhiều xúc cảm khác nhau, có vui, có buồn và hơn nữa có cả sự cảm mến nhà văn gốc Hưng Yên bởi sự thấu hiểu của ông về Hà Nội.

Xem thêm

Tiểu thuyết Nga “Và một ngày dài hơn thế kỷ”: tài năng của nhà văn Aitmatov

05:41

Tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện của bác công nhân đường sắt Edigay. "Ngày dài hơn thế kỷ" chính là ngày Edigay chôn cất người bạn quá cố Cadanggap đồng thời cũng nhìn lại quãng đời ngót 40 năm qua của mình với những sự việc đáng ghi nhớ cùng những niềm vui và nỗi buồn không thể nào quên…

Xem thêm

“Vỡ bờ”: Tiểu thuyết sử thi thành công của nhà văn Nguyễn Đinh Thi

10:58

Tiểu thuyết “Vỡ bờ” của nhà văn Nguyễn Đình Thi từ khi ra đời đã được xem là 1 tác phẩm đồ sộ về quy mô và đề tài. Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, cho đến ngày nay, tác phẩm vẫn thu hút người đọc bởi những trang văn đẹp và sức quyến rũ đặc biệt trong tính cách của từng nhân vật.

Xem thêm

“Hoa sữa tuổi thơ”: Thổn thức với tình cảm thuở ban đầu

07:09

“Tôi yêu lắm mùa hoa sữa nở/ Hoa rụng ven hè gợi nhớ bước chân qua”... Sự kết hợp giữa âm nhạc và ca từ đã khiến bài hát “Hoa sữa tuổi thơ” của nhạc sĩ Đào Quang Minh phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Đào Trọng Thắng có chỗ đứng riêng trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Tình yêu được gửi gắm thông qua hoa sữa, tuy có vẻ không mới nhưng điều khiến chúng ta thổn thức cùng ca từ chính là thứ tình cảm thuở ban đầu quấn quýt vấn vương…

Xem thêm

“Làm bạn với bầu trời”: “Giải thưởng Hiệp sĩ dế mèn” năm 2020

08:07

Giải thưởng “Hiệp sĩ dế mèn” của năm 2020 đã thuộc về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với cuốn truyện dài “Làm bạn với bầu trời”. Đây là tác phẩm thứ 45 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh do NXB Trẻ ấn hành. Với phong độ sáng tác đều đặn về đề tài trẻ thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn nhận được tình cảm yêu mến của độc giả nhỏ tuổi. “Hoàng tử bé của thế giới tuổi thơ” là biệt danh thân thương các bạn thiếu nhi dành cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Xem thêm

Ca khúc “Thu hát cho người” và những giai thoại

03:40

“Thu hát cho người” là bài hát viết về một người con gái có tên “Thu”, cô gái đã làm trái tim hai chàng nhạc sĩ quê Quảng Nam điêu đứng, đó là Vũ Đức Sao Biển và Đinh Trầm Ca. Cô Thu lúc đó tuổi mới mười tám, đôi mươi là nữ sinh trường Trung học Tiểu La, Thăng Bình, Quảng Nam. Cô gái có mái tóc dài, khuôn mặt trái xoan, làn da trắng hồng... đã trở thành cô gái trong mộng của cả hai chàng trai.

Xem thêm

"Chuyện đêm mưa": Cảm xúc nuối tiếc về tình yêu lỡ làng của người con gái

24:28

- “Chuyện đêm mưa” là câu chuyện bằng âm nhạc về tình yêu đôi lứa nhẹ nhàng, sâu lắng và lãng mạn được Nhạc sĩ Hồ Nhật Minh phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Phan Huyền Thư. Người nhạc sĩ đã biến câu chuyện của đêm mưa trở thành một bản ballad trữ tình đầy xúc cảm với những giai điệu quen nhưng vẫn đủ tạo ấn tượng để người nghe vẫn cảm nhận được cái hồn của nội dung bài thơ khi được âm nhạc chắp cảnh… - Trò chuyện cùng Nhà báo anh Tuấn về thực trạng vấn nạn vi phạm bản quyền đối với các tác

Xem thêm

“Cát bụi nào nghìn tuổi ngẩn ngơ bay”: Lời tâm sự về triết lý cuộc đời của người lính xây dựng

29:47

Ấn tượng với ý nghĩa bài thơ dành tặng các kỹ sư đường băng, và đánh giá cao thủ pháp ẩn dụ mà nhà thơ sử dụng trong từng ý thơ, câu từ, ca khúc “Cát bụi nào nghìn tuổi ngẩn ngơ bay” đã được nhạc sĩ Ngọc Khuê phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Ca khúc được viết như tác phẩm âm nhạc thính phòng pha chất dân gian, tiết tấu chậm, tình cảm sâu đậm, có tính giãi bày...

Xem thêm

“Cha yêu”: Giai điệu sâu lắng về tình cha con ấm áp

25:09

- Những chia sẻ của phóng viên Đài TNVN về 17 tác phẩm hội họa do họa sĩ Đào Hải Phong minh họa cho cuốn sách “Gió đầu mùa” và “Hà Nội 36 phố phường” của nhà văn Thạch Lam. - “Cha yêu” được NSND-Nhạc sĩ Doãn Tiến phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Lan Hương. Bài hát là sự đồng cảm về tình phụ tử sâu sắc, thắm thiết, về những kỷ niệm cha con khắc sâu. Bài hát gửi gắm thông điệp “Dù ta có lớn khôn, hiểu biết đến đâu cũng không thể thấu hết tình cha. Hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể”… - Thưởng

Xem thêm

“Về đi anh”: Nỗi lòng của người vợ, người mẹ luôn ngóng đợi ngày chiến thắng trở về của người thân

29:53

-Bắt gặp bài thơ qua lời giới thiệu của một người bạn, nhạc sĩ Mai Kiên nhanh chóng đồng điệu với nội dung và cảm xúc của bài thơ mang lại, ca khúc “Về đi anh” đã được nhạc sĩ phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Thùy Dương. Và để chắp cánh giai điệu cho bài thơ, nhạc sĩ Mai Kiên đã đưa những giai điệu phù hợp cho mỗi ý thơ và khổ thơ để tạo nên một tác phẩm thơ-nhạc trọn vẹn đầy xúc cảm. Ca khúc với chất nhạc tha thiết nhuốm chút buồn của mùa thu nhưng vẫn dạt dào, chất chứa nhiều hy vọng… -Thư

Xem thêm

“Khách đến chơi nhà”: Ca khúc đậm đà xứ Kinh Bắc

29:31

Ca khúc “Khách đến chơi nhà” - một ca khúc đậm đà xứ Kinh Bắc - là sự kết hợp giữa nhạc sĩ Lê Minh - quê xứ Thanh cùng tác giả thơ Đỗ Việt Dũng - quê Hà Nam. Ở bài hát này, người phổ nhạc gần như giữ nguyên vẹn từng ý thơ, từng câu từ của bài thơ “Ra ngõ mà trông” của tác giả thơ. Ca khúc với lời mở đầu khách đến chơi nhà của làn điệu quan họ cổ đã làm say lòng bao bước chân lữ khách…

Xem thêm

“Mùa xuân tình yêu”: Những rung động tình yêu của người con gái đang ở độ xuân xanh

24:46

- Từ bài thơ cùng tên của tác giả Trương Quang Thứ, nhạc sĩ Hồ Hữu Thới đã phổ nhạc cho bài thơ và mang đến cho người nghe những giai điệu mượt mà, ân tình, lắng sâu lòng người. Với ca khúc “Mùa xuân tình yêu”, nhạc sĩ Hồ Hữu Thới gần như mượn hoàn toàn ý thơ của tác giả thơ, và ông đã khéo léo lồng ghép chất Nghệ qua giai điệu ca khúc. Với nhạc sĩ Hồ Hữu Thới giai điệu ấy thân thương như mọi miền quê và có hơi thở không bao giờ cũ. Từng vần thơ, từng ca từ nói hộ tiếng lòng nhớ thương, rung độn

Xem thêm

“Hà Nội phố đêm” - Những cung bậc cảm xúc thẳm sâu về con người, cảnh vật Hà Nội

25:33

- Những chia sẻ của Phóng viên Đỗ Anh Vũ về hội thảo “Văn học trẻ hôm nay, mạch riêng và nguồn chung”. - “Hà Nội phố đêm” được nhạc sĩ Thế Bảo phổ từ bài thơ “Phố đêm” của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Bài thơ được chắp cánh bằng giai điệu với âm hưởng nhẹ nhàng, dạt dào cảm xúc, thiết tha tình cảm, góp phần làm đẹp thêm Hà Nội. - Thưởng thức truyện ngắn “Ăn tối” của tác giả Chu Thùy Anh. - Giai thoại về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Xem thêm

“Sài Gòn sẽ vui”: Ca khúc gửi gắm tình cảm ấm áp, sự cổ vũ động viên tới Thành phố mang tên Bác trong cuộc chiến đại dịch Covid 19

29:57

Ca khúc “Sài Gòn sẽ vui” là một bản ballad nhẹ nhàng đầy xúc cảm được nhạc sĩ Trần Quang Sơn phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà báo Nguyễn Đức Hiển. Ca khúc như những trang nhật ký chân thực, xúc động về những tháng ngày Sài Gòn bão tố. Bên cạnh ngôn ngữ thơ của nhà thơ tạo nên phần nội dung giàu hình ảnh, giàu sắc thái cảm xúc thì chất nhạc của người nhạc sĩ cũng mang nhiều dụng ý...

Xem thêm

“Lời hò hẹn cuối cùng”: Sâu lắng những giai điệu trữ tình

29:53

Từ sáng tác ngẫu hứng của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, bài thơ “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” của ông đã được nhà văn Hữu Ước biến tấu và phổ nhạc nên ca khúc “Lời hò hẹn cuối cùng” với những giai điệu sâu lắng đậm chất trữ tình ...

Xem thêm

“Tình xuân Hà Nội”: Câu chuyện thiết tha về tình yêu con người và cảnh sắc Hà Nội

25:08

- Những chia sẻ của Nhà thơ, nhà báo Nguyên Hùng về những hoạt động Ngày thơ Việt Nam năm 2022 tại TP Hồ Chí Minh. - Cảm nhận về tác phẩm tranh sơn mài mang tên "Tiếp nối" của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc qua bài viết “Vẻ đẹp của Tết Việt trong tranh sơn mài”. - “Tình xuân Hà Nội” là ca khúc được nhạc sĩ Huy Trần phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Tạ Thăng Long. Ca khúc viết về mùa xuân Hà Nội với cảnh sắc và lòng người phơi phới niềm vui. Sự cảm nhận về một Hà Nội thật đẹp, một vẻ đẹp bình dị

Xem thêm

Ca khúc tri ân mảnh đất miền Trung của nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha

28:53

- Ca khúc Miền Trung đã được nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha phổ nhạc từ chương miền Trung trong Trường ca trầm tích gồm 19 chương với gần hai nghìn câu thơ của nhà thơ Hoàng Trần Cương. - Câu chuyện phóng viên: Gặp gỡ phóng viên Vân Khánh với những thông tin và đánh giá về một số tác phẩm đoạt giải cuộc thi “Sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 4 do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. - Giai thoại văn nghệ sĩ: Thực hư câu chuy

Xem thêm

“Tìm câu trả lời”: Thông điệp sống trách nhiệm hơn với cuộc đời này

25:05

- Triển lãm chuyên đề Ký họa kháng chiến miền Nam giai đoạn 1954-1975 về con người, cuộc sống trong kháng chiến đầy cam go của quân dân Nam Bộ. - “Tìm câu trả lời”- bài hát được nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm phổ nhạc từ bài thơ Hỏi cùa nhà thơ Hữu Thỉnh vào những năm 1990. Bài thơ được chắp cánh bằng giai điệu với âm hưởng trầm hùng nhưng vô cùng day dứt đầy nỗi băn khoăn cho tất cả chúng ta, cho nhân loại: Tôi hỏi người, người sống với người như thế nào?... - Tác phẩm hội họa Dịch chuyển của họa sĩ Vũ

Xem thêm

“Khúc dân ca quê hương”: Giai điệu ngọt về tình yêu quê hương

25:15

- “Khúc dân ca quê hương” là ca khúc nhạc sĩ Tuấn Khanh phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Bằng Lăng Tím. Âm nhạc đã nâng cánh cho thơ vút bay, hòa cùng cảm xúc. Sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn thơ và nhạc sĩ đã tạo nên những giai điệu về tình yêu quê hương với những kỷ niệm ngọt ngào, những hình ảnh giản dị mộc mạc và cách phối khí mang nét trẻ trung tươi mới nhưng vẫn rất sâu đằm, tha thiết… - Chia sẻ của phóng viên Việt Hà về cuộc triển lãm trưng bày 16 phương án đạt giải cuộc thi “Thiết kế

Xem thêm

“Ân tình của mẹ”: Giai điệu thiết tha tình mẫu tử thiêng liêng

29:49

Khi bắt gặp ý thơ trong bài thơ “Ân tình của mẹ” của tác giả thơ Nguyễn Thành Vinh, nhạc sĩ Ngọc Khuê như có chung tiếng lòng. Ông đã phổ nhạc cho ca khúc này với tư duy âm nhạc của mình để biến tấu, tạo màu sắc mới mẻ cho ca khúc mà vẫn thắm đượm tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh những vần thơ gần như được giữ nguyên, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Khuê cũng đã sáng tác thêm những ca từ cuối ca khúc để tạo nên một ca khúc có nhiều xúc cảm…

Xem thêm

“Biển chiều hoàng hôn”: Những cung bậc cảm xúc tình yêu trước biển

25:00

- Tọa đàm “Văn học trẻ Hà Nội có gì mới”. - “Biển chiều hoàng hôn” được nhạc sĩ Hồ Nhật Minh phổ nhạc từ bài thơ “Với biển” của nhạc sĩ Hà Quang Minh với giai điệu sâu lắng, man mác như sóng biển chiều hè, là những cung bậc cảm xúc của tình yêu mà nhạc sĩ Hồ Nhật Minh đã mượn âm nhạc để gửi gắm… - Cảm nhận về bộ phim “Em và Trịnh” của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh.

Xem thêm

Thu vàng: Nỗi niềm về những mùa thu ngập tràn yêu thương

25:09

- Cảm xúc về mùa thu dâng tràn khi bắt gặp bài thơ “Thu vàng” của tác giả thơ Đậu Hoài Thanh, những giai điệu của “Thu vàng” ngay lập tức được Nhạc sĩ-NSƯT Thu Lan viết nên. Ca khúc với giai điệu sâu lắng, dịu dàng, da diết cùng những cung bậc cảm xúc vừa thổn thức, day dứt và vô cùng mãnh liệt, thể hiện nỗi niềm của người con gái khi nhớ về quá khứ, về những mùa thu ngập tràn yêu thương - Chia sẻ của phóng viên Phương Thúy về bộ phim tài liệu “Ranh giới” - Cùng thính giả Vũ Kim Nhung chia sẻ

Xem thêm

“Chị ấy hát ru”: Tiếng lòng đồng cảm của người vợ khi có chồng đi chiến đấu

24:50

- Năm 2005, trong một buổi chiều mưa, bắt gặp hình ảnh người phụ nữ thảo hiền trong bài thơ “Chị ấy hát ru” của tác giả Vũ Toán trên cuốn Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ngay lập tức những vần thơ của bài thơ ngân vang trong tâm trí nhạc sĩ Minh Quang. Và chỉ vỏn vẹn trong hơn một giờ đồng hồ, nhạc sĩ đã phổ gần như trọn vẹn bài thơ. Lời ca khúc có sức lan tỏa mạnh mẽ khi những câu hát đầu tiên được ngân lên da diết, đằm thắm, nồng nàn về hình ảnh người phụ nữ ru con, tiếng ru ẩn chứa nỗi lòng của mộ

Xem thêm

Bến xưa”: Ca khúc trữ tình gợi mở về không gian của miền quê thanh bình

25:03

- Chắt lọc từ những ý trong bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” của nhà thơ Nguyên Hùng, nhạc sĩ Lê An Tuyên đã phác họa một tác phẩm nghệ thuật đậm chất miền Trung cùng những ngư dân chất phác trong lao động và cuộc sống trong ca khúc “Bến xưa”. Tình yêu quê hương xứ sở của một người con xa quê khi bắt gặp bài thơ đã nhanh chóng lan tỏa, thăng hoa cùng nốt nhạc. Ca khúc sâu lắng, dạt dào có giai điệu là sự kết hợp hài hòa giữa dân ca xứ Nghệ và dân ca quan họ Bắc Ninh … - Sự thích nghi của văn học n

Xem thêm

“Áo dài xuống phố”: Ngợi ca nét đẹp văn hóa truyền thống của tà áo dài Việt Nam

24:27

- Chia sẻ của phóng viên Dương Hà xung quanh sự kiện khai mạc không gian nghệ thuật đương đại. - Tác phẩm “Chiến binh” của họa sỹ Phạm Thuấn – tác phẩm theo phong cánh hiện thực kết hợp siêu thực, tôn vinh, cổ vũ những anh hùng thầm lặng trên mặt trận chống dịch COVID-19… - Ca khúc “Áo dài xuống phố” được nhạc sĩ Bùi Tiến Thường phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Vân Khánh nhân dịp Tuần lễ Áo dài Việt Nam. Ca khúc có hình ảnh, ca từ sinh động, tươi mới, trẻ trung, cách phối khí mang không khí

Xem thêm

“Về xứ Nghệ” - Lời tâm tình của cô gái Nghệ mặn mà, son sắt

29:41

“Về xứ Nghệ” là ca khúc được nhạc sĩ Trần Nghệ phổ nhạc cho bài thơ cùng tên của tác giả Diệu Linh. Ca khúc với giai điệu ngọt ngào như lời tâm tình của cô gái Nghệ mặn mà, son sắt. Tuy lời thơ trong bài hát có rất nhiều hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường thấy trong các ca khúc viết về xứ Nghệ nhưng nhạc sĩ Trần Nghệ đã rất khéo léo làm mới bằng giai điệu hiện đại trên nền chất liệu dân ca ví, giặm. Nhịp điệu và tinh thần của bài hát vì thế cũng mang hơi thở mới, có sự khác biệt và khá ấn tư

Xem thêm

“Ngàn đời con nhớ Mẹ, Mẹ ơi”: Lòng biết ơn sâu nặng đối với những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc

29:41

Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm nhưng vẫn còn đó nhiều gia đình liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt người thân. Người lính, nhà thơ Lê Huy Hạnh đã bật lên những câu thơ run rẩy trong nước mắt khi chứng kiến rất nhiều gia đình mỗi lần đến nghĩa trang họ lại thắp hương lên tất cả các phần mộ có danh và vô danh. Khi được nhà thơ Lê Huy Hạnh tặng cho bài thơ “Mẹ”, tứ thơ lạ được cộng hưởng với lòng biết ơn sâu nặng đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc, nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh

Xem thêm

"Bao giờ cho đến mùa thu"-nhà thơ Vương Cường

30:00

“Bao giờ cho đến mùa thu / Anh nắm tay em trở về cổ tích / Áo xanh ngọc / Khăn nơ hồng ngọn lửa / Thời gian bùng khao khát / Cháy không nguôi...” (trích đoạn bài thơ “Bao giờ cho đến mùa thu” của nhà thơ Vương Cường - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam).

Xem thêm

"Thương nhớ đồng quê"-nông thôn và những câu chuyện ngàn đời

29:59

Bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được sản xuất năm 1995. Phim đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế.

Xem thêm

"Chuyện tỉnh ở Rome"-hương vị tình yêu trong điện ảnh

29:34

Bộ phim xoay quanh câu chuyện về công việc và tình yêu của nhân vật nữ chính Beth - cô gái hồn nhiên nhưng cũng rất bản lĩnh trong cuộc sống.

"Tháng Ba" trong tranh Laventin

29:33

Bức tranh “Tháng ba” vẽ cảnh nắng xuân xua tan băng giá. Băng tan thành vũng nước trên mặt đất lộ dần. Đụn tuyết cuối cùng trên nóc nhà cũng sắp biến mất. Rừng thông; hàng cây hoàng diệp liễu non tơ; chú ngựa đang sưởi nắng... làm nên một vẻ đẹp rất Nga.

Xem thêm

Tháng Ba-người Tây Nguyên chan chứa ân tình

28:33

Tháng Ba - Tháng của những bông hoa cà phê trắng muốt hòa quyện với màu xanh của mây trời, của Biển Hồ… đã tạo nên nét quyến rũ riêng của vùng đất Tây Nguyên hùng vỹ. Điều đó đã đi vào những tác phẩm văn học nghệ thuật sinh động và cuốn hút lạ thường.

Xem thêm

Khi "Ký sinh trùng" làm nên lịch sử

29:49

Bộ phim "Ký sinh trùng" giành chiến thắng vang dội với 4 tượng vàng Oscar, trong đó có hạng mục quan trọng nhất: “Phim truyện xuất sắc”. Trong lịch sử, Oscar luôn là sân chơi riêng của Hollywood, chưa có bộ phim nào không sử dụng tiếng Anh đoạt giải “Phim truyện xuất sắc” sau gần 100 năm.

Xem thêm

"Mùa chim én bay": Lòng anh để ngỏ cho tình em mơn man

29:58

“Khi gió đồng ngát hương, rợp trời chim én lượn/ Cây nẩy đầy chồi xanh, mây trắng bay yên lành...” (Bài hát “Mùa chim én bay” do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Diệp Minh Tuyền).

Xem thêm

"Nguyễn Trọng Tạo-tuyển tập"-bộ sách về người nghệ sĩ tài hoa

29:42

Nhân kỷ niệm một năm ngày mất nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, NXB Văn học giới thiệu với độc giả một tuyển tập gồm 3 cuốn (thơ, văn xuôi, nhạc, phê bình tiểu luận...). Ông đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho tập thơ “Đồng dao cho người lớn” và trường ca “Con đường của những vì sao”.

Xem thêm

"Thơ tình cuối mùa thu"-Xuân Quỳnh

29:47

Một trong những bài thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh được công chúng yêu mến đó là "Thơ tình cuối mùa thu", bài thơ như một khúc hoài niệm về tình yêu lứa đôi với những khát vọng dâng hiến và khao khát "Kìa bao người yêu mới/ đi qua cùng heo may/ chỉ còn anh và em/ và tình yêu ở lại" và mỗi độ thu về, lòng ta như chùng xuống với lời ca cất lên thao thiết và ngân vọng.

Xem thêm

“Chiều thu hồ gươm”: Sâu lắng những cung bậc cảm xúc khi mùa thu về

24:49

- Hội nghị tập huấn "Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới”. - Từ ý thơ có tính chất điểm nhãn của tác giả Nguyễn Sĩ Đại, nhạc sĩ An Thuyên đã tạo nên ca khúc “Chiều thu hồ gươm” - ở đó có sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên khi mùa thu về. Sự đồng cảm, đồng điệu giữa hai tâm hồn nhạc sĩ và thi sĩ đã tạo nên bài hát vừa có sự lúng liếng đáng yêu của người con gái, vừa có nét khỏe khoắn, can trường của tình yêu đôi lứa khi không được tròn vẹn, đủ đầy. Bài

Xem thêm

Ca khúc “Lặng lẽ cuộc đời thầy”

24:22

- “Lặng lẽ cuộc đời thầy” là ca khúc được nhạc sĩ Trọng Tĩnh phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Bùi Thanh Hà. Sự hòa quện giữa hai tâm hồn nghệ sĩ, hai nhà giáo tâm huyết với nghề đã mang đến những giai điệu đẹp, lắng sâu về người giáo viên nhân dân. Những nốt nhạc trầm bổng, da diết, lắng đọng như lời tâm sự của các thế hệ học trò khi nhớ về công ơn của các thầy cô giáo, ngợi ca những cống hiến lớn lao của các thế hệ nhà giáo trong sự nghiệp trồng người… - Tiểu thuyết “Người thầy” của tác

Xem thêm

“Âm vang đại ngàn đàn Klông-put”: Bản hòa tấu tôn thêm vẻ đẹp âm sắc Tây Nguyên

25:03

- Vở cải lương “Nợ nước non” (kịch bản sân khấu PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ; đạo diễn NSND Triệu Trung Kiên) - một trong hai tác phẩm văn hóa nghệ thuật chào mừng 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890-19/05/2022) và 111 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. - “Âm vang đại ngàn đàn Klông-put” là ca khúc được nhạc sĩ Ngọc Khuê phổ nhạc từ sáng tác của nhà thơ Phạm Hổ. Ca khúc mang phong cách dân ca Gia Lai của Tây Nguyên hùng vĩ, với âm hưởng là sự pha trộn của các nhạc cụ Tây Nguyên: đ

Xem thêm

“Giếng quê”: Giai điệu trữ tình mang phong cách Bolero

29:10

Bắt được nét hồn hậu, chân quê trong bài thơ của tác giả Hoài Nhơn, nhạc sĩ Thuận Yến đã sáng tác ra bài hát “Giếng quê” đậm nghĩa tình. Điểm sáng của ca khúc là sự kết hợp tài tình chất bolero của phương Tây khi du nhập vào nước ta để trở thành dòng nhạc Bolero riêng của người Việt…

Xem thêm

Bên dòng Thạch Hãn

29:54

“Các anh đi khi em còn rất trẻ/ Chưa biết yêu chưa có mối tình đầu/ Em trải nhẹ từng cánh hoa tươi thắm / Để nhớ ngày mang nghĩa nặng tình sâu…” (Bài hát của nhạc sĩ Đào Quang Minh phổ thơ của tác giả Đào Trọng Thắng). Âm hưởng mạnh mẽ được kết hợp với lời thơ sâu lắng, trữ tình, tạo cho ca khúc một sắc màu riêng so với các ca khúc hào sảng về đề tài chiến tranh cách mạng.

Xem thêm

“Tuổi thơ”: Duyên thơ-nhạc giữa hai nghệ sĩ đồng hương

29:37

“Tuổi thơ vùng vẫy cầu ao / Có con đom đóm bay vào giấc mơ / Tuổi thơ sợi nắng như tơ / Vầng trăng như chiếc lược thưa cài đầu…”. Nhạc sĩ Trần Quang Sơn sáng tác ca khúc “Tuổi thơ” từ lời thơ chan chứa kỷ niệm và ân tình của họa sĩ, nhà báo Lê Tiến Vượng.

Xem thêm

Nhà văn Hà Lâm Kỳ và tiểu thuyết “Cánh cung đỏ”

30:00

Tác phẩm được trao Giải A Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020. Tiểu thuyết viết về đề tài cách mạng và kháng chiến giai đoạn từ 1942 đến 1952 của các tổ chức cách mạng và kháng chiến ở vùng dân tộc miền núi Yên Bái.

Xem thêm

"Chim Sắt ngày xưa": Phim tài liệu về nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

29:56

"Chim Sắt" là biệt danh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Thu Nguyệt. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia đội Biệt động Sài Gòn. Trong thời gian hoạt động cách mạng, 3 lần bà bị đày ra Côn Đảo.

Xem thêm

Gần 600.000 bức thư tham gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49

29:51

Với đề bài “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống”, cuộc thi năm nay tiếp tục thu hút sự tham gia của rất nhiều bạn nhỏ

Xuân Quỳnh, một nửa cuộc đời tôi

29:16

Qua câu chuyện được kể từ người thân duy nhất gắn bó và gần gũi với nữ thi sĩ, hé lộ nhiều câu chuyện cảm động về cuộc đời Xuân Quỳnh.

Hồn đất thiêng đến Trường Sa

29:47

“Đất thiêng này nhuộm thêm đảo màu xanh / Và hóa đá những tường thành chắn sóng / Trao gửi niềm tin “Đá mềm, chân cứng” / Nồng nàn tình yêu từ sâu trái tim hồng” (Nhạc sĩ Mai Kiên phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Trung tướng Phạm Quốc Trung - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Xem thêm

Wings Books: Thương hiệu sách dành riêng cho độc giả trên 16 tuổi

29:54

Dự án hướng đến phát triển ấn phẩm đa dạng về đề tài, thể loại, cập nhật xu hướng giới trẻ và cũng là nơi đón nhận những tác phẩm sáng tạo, dự án thể nghiệm mới.

Từ bài thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ đến bài hát “Tiến lên chiến sĩ đồng bào”

29:43

Đã 50 năm trôi qua, nhạc sĩ Huy Thục vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ lại thời khắc phổ nhạc bài thơ chúc Tết 1969 của Bác. Bên cạnh sử dụng giai điệu chèo có phần mạnh mẽ, ấn tượng, bổ trợ cho ca từ, ông dành nhiều tâm huyết với hai từ “Tiến lên” trong thơ của Bác.

Xem thêm

Tiếng nói nâng đỡ nỗi bơ vơ

29:43

Bài viết của tiến sĩ giáo dục, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh là những cung bậc cảm xúc của một thính giả đã gắn bó với sóng phát thanh từ khi còn nhỏ. Sau này, chị có điều kiện ra nước ngoài học tập và làm việc. Chiếc đài một lần nữa là người bạn tri kỷ. Bởi khi thanh âm phát lên, chị như thấy bớt nhớ quê hương, bớt nhớ gia đình và nâng đỡ tâm hồn nơi đất khách quê người…

Xem thêm

“Quan họ ở Trường Sa”: Nối đảo xa tới mọi miền đất nước

29:56

Nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang mượn làn điệu quan họ Bắc Ninh phổ nhạc cho ca khúc cùng tên “Quan họ ở Trường Sa” của nhà thơ Lê Thị Bích Hồng.

