Dấu hiệu này trên lưỡi chứng tỏ bạn thiếu vitamin B12

Tư vấnThứ Năm, 18/08/2022 06:57:41 +07:00
(VTC News) -

Hàm lượng vitamin B12 thấp được cho là nguyên nhân gây ra các vấn đề về miệng và lưỡi.

Vai trò chính của vitamin B12 là hình thành tế bào hồng cầu và DNA. Ngoài ra, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển não và các tế bào thần kinh. Nếu thiếu vitamin thiết yếu này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả sức khỏe răng miệng kém.

Dấu hiệu này trên lưỡi chứng tỏ bạn thiếu vitamin B12 - 1

Đau và lưỡi đỏ (viêm lưỡi)

Viêm lưỡi là tình trạng viêm ở lưỡi khiến lưỡi sưng, đỏ và đau. Tình trạng viêm lưỡi nặng có thể gây sưng đỏ và gây đau nhiều. Điều này khiến bạn phải thay đổi cách ăn hoặc nói để giảm đau.

Loét lưỡi

Loét miệng hoặc lưỡi là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B12. Những người thiếu B12 có thể tạo ra các tế bào hồng cầu lớn bất thường không hoạt động chính xác, từ đó dẫn đến thiếu máu. Do đó, sự thiếu hụt có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm cả loét miệng. Những vết loét này sẽ tự khỏi, thế nên để hạn chế kích ứng hoặc đau đớn bạn nên tránh các món ăn như giấm, cam quýt và các loại gia vị nóng như ớt bột.

Mất màu và cảm giác nóng rát

Các triệu chứng răng miệng của sự thiếu hụt Vitamin B12 cũng có thể bao gồm lưỡi sưng, căng mọng, cũng như cảm giác bỏng rát, đổi màu và tổn thương khắp miệng.

Hơn nữa, những người có tình trạng tự miễn dịch cũng có thể phát triển các bệnh thứ phát như nấm Candida miệng hoặc nấm miệng, các triệu chứng có thể cực kỳ khó chịu và không thoải mái.

Dấu hiệu này trên lưỡi chứng tỏ bạn thiếu vitamin B12 - 2

Các dấu hiệu thiếu Vitamin B12 khác cần lưu ý

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (NHS), đây là một số triệu chứng khác của sự thiếu hụt B12 cần lưu ý:

- Mệt mỏi.

- Khó thở.

- Đau đầu và chóng mặt.

- Da nhợt nhạt.

- Tim đập nhanh.

- Các vấn đề về đường tiêu hóa.

- Khó tập trung.

Làm thế nào để có đủ vitamin B12?

Dấu hiệu này trên lưỡi chứng tỏ bạn thiếu vitamin B12 - 3

Để nhận lượng B12 cần thiết, bạn nên đưa vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm gồm thịt bò, thịt lợn, giăm bông, thịt gia cầm, thịt cừu, cá (cá ngừ và cá tuyết chấm đen), hải sản như động vật có vỏ và cua, các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua, trứng.

Ngoài ra có thể sử dụng ngũ cốc tăng cường, bởi đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào.

Hơn nữa, những người không thể nhận đủ lượng vitamin từ thực phẩm, có thể sử dụng cách bổ sung theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

N.Hà(VOV.VN - nguồn: Times of India)
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp