Đây mới là mục đích thực sự khi tham gia Hội thao quân sự quốc tế của Trung Quốc?

Thế giớiThứ Năm, 02/08/2018 06:27:00 +07:00

Trung Quốc tận dụng Hội thao quân sự thế giới 2018 như một "chương trình tiếp thị và quảng cáo" các loại khí tài quân sự trong bối cảnh Bắc Kinh đang muốn củng cố vị thế của một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Ngày 28/7, Hội thao quân sự thế giới 2018 (Army Games) chính thức khởi tranh. Các nội dung tranh tài của Army Games 2018 sẽ diễn ra cho tới ngày 11/8, được tổ chức ở 24 thao trường của 7 nước: Azerbaijan, Armenia, Belarus, Iran, Kazakhstan, Trung Quốc và Nga. 

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các nước tham gia vào 28 môn thi đấu trên mặt đất, trên không và trên biển đã và đang sử dụng các thiết bị quân sự của Nga hoặc Trung Quốc. Ở các nội dung thi đấu ở Nga, máy bay ném bom H-6k, chiến đấu cơ J-10A và xe tăng chiến đấu của Trung Quốc vì vậy sẽ có cơ hội phô diễn sức mạnh. 

"Đây là cơ hội để Trung Quốc thay đổi nhìn nhận của thế giới về sức mạnh quân sự của họ. Điều này sẽ thúc đẩy các cơ hội thương mại của Bắc Kinh", Nick Marro, nhà phân tích của The Economist Intelligence Unit nhận định. 

73cec48b-112f-411f-b3f8-4e9ab3b7d7a3

 Xe chiến đấu bộ binh của Trung Quốc phô diễn sức mạnh tại hội thao quân sự quốc tế 2018. (Ảnh: CNN)

Trung Quốc hiện nay nằm trong số những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu vũ trí trên thế giới, chỉ xếp sau Mỹ, Nga, Pháp và Đức, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Các thống kê cho thấy từ năm 2008-2017, Bắc Kinh đã bán được hơn 14 tỷ USD vũ khí cho các nước với 1 tỷ trong số đó là từ các hợp đồng trong năm 2017. 

Trong một bài xã luận được đăng trên tờ PLA, cơ quan ngôn luận của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chuyên gia quân sự Song Zhongping gọi Hội thao quân sự 2018 là một "chương trình tiếp thị và quảng cáo cho các sản phẩm công nghệp quân sự".

Các khách hàng hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Pakistan và Bangladesh cũng đang tham dự hội thao năm nay. Cùng với đó là các khách hàng tiềm năng như Myanmar, Venezuela và Iran.

Video: Tuyển Việt Nam xung trận dũng mãnh ở Tank Biathlon 2018

Nhưng không chỉ dừng lại ở mục đích kinh tế, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang nhắm tới những mục đích to lớn hơn đó là lợi ích ngoại giao. 

"Trung Quốc đang sử dụng vũ khí xuất khẩu như một công cụ của chính sách đối ngoại để tạo ra sự phụ thuộc chiến lược. Việc bán vũ khí cho các nước châu Á như Myanmar và Bangladesh sẽ tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực vì các quốc gia nhập khẩu khí tài quân sự của Trung Quốc sẽ trở nên phụ thuộc vào họ.

Còn đối với các quốc gia xa hơn như Venezuela hay Iran, đó là cách để họ uy hiếp Mỹ", Michael Raska, giáo sư nghiên cứu quân sự tới từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore nhận định. 

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn