Đất 'rồng' Cà Mau chuyển mình thức giấc

Bất động sảnThứ Bảy, 30/10/2021 08:58:00 +07:00
(VTC News) -

Là một trong 4 trục phát triển kinh tế động lực của vùng đất "Chín Rồng" - Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Cà Mau đang được chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng.

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Cà Mau với tốc độ đô thị hóa nhanh, hội tụ đủ điều kiện đưa bất động sản (BĐS) nơi đây lọt Top thị trường hấp dẫn tại miền Tây.

Xu thế phát triển BĐS Cà Mau

Những năm gần đây, thị trường BĐS tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang,... đang phải đối mặt với nhiều thách thức như khan hiếm quỹ đất xây dựng mới do việc kiểm soát chặt chẽ giấy phép xây dựng, cấp quyền sử dụng đất của Chính phủ dẫn đến việc giá BĐS liên tục lập đỉnh mới. 

Những thách thức trên đã thúc đẩy xu hướng dịch chuyển các dự án tới nhiều vùng đất mới, đến nơi có quỹ đất lớn, môi trường sống xanh mà vẫn đảm bảo tính tiện nghi. Xu hướng này đã và đang lan rộng ra khắp các vùng miền, nhất là những tỉnh “vệ tinh” có hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ. 

Theo đó, nhiều tỉnh thành khu vực ĐBSCL đang đón nhận sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Trong đó, đơn cử như BĐS Cà Mau, Cần Thơ,... đã có số lượng giao dịch vượt dự kiến thể hiện rõ sức hấp dẫn của BĐS các khu vực này.

Đất 'rồng' Cà Mau chuyển mình thức giấc - 1

Hạ tầng phát triển đưa BĐS Cà Mau gia tăng giá trị không ngừng (Ảnh: Internet).

Tại Cà Mau, nhiều tuyến quốc lộ, cao tốc, đường ven sông, cầu, cảng biển, sân bay được xây dựng, khai thác và dự kiến mở thêm sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tạo đà cho kinh tế Cà Mau phát triển vượt bậc, đồng nghĩa xu hướng dịch chuyển dòng vốn đổ về Cà Mau ngày càng nhiều khiến BĐS nơi đây gia tăng giá trị.

Các chuyên gia BĐS đánh giá, Cà Mau là một trong số ít tỉnh có sức hút về BĐS nhờ sở hữu nhiều tiềm năng hiếm có. Đây là tỉnh duy nhất tại miền Tây có 3 mặt giáp biển với 250km đường bờ biển và nhiều cảng biển lớn tạo lợi thế về khai thác giao thương đường biển. Đặc biệt, ĐBSCL có 13 tỉnh nhưng chỉ có 4 cảng hàng không, Cà Mau sở hữu một trong bốn sân bay tại khu vực giúp dễ dàng đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng.

Với tất cả các yếu tố trên, BĐS Cà Mau xứng đáng là "mỏ đất vàng mười" hấp dẫn các nhà đầu tư rẽ hướng từ các thành phố lớn tìm về vùng đất mới giàu tiềm năng.

Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông “kích cầu” kinh tế Cà Mau 

Hạ tầng khu vực được triển khai ráo riết kết hợp được định hướng trở thành đô thị loại I trong tương lai gần, BĐS Cà Mau vì thế trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Đồng thời, mặt bằng giá đất tại Cà Mau sẽ gia tăng tương tự như những thành phố trước đó: Nha Trang, Phan Thiết, Cần Thơ,…

Xét về khía cạnh đường bộ, Cà Mau đã và đang đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến quan trọng: cao tốc từ TP.HCM tới Cà Mau với chiều dài 290 km, 4 làn xe, dự kiến đến năm 2025 sẽ lưu thông toàn tuyến; mở rộng và nâng cấp các tuyến giao thông liên tỉnh: Quản Lộ - Phụng Hiệp, quốc lộ 1A, quốc lộ 63, Năm Căn – Đất Mũi, đường tránh quốc lộ 1A dài 14,3 km,…; hành lang ven biển đoạn qua Cà Mau là cao tốc Cà Mau – Bạc Liêu dài 46,5km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 11,145 tỷ đồng. Riêng hạ tầng giao thông nội thành được địa phương chú trọng, quan tâm luôn bảo đảm thông suốt cả trong ấp, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân di chuyển trong vùng thuận lợi.  

Còn với giao thông đường biển, Cà Mau có hai cảng biển lớn gồm cảng tổng hợp Hòn Khoai và cảng Năm Căn. Trong đó, cảng Hòn Khoai được đánh giá là cảng biển thông thương hàng hóa lớn nhất ĐBSCL. Khi đi vào hoạt động, cảng Hòn Khoai sẽ là cảng trung chuyển container quốc tế, nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu, đáp ứng tải trọng 250.000 tấn. Còn cảng Năm Căn là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có tải trọng đến 5.000 tấn, có bến cảng tổng hợp và bến khách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau.

Đất 'rồng' Cà Mau chuyển mình thức giấc - 2

Sân bay Cà Mau có đường cất hạ cánh dài 1.500 m, là sân bay dân dụng hàng không cấp 3C và sân bay quân sự cấp 2 (Ảnh: Internet).

Về khía cạnh đường hàng không, ngoài đường bay Cà Mau – TP.HCM đang vận hành, sân bay Cà Mau được định hướng đầu tư phát triển và mở rộng thêm nhiều tuyến đường bay mới: Cà Mau – Hà Nội, Cà Mau - Đà Nẵng, Cà Mau – Nha Trang,… nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, cũng như phát triển kinh tế - xã hội và khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Mạng lưới giao thông linh hoạt, đồng bộ tạo điều kiện cho các khu công nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển, mở rộng, tạo cơ hội việc làm cho lượng lớn người lao động, có thể kể đến như: KCN Khánh An 235ha, CCN Khí điện đạm 1208ha, KCN Năm Căn 10801ha,…

Nhờ có sự quy hoạch đồng bộ của hạ tầng giao thông, thị trường BĐS vì thế phát triển sôi động. Tuy nhiên, Cà Mau hiện chưa có nhiều dự án quy mô lớn, hiện đại đáp ứng kịp thời nhu cầu nhà ở cũng như đầu tư của khách hàng. Tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, phường Tân Thành, TP Cà Mau, Happy Home Cà Mau là dự án lớn nhất tỉnh với quy mô lên đến 194ha, được phát triển bởi Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và thương mại CIT.

Đất 'rồng' Cà Mau chuyển mình thức giấc - 3

Happy Home Cà Mau tọa lạc ngay trung tâm TP Cà Mau, được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại sang trọng bậc nhất trong khu vực ĐBSCL.

Ngoài thừa hưởng hạ tầng giao thông đồng bộ, pháp lý hoàn thiện với sổ đỏ từng nền và mức giá chỉ từ 12 triệu đồng/m2, Happy Home Cà Mau còn sở hữu hệ thống tiện ích nội khu 5 sao hiện đại (trung tâm thương mại, trường học, hồ cảnh quan và công viên 12ha, trung tâm thể dục thể thao,…) mang tới chuẩn mực sống mới, kết nối trọn tinh hoa. Happy Home được kỳ vọng là biểu tượng thịnh vượng cho nhà đầu tư và cư dân. Đồng thời, dự án góp phần đưa tỉnh nhà trở thành một cực phát triển mạnh mẽ trong “tứ giác kinh tế” phía Tây, thúc đẩy thị trường BĐS năng động trong tương lai.

Nhã Phương
Bình luận
vtcnews.vn