'Dị nhân' giữa rừng và chuyện ngôi miếu thiêng trong rừng Rú Chá

Quân sựThứ Ba, 09/02/2016 05:39:00 +07:00

Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang ,ngoài vẻ đẹp hoang sơ, khu rừng còn ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị

(VTC News) - Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế), ngoài vẻ đẹp hoang sơ, khu rừng còn ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị.

Rừng Rú Chá  rộng khoảng 5ha thuộc xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố Huế chừng 15 km. Theo dân địa phương sở dĩ gọi là “Rú Chá” vì “rú” nghĩa là “rừng”, còn “chá” là vì trong rừng toàn cây “chá”.
Ngoài vẻ đẹp tự nhiên rừng Rú Chá còn mang trong mình nhiều chuyện lạ để khám phá.
Ngoài vẻ đẹp tự nhiên rừng Rú Chá còn mang trong mình nhiều chuyện lạ để khám phá. 
Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, Rú Chá còn chứa trong lòng nó một “di nhân” có nhà nhưng 30 năm qua chỉ thích ở trong rừng và ngôi miếu Thánh Mẫu linh thiêng với nhiều câu chuyện huyền bí khiến nhiều người tò mò.

“Dị nhân” 30 năm chỉ thích ở rừng

Về thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế hỏi ông Nguyễn Ngọc Đáp ai cũng biết. Ông Đáp năm nay đã 70 tuổi, nổi tiếng bởi cái danh là “ dị nhân người rừng”.

Sở dĩ dân địa phương là gọi ông Đáp là “người rừng” vì dù đã có gia đình đầm ấm, đông con cháu nhưng do bản tính thích sống gần với thiên nhiên nên suốt 30 năm qua ông dựng lều cùng vợ sống ở rừng Rú Chá.
Suốt 30 năm qua vợ chồng ông Đáp gắn bó với rừng Rú Chá.
Suốt 30 năm qua vợ chồng ông Đáp gắn bó với rừng Rú Chá. 
Túp lều của vợ chồng “dị nhân người rừng” Nguyễn Ngọc Đáp nằm xen giữa những rừng cây chá,  xung quanh là chỗ nuôi gà, vịt, chim… phong cảnh cũng hữu tình gần gũi với thiên nhiên.

Theo dân địa phương thì vợ chồng “dị nhân người rừng” Nguyễn Ngọc Đáp là những người có công lớn trong việc gìn giữ, bảo vệ và phủ xanh rừng Rú Chá. Sinh sống cùng Rú Chá thành quen, hai vợ chồng ông xin xã ít đất và dựng lều tạm ở ngay tại rừng và tranh thủ nuôi tôm, tép làm kế sinh nhai và được xã đồng ý.
Một số vùng nước trong rừng ngập mặn nguyê sinh Rú Chá được tận dụng để nuôi tôm mang lại nguồn lợi sinh kế cho người dân.
Một số vùng nước trong rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá được tận dụng để nuôi tôm mang lại nguồn lợi sinh kế cho người dân. 
Ngoài thời gian nuôi tôm, vợ chồng ông Đáp tranh thủ chăm nom cho rừng Rú Chá, những cây chá, cây sú, cây đước đua nhau bén rễ ở khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại ở khu đầm phá Tam Giang.

Sau này sinh con, đẻ cái dù đã có nhà ở trong làng nhưng hai vợ chồng ông Đáp vẫn không bỏ rừng Rú Chá và đến nay đã 30 năm có lẻ hai vợ chồng ông sống cuộc sống gắn liền với khu rừng ngập mặn nguyên sinh này.

Theo lời ông Đáp, không biết Rú Chá có từ khi nào, chỉ biết nó là một khu rừng nguyên sinh lâu đời, từ kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến đánh đế quốc Mỹ xâm lược, Rú Chá đã là tấm bia tự nhiên đỡ đạn cho lực lượng cách mạng khi giặc điên cuồng nhả đạn bắn phá.

 “Cuộc đời tui dù nhiều khó khăn, vất vả nhưng được hòa mình vào thiên nhiên tui thấy vui rồi. Cuộc sống ở đây tuy không có điện, nước sạch nhưng mỗi sáng thức dậy được nghe tiếng chim hót là tôi thấy vui rồi”.

Nói về cuộc sống hiện tại, ông Đáp bảo rằng cái ăn cái mặc cũng đã đỡ hơn xưa, chỉ có chuyện thiếu nước sạch để uống, sinh hoạt là khổ nhất. Vợ chồng ông cũng ít khi về làng,  chỉ Tết,  giỗ kỵ vợ chồng ông mới về.  

Ông Đáp tâm sự: “Ở đây quen rồi, vào làng ồn ào, không chịu được. Gì chứ đời lão gắn với Rú Chá này cho đến khi xanh cỏ thì thôi”.
    
Miếu Thánh Mẫu linh thiêng

Trong rừng Rú Chá có ngôi miếu cổ thờ bà Đức Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết của dân làng Thuận Hòa kể lại, ngày xưa trong một trận lụt lớn, bát nhang của Đức Thánh Mẫu ở điện Hòn Chén trôi về nằm ở đây. Dân làng thấy thế, bèn lập miếu thờ.
Miếu Thánh Bà tôn nghiêm giữa rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá.
Miếu Thánh Bà tôn nghiêm giữa rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá. 
Từ đó đến nay, dân làng vẫn tổ chức đám giỗ Đức Thánh Mẫu tại miếu vào ngày 3/3 âm lịch.

Ông Đặng Duy Bản (73 tuổi), người canh giữ miếu Thánh Mẫu cho biết,  miếu Thánh Mẫu  có từ rất lâu đời, ban đầu miếu chỉ có một cái cột và hai mái để đặt bàn thờ.

Thời vua Duy Tân một vị hoàng tử đi săn bắn trong khu rừng Rú Chá này, đến miếu Thánh Mẫu thấy một con chim trắng đậu phía trên miếu đã dương súng bắn.

Lạ là bắn ba phát liền con chim không chết, càng lạ hơn khi về đến hoàng cung thì vị hoàng tử lâm bệnh nặng. Biết chuyện, vua Duy Tân đích thân đến miếu khẩn lạy thì vị hoàng tử khỏi bệnh.

Năm 1902, nhà vua ký  ban sắc lệnh tặng sắc bản  tại miếu Thánh Mẫu trong rừng Rú Chá và cho tu bổ lại ngôi miếu, truyền cho dân làng tổ chức lễ hội, nhang khói hàng năm.

“Ai đi ngang qua miếu cũng phải cúi đầu chào, đi qua hết miếu mới được ngẩng đầu đi tiếp. Nếu không  thực hiện sẽ  bị ốm đau , phải soạn lễ ra miếu cúng Thánh Mẫu”, ông Nguyễn Văn Khôi, ( 69 tuổi) cho hay.

Thực hư những câu chuyện mà ông Khôi, ông Bản kể lại chưa được kiểm chứng và cũng không biết đúng sai thế nào, chỉ biết rằng bao đời qua dân làng Thuận Hòa vẫn coi miếu Thanh Mấu là nơi tôn nghiêm và rất linh thiêng và không dám xúc phạm đến sự tôn nghiêm ấy.

Cũng theo lời ông Nguyễn Văn Khôi, ngày xưa phía sau miếu thờ Đức Thánh Mẫu là đình làng Thuận Hòa, ở đây có một căn hầm bí mật của chiến sĩ cách mạng. Người dân trong làng thường mang thức ăn, nước uống ra rú nuôi cán bộ.

Nguyễn Vương
Bình luận
vtcnews.vn