Đăng ký xét tuyển vào ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2016 thế nào?

Giáo dụcThứ Hai, 11/07/2016 15:40:00 +07:00

Năm 2016, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện việc xét tuyển đại học hệ chính quy theo Nhóm trường GX.

Điều kiện được đăng ký xét tuyển vào trường ĐHBK Hà Nội

Thí sinh đạt đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành và đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học; không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.

dai hoc bach khoa ha noi-2

Đại học Bách khoa Hà Nội

Tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển, tính cho 06 học kỳ THPT từ 20,0 trở lên (Trường sẽ kiểm tra học bạ THPT khi thí sinh trúng tuyển đến nhập học). Điều kiện này không áp dụng cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và thí sinh thi liên thông từ hệ cao đẳng chính quy của Trường lên đại học.

 Điểm xét tính từ kết quả thi của tổ hợp môn xét tuyển không thấp hơn 6,0 (điều kiện này không áp dụng cho các Chương trình đào tạo quốc tế với mã QT21, QT31, QT32 và QT33).

Công thức tính Điểm xét (ĐX)

Đối với tổ hợp môn xét tuyển không có môn chính:

 

 Đối với tổ hợp môn xét tuyển có môn chính:

 

Diện ưu tiên xét tuyển (được cộng 1,0 điểm) là các đối tượng thí sinh đạt tiêu chuẩn tuyển thẳng đại học theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2016 nhưng không sử dụng quyền được tuyển thẳng.

Cách thức ĐKXT vào các trường thuộc nhóm GX

Thời gian tiếp nhận ĐKXT đợt 1:

Từ 8h00 ngày 01/8/2016 đến 17h00 ngày 12/8/2016

Thủ tục đăng ký xét tuyển

Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh thực hiện ĐKXT vào nhóm GX theo 1 trong 3 cách sau:

- Cách 1: ĐKXT trên hệ thống đăng ký trực tuyến do Bộ GDĐT quản lý bằng cách điền đầy đủ thông tin vào Phiếu ĐKXT theo nhóm trường đã tạo cho nhóm GX. Việc đóng phí ĐKXT sẽ được hướng dẫn sau.

- Cách 2: Tải xuống mẫu Phiếu ĐKXT theo nhóm trường GX và điền đầy đủ thông tin, gửiphiếu nàyvà lệ phí ĐKXT đến địa chỉ của trường nguyện vọng 1qua đường bưu điện (theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên).

- Cách 3: Nộp trực tiếpphiếu ĐKXT (đã điền đầy đủ thông tin) và phí ĐKXT tại một trường bất kỳ thuộc nhóm GX.

Mức phí ĐKXT được quy định như sau:

+ Thí sinh ĐKXT vào 1 trường trong nhóm GX: 30 nghìn đồng

+ Thí sinh ĐKXT vào 2 trường trở lên trong nhóm GX : 60 nghìn đồng

dai hoc bach khoa ha noi

 Đại học Bách khoa Hà Nội

Hướng dẫn điền thông tin vào phiếu ĐKXT theo nhóm GX

Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số báo danh, số CMND: Ghi chính xác và thống nhất với thông tin trong Hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia.

Mã ĐKXT: Ghi chính xác mã đăng ký xét tuyển được quy định trong Giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh.

Mục "Diện ưu tiên xét tuyển" áp dụng cho thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng vào đại học: đánh dấu "X" vào ô bên cạnh. Mục "Đối tượng" được quy định như sau: Đoạt giải trong kỳ thi chọn HSG quốc gia: 01; đoạt giải trong Cuộc thi KHKT cấp quốc gia:02. Mục "Loại giải (huy chương)": điền giải (1,2,3) hoặc huy chương (vàng ghi là 1, bạc-2 và đồng-3) đã đạt được. Mục "Môn đoạt giải": ghi môn học đã đoạt giải trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, thí sinh đoạt giải trong Cuộc thi KHKT cấp quốc gia thì ghi tóm tắt tên đề tài đoạt giải.

Thí sinh ghi rõ địa chỉ bưu điện để nhận Giấy báo trúng tuyển; số điện thoại và email để nhóm GX có thể liên hệ.

Thí sinh khẳng định lại chế độ ưu tiên (khu vực và đối tượng tuyển sinh) và chịu trách nhiệm tính chính xác của thông tin này. Nếu chế độ ưu tiên khác so với hồ sơ đăng ký dự thi thì phải đánh dấu X vào ô cạnh mục ”Chế độ ưu tiên có thay đổi so với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia”.

