Đánh giá môi trường biển miền Trung: Chuyên gia quốc tế nói gì?

Thời sựThứ Hai, 22/08/2016 13:57:00 +07:00

Chuyên gia quốc tế được mời tới dự và phát biểu tại hội nghị "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế) tổ chức sáng nay.

Khi kết luận nêu trên được công bố, các chuyên gia, nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước đều đánh giá đây là kết luận chính xác.

“Tôi được chính phủ Việt Nam mời sang để nghiên cứu chất lượng môi trường biển tại miền Trung Việt Nam. Tôi thấy kết luận tại hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế là chính xác”. Ông Friedhelm Schroeder - Viện Hàn lâm Công nghệ biển Đức cho hay nói tại hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị và các cơ quan liên quan tổ chức.

“Tôi rất thích biển, và nếu có điều kiện thì trong chiều nay tôi sẽ đi tắm biển”, ông Friedhelm Schroeder chia sẻ. 

14059957_1084449581645095_1889428967_o-0850-1309

GS. Mai Trọng Nhuận - Đại học Quốc gia Hà Nội thay mặt nhóm chuyên gia trình bày kết quá đánh giá chất lượng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh - Thừa Thiên - Huế.  

Tại hội nghị, GS. Mai Trọng Nhuận – Đại học Quốc gia Hà Nội đã thay mặt nhóm chuyên gia trình bày báo cáo kết luận đánh giá hiện trạng môi trường biền tại bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.

Nội dung báo cáo khẳng định, quan trắc đánh giá hiện trạng, diễn biến và mức độ ô nhiễm của môi trường biển và các hệ sinh thái biển và ven biển 4 tỉnh miền Trung đã áp dụng các quy trình, phương pháp trên cơ sở khoa học, đúng theo quy định của Việt Nam và phù hợp với quy chuẩn quốc tế.

 
Tôi được chính phủ Việt Nam mời sang để nghiên cứu chất lượng môi trường biển tại miền Trung Việt Nam. Tôi thấy kết luận tại hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế là chính xác.

Ông Friedhelm Schroeder

“Về chất lượng môi trường và hệ sinh thái, chất lượng môi trường nước biển và trầm tích biển tại các khu vực được quan trắc đã đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh”, GS. Mai Trọng Nhuận khẳng định.

GS Mai Trọng Nhuận cũng cho hay, với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm theo thời gian.

Hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường bị suy thoái mạnh cả về đa dạng sinh học và quy mô, nay đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực.

Tuy nhiên, theo GS. Mai Trọng Nhuận, tại các khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương - Hà Tĩnh (diện tích khoảng 300 km2), cửa Nhật Lệ - Quảng Bình (diện tích khoảng 330 km2), hòn Sơn Chà - Thừa Thiên - Huế (diện tích khoảng 160 km2), do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ, có một số thông số môi trường cao hơn so với các khu vực khác, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, cần tiếp tục được quan trắc và giám sát chặt chẽ, thường xuyên.

Video: Formosa Hà Tĩnh cúi đầu xin lỗi vì gây ra sự cố cá chết ở miền Trung 

Cũng tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế thông tin: “Theo số liệu giám sát của Bộ Y tế, từ 28/4/2016 đến 8/8/2016, kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát hải sản đánh bắt tại các vùng biển an toàn đã được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố”.

Khi kết luận nêu trên được công bố, các chuyên gia, nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước đều đánh giá đây là kết luận chính xác.

Ông Friedhelm Schroeder - Viện Hàn lâm Công nghệ biển Đức cho hay: “Tôi được chính phủ Việt Nam mời sang để nghiên cứu chất lượng môi trường biển tại miền Trung Việt Nam. Tôi thấy kết luận tại hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế là chính xác”.

“Tôi rất thích biển, và nếu có điều kiện thì trong chiều nay tôi sẽ đi tắm biển”, ông Friedhelm Schroeder  - Viện Hàn lâm Công nghệ biển Đức chia sẻ. 

Giám đốc đối ngoại Formosa: Phải chọn nhà máy hoặc cá tôm

Nguyễn Vương
Bình luận
vtcnews.vn