Nguyễn Trọng Tạo: Nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa

30:00

Với thơ ca đương đại, Nguyễn Trọng Tạo đã ghi dấu ấn đậm nét bằng những tập thơ như “Đồng dao cho người lớn”, “Nương thân”, “Thế giới không còn trắng”, “Con đường của những vì sao”; hai tập trường ca “Đồng Lộc” và “Biển mặn”…

Xem thêm

“Ngơ ngẩn hội Lim”: Ca khúc giàu cảm xúc về miền quan họ

29:58

Nhạc sĩ Trần Lệ Chiến phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Gia Tưởng: “Áo khăn em để lặng im/ Kệ cho yếm thăm lặng chìm sông sâu / Chiều đông tan hội tìm nhau / Cả mùa xuân lạc mất câu hẹn thề…”

Xem thêm

Sân khấu thời hội nhập: Loay hoay tìm hướng đi

28:58

Sân khấu nước nhà đưa kịch ra nước ngoài biểu diễn, đồng thời mời các đoàn nghệ thuật quốc tế tham gia Liên hoan Quốc tế Sân khấu thử nghiệm tổ chức tại nước ta.

“Năm anh em trên một chiếc xe tăng”: Bài ca của binh chủng “Thép”

29:14

Đều là người lính, nhạc sĩ Doãn Nho và nhà thơ Hữu Thỉnh dường như đã sớm tìm thấy sự đồng điệu trong ý nhạc lời thơ. Bài hát nhanh chóng trở thành “Binh chủng ca” của bộ đội Tăng - Thiết giáp.

Xem thêm

“Hoa sim biên giới”: Tình yêu Tổ quốc của người lính nơi biên cương

29:58

Bài hát “Hoa sim biên giới” (nhạc sĩ Minh Quang) phổ từ bài thơ cùng tên của nhà văn Đặng Ái sâu lắng và trữ tình đã lay động hàng triệu trái tim các chiến sĩ làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nước ta.

Xem thêm

“Bài ca Trường Sơn”: Ca khúc đi cùng năm tháng

29:55

Bài hát do nhạc sĩ Trần Chung phổ thơ Gia Dũng đã đồng hành với nhiều thế hệ người lính Trường Sơn bởi giai điệu giàu chất thơ, phản ánh lòng kiêu hãnh và tự hào của mỗi người con đất Việt khi lên đường ra trận.

Xem thêm

Hoạt động nghệ thuật ngoại khóa dịp hè

29:51

PV VOV6 trò chuyện với họa sĩ Lê Tiến Vượng (Chủ nhiệm CLB Nghệ thuật Art Star - Báo Thiếu niên Tiền Phong) về sân chơi của thiếu nhi trong kỳ nghỉ hè.

Phim “Hải Nguyệt”: Diễn viên Hồng Ánh “chạm ngõ” làng điện ảnh

29:56

Bộ phim của đạo diễn Trần Mỹ Hà (Hãng phim Giải phóng sản xuất) đề cao bản lĩnh, nghị lực phi thường của một cô gái trẻ quyết tâm khôi phục lại nghề làm nước mắm truyền thống của gia đình đang có nguy cơ bị mất. Hải Nguyệt cũng là vai chính đầu tiên của nghệ sĩ Hồng Ánh với “Nghệ thuật thứ bảy”.

Xem thêm

“Angela Merkel-Hơn cả bất ngờ”: Phim tài liệu về thủ tướng Đức

29:51

Bộ phim của đạo diễn Torsten Körner và Matthias Schmidt (được Viện Goethe chọn trình chiếu trong Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 10) kể về cuộc đời của Thủ tướng Angela Merkel từ nhà vật lý Đông Đức trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới phương Tây.

Xem thêm

“Sóng”: Phiên bản phổ nhạc giúp giới trẻ tiếp cận gần hơn với các tác phẩm thơ ca

29:56

Từ bài thơ cùng tên của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, một nhóm sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) đã phổ nhạc để cho ra đời ca khúc “Sóng” với phong cách acoustic trẻ trung, hiện đại. Để phù hợp với việc phổ nhạc, lời bài hát đã được nhóm tác giả thay đổi đôi chút về từ ngữ, cấu trúc sản phẩm âm nhạc nhưng vẫn bám rất sát tinh thần của bài thơ…

Xem thêm

Lời của mùa xuân: Món quà ấm áp đầu năm

28:42

Khi bắt gặp bài thơ “Lời đầu tiên của mùa xuân” của tác giả Trần Mạnh Hùng trên trang báo xuân Tân Sửu, nhạc sĩ, ca sĩ Bùi Tiến Thường đã tìm được sự đồng điệu trong cảm xúc. Một bài hát với giai điệu trẻ trung, khỏe khoắn, tiết tấu nhanh, bản phối khí phù hợp với thị hiếu của giới trẻ đã ra đời. Thơ và nhạc đã hòa quyện vào nhau, tạo nên một giai điệu mới ấn tượng, vui tươi trong mùa xuân này…

Xem thêm

“Khúc nhạc xuân”: Ca khúc sôi động giàu sức xuân

29:49

Từ sự đồng cảm với những câu thơ mang hơi thở cuộc sống, vui tươi trong bài thơ “Xuân về” của tác giả Xuân Tùng, nhạc sĩ Cấn Tùng Lâm đã chuyển tải trọn vẹn cảm xúc tinh thần của bài thơ, cảm xúc về một mùa xuân và sức trẻ qua ca khúc "Khúc nhạc xuân". Sự kết hợp ăn ý giữa tâm hồn người nhạc sĩ và tác giả thơ đã được cất cánh thành giai điệu rộn ràng…

Xem thêm

Những hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ nhất (21/4/2022)

24:51

- Tìm hiểu về những hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ nhất; những thông điệp, kỳ vọng của các cấp tổ chức, các nhà xuất bản và công chúng. - Nhạc sĩ Trần Viết Bính và cơ duyên phổ nhạc cho bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. - Bộ phim CODA của đạo diễn Sian Heder (bộ phim được giải Oscar năm 2021) qua sự cảm nhận của thính giả Bùi Hải (Hà Nội).

