Đề xuất nên cấp sổ đỏ cho condotel

Bất động sảnThứ Bảy, 10/02/2018 08:13:00 +07:00

Trước các đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi một số điều trong Luật Đất đai 2013 liên quan đến tính pháp lý cho condotel, giới doanh nghiệp bất động sản cho rằng, việc cấp sổ đỏ và coi như đất ở đối với loại hình căn hộ này là cần thiết.

Tại nhiều nước trên thế giới, loại hình bất động sản condotel không mới mẻ, song ở Việt Nam, do mới được du nhập và phát triển trong vòng 2 – 3 năm gần đây nên condotel nói riêng và bất động sản nghỉ dưỡng nói chung vẫn còn vướng ở nhiều quy định pháp luật, chưa được công nhận và quản lý như các bất động sản khác trên thị trường.

Condoltel-Nha-Trang-tran-phu-banner-495x400

 Đề xuất nên cấp sổ đỏ cho condotel.

Theo ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hoà, Chính phủ nên công nhận condotel là một loại hình bất động sản và cần coi condotel, biệt thự nghỉ dưỡng là đất ở và cấp sổ đỏ dài hạn cho loại hình bất động sản này theo phương án 1 của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm giúp khách hàng yên tâm về tính pháp lý của dự án. 

“Tôi cho rằng việc các cơ quan chức năng kiến nghị đưa bất động sản nghỉ dưỡng vào luật là hoàn toàn đúng đắn. Từ đó, mới có cơ sở quản lý chặt chẽ, giúp thị trường này phát triển một cách bền vững,” ông Quý nhận định.

Đồng thời, ông Quý cho rằng không nên vì condotel chưa được quy định trong luật mà cấm. Có những phân khúc thị trường phát triển theo quy luật tự nhiên, các cơ quan quản lý phải có chính sách kịp thời để quản lý chặt chẽ.

Về vấn đề này, ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, cũng cho rằng năm 2017, 60% dòng tiền trên thị trường bất động sản đã đổ vào condotel. Con số này cho thấy tầm quan trọng của condotel trong việc thu hút nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn rất lớn của các nhà đầu tư thứ cấp, tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho cả du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng.

Video: Điểm mặt các dự án bỏ hoang nghìn tỷ đồng giữa Thủ đô

Việc khung pháp lý của condotel chưa được hoàn thiện trong các bộ luật chuyên ngành như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai đã dẫn đến sự thiếu thống nhất trong quản lý và ứng xử tại một số địa phương, gây bối rối cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, việc khung pháp lý của condotel chưa được hoàn thiện trong các bộ luật chuyên ngành như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai đã dẫn đến sự thiếu thống nhất trong quản lý và ứng xử tại một số địa phương, phần nào gây bối rối cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Ông Đặng Tất Thắng hy vọng, như mọi doanh nghiệp khác, những tranh luận trái chiều về tính pháp lý của condotel sẽ được làm rõ trong năm 2018. Đồng thời, ông Thắng kiến nghị các bộ, ngành, Chính phủ sớm có các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề sở hữu, tiêu chuẩn, kinh doanh của condotel giúp phân khúc này có thể phát triển thực sự ổn định và bền vững.

Trước đó, về pháp lý cho condotel, ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch Tập đoàn CEO, đã có kiến nghị nên coi đất xây condotel là đất ở không hình thành đơn vị ở.

Theo ông Bình, thông thường, đất tại các khu vực ven biển được quy hoạch là đất thương mại dịch vụ. Nếu coi condotel ven biển được xây dựng trên đất ở không hình thành đơn vị ở sẽ tạo thuận lợi, chủ động cho doanh nghiệp ngay từ khi triển khai dự án, giảm chi phí, thời gian chuyển đổi từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở không hình thành đơn vị ở cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Chủ tịch CEO Group cũng chỉ ra những bất cập về việc hầu hết người mua condotel ven biển chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu vì pháp luật chưa có cơ chế rõ ràng cho vấn đề này.

Nhận định về giải pháp cho tính pháp lý của loại hình căn hộ dịch vụ, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội, cho rằng đối với loại hình bất động sản này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có biện pháp tính toán để cân đối hài hoà giữa các yếu tố lợi ích của ba bên: Nhà nước, chủ đầu tư dự án và khách hàng mua căn hộ.

Huy Nam
Bình luận
vtcnews.vn