Đề xuất thành lập ‘siêu’ doanh nghiệp quản lý vốn nhà nước

Kinh tếThứ Ba, 11/11/2014 12:15:00 +07:00

(VTC News) – Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị nên thành lập một một cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước.

(VTC News) – Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị nên thành lập một một cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước

Sáng nay (11/11), Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Về cơ bản, các đại biểu đều nhất trí thông qua dự án luật tại kỳ họp thứ 8 lần này. Theo nhiều đại biểu, việc thông qua dự án Luật này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, giúp sử dụng vốn nhà nước trong các tập đoàn, doanh nghiệp một các căn cơ hơn.

ĐBQH Trần Du Lịch kiến nghị nên để Quốc hội được biết về đầu tư vốn nhà nước thay vì chỉ có vai trò giám sát như hiện nay  (Ảnh : TTXVN)

Tuy nhiên, góp ý vào các điều khoản cụ thể của dự án Luật, nhiều đại biểu cho rằng nên chỉnh sửa những quy định theo hướng cụ thể hơn về vấn đề tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, quy định cụ thể lĩnh mà kinh tế nhà nước nên ưu tiên đầu tư hay không.

Đặc biệt, trong phiên thảo luận này, một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm là quản lý tiền vốn trong doanh nghiệp nhà nước.

Theo đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM), hiện tại, toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước giao hết cho Chính phủ, Quốc hội đứng ngoài giám sát là không hợp lý.

“Tại sao ta không mở cái luật này theo cái hướng là trong tương lai, chúng ta có 5 – 3 tập đoàn quy mô lớn của nhà nước. Các doanh nghiệp này phải báo cáo trực tiếp Quốc hội chứ không giao hết cho Chính phủ”, đại biểu Trần Du Lịch đặt câu hỏi.


Lý do được ông Trần Du Lịch đưa ra là doanh nghiệp nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện điều tiết lợi ích kinh tế - xã hội. Các lợi ích này phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, không tách rời việc sử dụng nguồn vốn này với chiến lược phát triển kinh tế do Quốc hội quyết định.

 

Cần phải có một cơ quan chuyên môn quản lý tập trung nguồn vốn nhà nước khổng lồ này. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm trước các cổ đông, trước nhân dân về hiệu quả vốn đầu tư.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân
 
“Luật phải chế định làm sao để sau này, chúng ta cũng có một số tập đoàn lớn kiểu như Petronas của Malaysia... hằng năm phải báo cáo Quốc hội quyết định để tiền lại cho doanh nghiệp hay lấy về đầu tư mới, việc bổ sung vốn cho doanh nghiệp, bán cổ phần... là Quốc hội phải biết”, đại biểu Trần Du Lịch nói

Bên cạnh kiến nghị này, một số ý kiến tiếp tục đề nghị cơ quan soạn thảo nên nghiên cứu thực hiện mô hình quản lý vốn tập trung, có thể giao cho một cơ quan thực hiện quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhằm bảo đảm tách bạch với cơ quan quản lý nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) cho rằng, việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau. Chẳng hạn đối với các đơn vị công ích thì cũng cần có sự phân loại rõ ràng.

Không thể so Agribank với Vietinbank, ngân hàng khác được mà pải phân loại, anh tự chủ được 100% hay 70% hay 50% vốn…. Phải phân loại để từ đấy quy định thu cổ phần như thế nào.

“Làm thế nào để áp dụng được quy chế này? Theo tôi có lẽ phải thành lập một cơ quan thuộc Chính phủ để quản lý nguồn vốn này. Có thể các đại biểu sẽ lo lắng về biên chế quản lý. Nhưng hiện nay ở các Bộ cũng phải có biên chế để quản lý nguồn vốn này rồi”, đại biểu Tiên kiến phân tích.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng, vốn nhà nước hiện nay rất lớn, tới hơn 1 triệu tỷ đồng đang nằm trong doanh nghiệp nhà nước, rồi nằm rải rác, phân tán ở các bộ ban ngành, các địa phương, nhưng phân bổ, điều hòa, sử dụng chưa hợp lý, thiếu hiệu quả.

Do đó, theo đại biểu Ngân, cần thiết phải có một cơ quan chuyên môn quản lý tập trung nguồn vốn khổng lồ này. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm trước các cổ đông, trước nhân dân về hiệu quả đầu tư nguồn vốn. Quốc hội sẽ là cơ quan giám sát hoạt động của đơn vị này.

“Với mô hình quản lý tập trung, họ sẽ phải tính toán nên đầu tư vào ngành nào, chỗ nào cho hiệu quả, chứ không kiểu mỗi nơi mỗi kiểu, dàn trải như hiện nay”, đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị.

Lan Uyên
Bình luận
vtcnews.vn