Xem thêm

“Mẹ của những người con liệt sĩ”: Lời mẹ hát ru con, lời thủ thỉ, niềm thương yêu vô bờ của những người Mẹ Việt Nam anh hùng

24:58

- Những góc nhìn của phóng viên Đài TNVN về triển lãm “Còn mãi với thời gian”. - Ấn tượng với bài thơ “Mẹ của những người con liệt sĩ” của tác giả Chu Linh, tác giả Nguyễn Anh Trí đã phổ nhạc cho thơ bằng tất cả tấm lòng của mình đối với những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Ca khúc là những giai điệu trữ tình đầy xúc động kết hợp giữa âm hưởng dân ca miền Trung, những hư từ làm nổi bật không khí của đoàn quân ra trận, và những điệu ru như tiếng ru của người mẹ đối với người con của mình đã hy sinh

Xem thêm

“Ngày bình yên sẽ đến”: Khúc tráng ca hào hùng nơi tuyến đầu chống dịch thể hiện niềm tin chiến thắng đại dịch Covid 19

29:59

“Ngày bình yên sẽ đến” được nhạc sĩ Đỗ Tiến Lập phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyên Hùng khi nhạc sĩ bắt gặp bài thơ của nhà thơ ông như cùng chung nhịp cảm xúc, đồng cảm với những hy sinh thầm lặng của các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch và nghĩa tình của nhiều tầng lớp trong nhân dân. Ca khúc với nhịp điệu khỏe khoắn, sôi động như một khúc tráng ca hào hùng nơi tuyến đầu chống dịch, như một lời động viên kịp thời đến đội ngũ y bác sĩ, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin và tự hào về ngườ

Xem thêm

Mối tình hơn 70 năm trong phim “Mình ơi, xin đừng qua sông”

29:20

Bộ phim tài liệu của đạo diễn Jin Mo Young từng trở thành hiện tượng của màn ảnh Hàn Quốc kể về cuộc sống của cụ ông Jo Byeong Man 98 tuổi và cụ bà Kang Gye Yeol 89 tuổi tại vùng núi của tỉnh Gang Won, Hàn Quốc.

Xem thêm

Nhà thờ Trần Đăng Khoa và chuyện tình lính đảo

29:28

Không phải là bài thơ tiêu biểu nhất, được biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác, nhưng “Thơ tình người lính biển” gửi gắm nhiều ẩn ý, nhiều suy tư của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua những hình ảnh như “Gió thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”, “Vòm trời kia có thể sẽ không em / Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”. Dù trong ca khúc, nhạc sỹ Hoàng Hiệp không đưa vào hình ảnh “vành tang trắng”, nhưng “chỉ còn anh với cỏ” được giữ nguyên, riêng điều ấy cũng khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa cả

Xem thêm

“Lời sóng hát” ca khúc phổ thơ về biển đảo

29:29

Hai ca khúc "Mộ gió" và "Lời sóng hát" được nhạc sĩ Vũ Thiết phổ nhạc từ hai bài thơ của nhà thơ Trịnh Công Lộc đã ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc với giai điệu hùng tráng, sâu lắng, xúc động cùng ý thơ sâu sắc, ca từ ý nghĩa...

Xem thêm

“Phượng”: Ca khúc gợi nhớ về năm tháng tuổi học trò

29:51

Từ hình ảnh cánh phượng đỏ, những ngày tháng mùa hè của một thuở đến trường trong bài thơ “Phượng” cùa tác giả Nga Nga Cao, cảm xúc được trở về với tuổi học trò đã cho nhạc sĩ, ca sĩ Vũ Minh Vương những rung động để anh phổ nhạc nên bài hát cùng tên. Ca khúc được phổ nhạc theo phong cách rock ballad bùng cháy, mãnh liệt, dữ dội nhưng cũng rất sâu lắng...

Xem thêm

“Ước hẹn chợ Phiên”: Khúc nhạc của tình yêu, của mùa xuân nơi vùng cao

29:27

Ca khúc “Ước hẹn chợ Phiên” được nhạc sĩ, ca sĩ Tiến Trần phổ từ bài thơ “Tìm bạn” của tác giả Bùi Văn Huy. Sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn của tác giả thơ và nhạc sĩ đã tạo nên những giai điệu tình yêu và mùa xuân thật rộn ràng, tươi trẻ, giàu sức sống. Với cách phối khí trẻ trung, ca khúc còn phù hợp với thị hiếu của giới trẻ…

Xem thêm

“Hoa giẻ”: Bâng khuâng tình yêu thuở đầu đời

29:50

- Trò chuyện cùng nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Thị Nam về việc đưa phim Việt tới liên hoan phim quốc tế. - Bài hát “Hoa giẻ” được nhạc sĩ Nguyễn Tiến phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ, dịch giả Lê Bá Thự là những cảm xúc bâng khuâng trong ký ức tuổi trẻ với mối tình đầu ngây thơ. - Giai thoại văn nghệ sĩ: Chuyện tình cổ tích của PGS, TS Vân Thanh và GS Phong Lê.

Xem thêm

“Lời của mùa xuân”: Món quà ấm áp đầu năm dành tặng công chúng yêu nhạc của Nhạc sĩ, ca sĩ Bùi Tiến Thường

28:49

- Từ sự đồng điệu trong cảm xúc cùng bài thơ “Lời đầu tiên của mùa xuân” của tác giả Trần Mạnh Hùng, Ca sĩ, nhạc sĩ Bùi Tiến Thường đã phổ nhạc cho bài hát “Lời của mùa xuân”. Bài hát với giai điệu tươi vui, rộn ràng thể hiện một sức sống mới của mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu - Phóng viên Cao Ngọc chia sẻ về những ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid - 19 của các nghệ sĩ ở lĩnh vực sân khấu. - Triển lãm “Người thổi sáo” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. - “Bóng hồng” trong bài hát Bến xuân của

Xem thêm

Những sáng tạo của các đạo diễn trẻ khi làm phim về đề tài chiến tranh cách mạng.

24:08

- Ngày 30/4 thường gợi cho chúng ta nhiều xúc cảm khi nhớ về chiến thắng của toàn dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Sau rất nhiều năm, quá khứ vẻ vang và oanh liệt ấy vẫn âm thầm bền bỉ cháy trong ký ức, trái tim của mỗi người con đất Việt và được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong chương trình, cùng tìm hiểu một số tác phẩm văn học nghệ thuật mà chủ nhân của nó đều là những người trẻ, trẻ ở cả tư duy và trẻ cả ở góc nhìn: Ca khúc “Bên dòng Thạch Hãn” (Nhạc

Xem thêm

Chuyện tình "Yêu là cưới" của vợ chồng nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

02:32

Câu chuyện nên duyên của cặp nghệ sĩ Chiều Xuân – Đỗ Hồng Quân cho đến nay vẫn là giai thoại được nhắc đến rất nhiều trong giới nghệ sỹ Việt....

"Im lặng đêm Hà Nội": Câu chuyện của một nam nhạc sĩ đồng cảm với tình yêu

04:53

Ngoài sự thấu cảm về tình yêu buồn của hai người bạn, điều khiến nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc bài “Im lặng đêm Hà Nội” còn là sự yêu mến giọng thơ rất đặc biệt của nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên. Nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ: “Cảm được thơ, yêu thơ, rồi yêu người làm thơ và phổ nhạc cho thơ...."

Xem thêm

“Nhịp cầu nối những bờ vui”: Khát vọng về chiếc cầu tình yêu của anh bộ đội cụ Hồ

09:08

Bài thơ “Nhịp cầu nối những bờ vui” của tác giả Phan Văn Từ viết về đề tài chiến tranh cách mạng. Khi bài thơ được phổ nhạc, những thanh âm sâu lắng, ngọt ngào đã gieo vào lòng người nghe tình cảm lắng đọng khó phai của những người ở hậu phương dành cho người ở tiền tuyến.

Xem thêm

“Nỗi nhớ mùa đông”: Bản tình ca buồn về tình yêu

08:06

Bài thơ “Nỗi nhớ mùa đông” của nhà thơ, nhạc sĩ Đậu Hoài Thanh đã mang đến cho người đọc, người nghe những cung bậc cảm xúc về mùa đông. Bài thơ là tiếng lòng của một người phụ nữ hướng về người chồng trong nỗi nhớ da diết...

Xem thêm

Tiếng sét ái tình của nhạc sĩ Văn Cao và giai nhân Hà Thành

03:14

Nhạc sĩ Văn Cao là một nghệ sĩ lớn của dân tộc, ông đã để lại cho hồn Việt những ca khúc bất hủ. Cả cuộc đời ông luôn giữ một nếp sống ôn hòa, giản dị và tình cảm ông dành cho phu nhân – bà Nghiêm Thúy Băng cũng bình dị như vậy.

Xem thêm

Bài thơ "Hoa sữa" và những ca khúc phổ thơ

11:01

“Chỉ mùa thu còn trọn vẹn yêu thương/ Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ/ … Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/ Mùi hoa sữa tan trong áo em và mái tóc"... “Hoa sữa” là dòng hoài niệm về chút tình đầu mong manh, trong sáng. Chính cái nhìn hoài niệm đã khiến cho bài thơ mang ý vị sâu sắc, làm day dứt lòng người. Nhiều năm đã qua, nhưng nhà thơ Nguyễn Phan Hách vẫn thầm cảm ơn cuộc gặp gỡ ấy, người bạn gái ấy, không gian ấy, đã đem đến cho hồn thơ ông những rung động sâu xa.

Xem thêm

“Hà Nội đêm trở gió”: Một trong những ca khúc hay nhất về mùa thu Hà Nội

07:28

Ca khúc “Hà Nội đêm trở gió” được ra đời trong mối nhân duyên giữa nhạc sĩ và tác giả kịch bản. Trong dịp nhạc sĩ Trọng Đài được Nhà hát kịch Hà Nội mời viết nhạc cho vở kịch cùng tên do nhà văn Chu Lai viết kịch bản, ban đầu nhạc sĩ chỉ viết nhạc nền cho vở kịch, nghe thấy hay nên nhà văn Chu Lai đã ngẫu hững viết lời. Tuy là tác phẩm viết riêng cho vở kịch nhưng bài hát “Hà Nội đêm trở gió” của nhạc sĩ Trọng Đài với âm điệu trữ tình sâu lắng đã nhanh chóng đến với giới yêu nhạc cả nước. Đặc bi

Xem thêm

Câu chuyện khôi hài của nhà thơ Vũ Quần Phương khi biên tập thơ từ chiến trường gửi ra của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm

07:00

Chỉ vì một lỗi nhỏ đánh máy mà ý nghĩa cảm xúc của câu thơ, thậm chí của cả một bài thơ đã bị thay đổi. Đó là lần nhà thơ Vũ Quần Phương thẩm định nhầm câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm gửi từ chiến trường ra.

Xem thêm

Chuyện chọn bút danh của giới văn nghệ sĩ

04:34

Phần lớn văn nghệ sĩ lấy tên khai sinh của mình làm bút danh, nhưng cũng không hiếm một số người chọn cho mình một bút danh mang ý nghĩa nào đó. Có người cho rằng, chọn bút danh thế nào cũng được, có thể chọn tên quê, tên con... để làm bút danh. Xung quanh chuyện tên thật và bút danh, nhà thơ Nguyễn Trác có khá nhiều câu chuyện hay...

Xem thêm

“Đừng ví em là biển”: Em chỉ là em thôi

07:58

Bên cạnh câu nói vô tình mà đầy chất thơ của một người phụ nữ, kết hợp với cái duyên gặp gỡ, bài thơ “Đừng ví em là biển” của tác giả Minh Thiện đã dẫn mạch cảm xúc để nhạc sĩ Trần Thanh Tùng sáng tác và phổ nhạc cho thơ. Vốn yêu những nét đẹp và nhất là nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt, nhạc sĩ Trần Thanh Tùng đã chắt lọc những ý thơ của tác giả Minh Thiện, kết hợp với những cảm nhận, tình cảm của mình để khắc họa nên dáng hình của nhân vật trữ tình xưng “em”. “Em” không phải là riêng một

Xem thêm

chương trình hôm nay

VOV 1

28/10/2021

  • 04:45

    Nhạc mở đầu - Quốc ca

  • Nhạc hiệu - Nhạc thể dục

  • 05:10

    Dòng chảy kinh tếChuyên đề: Cải cách hành chính

  • 05:20

    Bản tin đầu ngày - Thời tiết