Đi chơi dịp nghỉ lễ bị vi khuẩn 'ăn thịt' tấn công

Sức khỏeThứ Tư, 01/05/2013 07:41:00 +07:00

(VTC News) - Loại vi khuẩn này cực hiếm thường xuất hiện ở sông, suối, ao, hồ thậm chí trong đất nhưng trường hợp của Aimee Copeland bị nhiễm trùng nặng.

(VTC News) - Loại vi khuẩn này thuộc dạng cực hiếm thường xuất hiện ở sông, suối, ao, hồ thậm chí trong đất nhưng trường hợp của Aimee Copeland do vết thương bị nhiễm trùng nặng.

Câu chuyện xảy ra vào nghỉ lễ 1/5 năm ngoái khi Aimee Copeland, cô sinh viên người Mĩ lúc đó 24 tuổi bị vi khuẩn "ăn thịt" tấn công trong một tai nạn đứt dây đeo an toàn đu cáp treo vượt sông. 

vi khuẩn 'ăn thịt' tấn công
Môn thể thao zip line được nhiều người ưa chuộng 

Đội cứu hộ đã có mặt kịp thời để đưa những người bị ngã xuống sông vào bờ. Copeland được đưa lên bờ trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo nhưng chỉ 30 phút sau cô bắt đầu sốt cao.

Khi được đưa đến bệnh viện Copeland đã chuyển sang tình trạng hôn mê sâu, kèm theo triệu chứng suy hô hấp. Các chi sưng tấy bắt đầu xuất hiện các vết loét. Cô được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn thông qua môi trường nước.

Việc điều trị bắt đầu với thuốc kháng sinh, nhưng để cứu sống, các bác sĩ đã phải cắt bỏ một chân trái, bàn chân phải và hai bàn tay của cô. Do các vi khuẩn sống trong khu vực không có oxy, vì vậy để cho những vết thương tiếp xúc với oxy thông qua phẫu thuật giúp ngăn ngừa lây lan của chúng.
vi khuẩn 'ăn thịt' tấn công
Sau phẫu thuật Aimee Copeland điều trị 2 tháng tại bệnh viện 
vi khuẩn 'ăn thịt' tấn công
Cô được đưa tới khám tại nhiều bệnh viện khác nhau 
vi khuẩn 'ăn thịt' tấn công
 
vi khuẩn 'ăn thịt' tấn công
Aimee Copeland xuất viện về nhà 
vi khuẩn 'ăn thịt' tấn công
Cô đeo 1 chân giả 
vi khuẩn 'ăn thịt' tấn công
 
vi khuẩn 'ăn thịt' tấn công
Aimee Copeland (bên trái) cùng gia đình khi chưa bị tai nạn 

Sau 10 giờ hôn mê phải thở bình oxy, cuối cùng tính mạng của cô đã được cứu sống, Copeland hồi tỉnh.

 Trường hợp của Copeland là một trong những ca bệnh hiếm do loại vi khuẩn khu trú trong các hồ nước ngọt, sông suối gây ra. Aeromonas hydrophila có thể nhiễm vào cơ thể qua các vết thương, có thể sinh sôi rất nhanh.

Một số người đã nhiễm vi khuẩn từ sinh vật có vỏ, ví dụ trong khi bóc vỏ sò. Vi khuẩn này không thực sự ăn thịt, chúng tấn công da và mô bằng cách tiết ra chất độc gây hoại tử.
Nghiên cứu của Cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, mỗi năm có 250 trường hợp nhiễm loại vi khuẩn này được phát hiện tại Mỹ. Trong đó có khoảng 20% các trường hợp bị vi khuẩn tấn công gây tử vong.

Vũ Anh Tú(theo CNN)

Bình luận
vtcnews.vn