Đeo tấm chắn giọt bắn - 'cực hình' với học sinh giữa trời nắng nóng

Diễn đànThứ Tư, 06/05/2020 08:17:32 +07:00
(VTC News) -

Nhiều phụ huynh lo ngại việc học sinh ngồi học dưới thời tiết nắng nóng mà phải đội thêm mũ chống giọt bắn thì quả thực quá ngột ngạt, làm sao trẻ chịu được.

Đeo tấm chắn giọt bắn - 'cực hình' với học sinh giữa trời nắng nóng - 1

Ngay sau ngày đầu tiên học sinh cả nước trở lại trường học, dư luận có nhiều ý kiến tranh luận về hình ảnh một số trường học trang bị thêm cho học sinh mũ chắn giọt bắn để chống COVID-19. (Ảnh: P.H)

Đeo tấm chắn giọt bắn - 'cực hình' với học sinh giữa trời nắng nóng - 2

Chị Vương Huyền (Hà Nội) cho rằng, việc trang bị thiết bị bảo vệ con tránh COVID-19 khi tới trường là tốt nhưng việc này có thật sự cần thiết và tốt cho sức khoẻ hay không thì cần xem xét lại. Vị phụ huynh này lo lắng giữa thời tiết mùa hè đầu tháng 5 nắng nóng có nơi lên 40 độ C, việc đeo khẩu trang khiến các con vô cùng khó chịu, lại thêm tấm chắn giọt bắn thì càng bức bối hơn. "Các con khó thở, ngột ngạt, liệu có thể tập trung học được không?". (Ảnh: Kênh14)

Đeo tấm chắn giọt bắn - 'cực hình' với học sinh giữa trời nắng nóng - 3

Trường THPT Trần Quang Khải (Quận 11, TP.HCM) trang bị 2.400 nón chống giọt bắn để học sinh đeo trong ngày đi học lại. (Ảnh: Dân Việt)

Đeo tấm chắn giọt bắn - 'cực hình' với học sinh giữa trời nắng nóng - 4

Anh Nguyễn Duy Nam (Đà Nẵng) không ủng hộ việc để học sinh đeo tấm chắn giọt bắn khi tới trường. Tấm chắn giọt bắn thực chất được làm từ những tấm nhựa trong suốt, mỏng, dễ xước và dễ gãy. Chưa kể các góc của tấm chắn mỏng và sắc, nếu các em trêu đùa không cẩn thận sẽ bị xước xát, cứa vào da chảy máu. (Ảnh: Dân Việt)

Đeo tấm chắn giọt bắn - 'cực hình' với học sinh giữa trời nắng nóng - 5

Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Đình Giót (Hà Nội), học sinh trở lại trường thời điểm này không cần thiết phải đeo tấm chắn, sẽ tạo cho trẻ sự mệt mỏi, đặc biệt là học sinh tiểu học. Nếu cha mẹ đồng tình cho con đến trường thì nên yên tâm và tin tưởng rằng môi trường học tập của các con đã an toàn (Ảnh: Tin.vn)

Đeo tấm chắn giọt bắn - 'cực hình' với học sinh giữa trời nắng nóng - 6

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho rằng đeo kính chắn để phòng chống COVID-19 khi học sinh ngồi học trong lớp là không nên. "Trong lớp, các em chỉ ngồi học quay về một hướng, không tiếp xúc mặt đối mặt thì không cần thiết. Nón này chỉ dành cho những người khám bệnh, chăm sóc trực tiếp bệnh nhân. Bởi nhiều lúc xảy ra ho bất ngờ, lúc này kính chắn, ngăn giọt bắn sẽ hạn chế lây nhiễm. Trong khi học sinh ngồi học thì không ảnh hưởng" (Ảnh: Tin)

Đeo tấm chắn giọt bắn - 'cực hình' với học sinh giữa trời nắng nóng - 7

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết việc các em học sinh được trang bị kính chắn giọt bắn là không cần thiết, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến mắt, đặc biệt là đối với những em đeo kính cận. Việc đeo liên tục cũng gây cảm giác cực kỳ khó chịu trong thời tiết nóng bức. (Ảnh: Tin.vn)

Đeo tấm chắn giọt bắn - 'cực hình' với học sinh giữa trời nắng nóng - 8

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 chiều 5/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐTNguyễn Hữu Độ cho hay, việc học sinh đeo nón che giọt bắn khi trở lại trường là sự sáng tạo của các địa phương và việc này không cần thiết.

Hà Cường
Bình luận
vtcnews.vn