Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với tội danh làm giả thuốc chữa bệnh

Thời sựThứ Tư, 20/05/2015 04:28:00 +07:00

Đa số các thành viên của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng việc bỏ hình thức tử hình đối với tội phạm trên 70 tuổi sẽ khiến cho việc thực thi pháp luật

(VTC News) – Đa số các thành viên của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng việc bỏ hình thức tử hình đối với tội phạm trên 70 tuổi sẽ khiến cho việc thực thi pháp luật không nghiêm.

Chiều 20/5, báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật hình sự sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện chỉ rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện 

Ông Hiện cho biết, Ủy ban Tư pháp tán thành với định hướng tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình ở cả 3 phương diện như giảm bớt số tội danh có hình phạt tử hình, quy định điều kiện chặt chẽ nhằm hạn chế các trường hợp áp dụng hình phạt tử hình và mở rộng hơn đối tượng bị kết án tử hình nhưng không phải thi hành án tử hình nhằm thể hiện rõ sự khoan hồng, nhân đạo của nhà nước.


Đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành việc bỏ 7/22 tội danh có hình phạt tử hình gồm: cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh. Cũng có ý kiến cho rằng, có thể cân nhắc để bỏ hình phạt tử hình ở Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng không nên bỏ hình phạt tử hình đối với các tội: Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, Tội chống loài người, Tội phạm chiến tranh.

“Vì đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng và xét về ý nghĩa chính trị. Vì vậy, chừng nào còn duy trì hình phạt tử hình thì không nên bỏ hình phạt tử hình ở các tội danh này”, ông Hiện nhấn mạnh.
Bị cáo Đoàn Công Hương (70 tuổi) bị tuyên phạt 5 năm tù về tội “Giao cấu với trẻ em”.
Bị cáo Đoàn Công Hương (70 tuổi) từng bị tuyên phạt 5 năm tù về tội “Giao cấu với trẻ em”. 
Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội từ 70 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Trong khoản 3 cũng quy định không thi hành án tử hình nếu người bị kết án từ 70 tuổi trở lên.

Đa ý kiến Uỷ ban Tư pháp cho rằng, trong thực tế, nhiều người ở độ tuổi này vẫn phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, còn có thể là người cầm đầu các tổ chức tội phạm.

”Nếu quy định không áp dụng, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 70 tuổi trở lên có thể dẫn đến việc lợi dụng để trì hoãn, trốn tránh sự trừng phạt, không bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, đa số ý kiến Uỷ ban Tư pháp không đồng ý với quy định này của dự thảo”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp thông tin.
Hoãn tử hình Hồ Duy Hải: TAND tỉnh Long An lên tiếng

VTV

Nhiều ý kiến trái chiều về quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế, sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Về vấn đề trên, Ủy ban Tư pháp cho rằng, trong điều kiện đang còn duy trì hình phạt tử hình thì việc quy định các trường hợp không thi hành án tử hình phải được cân nhắc hết sức thận trọng để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Xuất phát từ cách đặt vấn đề như vậy, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, nội dung quy định này còn thiếu cụ thể có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau và không bảo đảm tính khả thi. Ủy ban Tư pháp đưa ra ví dụ cụ thể như thế nào là “khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm”. Loại tội phạm nào là tội phạm “có mục đích kinh tế”, có bao gồm các tội phạm về ma túy hay không. Vì vậy, Ủy ban Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ hơn vấn đề này.

Phạm Thịnh

Bình luận
vtcnews.vn