 Mục "Các nguyện vọng đăng ký":

Để cung cấp thông tin cần thiết cho thí sinh, nhóm GX công bố rộng rãi trên website của 12 trường thành viên các thông tin chi tiết về dữ liệu xét tuyển của từng trường, bao gồm: Ngành (nhóm ngành) xét tuyển, mã ngành/nhóm ngànhchỉ tiêu dự kiến tương ứng; các tổ hợp môn xét tuyển đối với từng nhóm ngành và môn chính (hệ số 2); mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn xét tuyển đối với từng ngành; điều kiện bổ sung (tên môn thi) để xét ưu tiên trúng tuyển trong trường hợp có quá nhiều thí sinh cùng điểm ở ngưỡng trúng tuyển vào một ngành.

Trước khi điền thông tin ở mục này, thí sinh lưu ý các nguyên tắc chung sau đây:

Thí sinh được phép ĐKXT vào nhiều trường trong nhóm, mỗi trường 1 hoặc 2 nguyện vọng nhưng tổng số nguyện vọng được đăng ký không quá 4 ở đợt 1 và không quá 6 ở các đợt xét tuyển bổ sung (ví dụ trong đợt 1, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào 4 trường khác nhau trong nhóm nếu mỗi trường đăng ký 1 nguyện vọng, hoặc đăng ký vào 3 trường khác nhau trong nhóm nếu đăng ký 2 nguyện vọng vào 1 trường và 2 nguyện vọng còn lại đăng ký vào 2 trường).

 Thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào 2 trường trong nhóm ở đợt 1 hoặc 3 trường trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài nhóm.

 Thí sinh không nhất thiết phải đăng ký đủ tất cả các nguyện vọng. Những nguyện vọng không đăng ký phải gạch chéo để khẳng định.

Thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.

Phần kê khai các nguyện vọng đăng ký sẽ bao gồm các thông tin như ví dụ minh họa sau đây:

 

Mục "Có đăng ký xét tuyển vào trường ngoài nhóm GX"

Thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào các trường trong nhóm GX: không điền thông tin vào mục này.

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào 1 trường trong nhóm GX và 1 trường ngoài nhóm: đánh dấu "X" vào ô bên cạnh và điền đầy đủ các thông tin về trường ngoài nhóm GX.

Thí sinh tải Mẫu phiếu ĐKXT tại đây

Lưu ý khi ĐKXT vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Thí sinh được phép đăng ký tối đa 2nguyện vọng theo nhóm ngành (gọi tắt là nguyện vọng ngành) vào trường ĐHBK Hà Nội. Các nhóm ngành (gồm một hoặc vài ngành đào tạo) có chung một mã xét tuyển, có cùng tổ hợp các môn xét tuyển và cùng điểm chuẩn trúng tuyển. Các ngành/chương trình đào tạo đại học của Trường được liệt kê trong bảng dưới đây. Việc phân ngành học (đối với các nhóm có 2 ngành trở lên) được thực hiệnsau năm học thứ nhất trên cơ sở kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên.

 Các nhóm ngành Kỹ sư/Cử nhân kỹ thuật (mã KTxx) theo mô hình đào tạo 4+1: sinh viên sẽ được tự chọn học chương trình 4 năm để nhận bằng Cử nhân kỹ thuật hoặc chương trình 5 năm để nhận bằng Kỹ sư.

Các nhóm ngành Kinh tế-quản lý (mã KQ1- KQ3) học 4 năm nhận bằng Cử nhân như các trường đại học khác.

 Nhóm ngành Cử nhân công nghệ (mã CN1-CN3) đào tạo chương trình đại học 4 năm, nhẹ hơn khối kỹ thuật về kiến thức nền tảng cơ bản nhưng chú trọng hơn kỹ năng thực hành-ứng dụng. Bằng Cử nhân công nghệ và bằng Cử nhân kỹ thuật có giá trị như nhau, tuy nhiên Cử nhân công nghệ muốn học tiếp để nhận bằng Kỹ sư sẽ phải cần thêm thời gian học khoảng 1,5 năm.

Thông tin chi tiết về các chương trình đào tạo quốc tế (mã QTxx) có trên trang www.sie.hust.vn của Viện Đào tạo quốc tế.

Điểm chuẩn trúng tuyển cho mỗi nhóm ngành sẽ được xây dựng theo thang điểm 10 phù hợp với công thức tính Điểm xét, ví dụ 6,85; 8,20

 Đối với một nhóm ngành của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn trúng tuyển bằng nhau cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển. Do đó thí sinh chỉ đăng ký một tổ hợp môn xét tuyển có kết quả thi cao nhất.

Thí sinh nên tham khảo thông tin về điểm chuẩn vào các nhóm ngành của Trường trong năm 2015 để đăng ký các nguyện vọng ngành một cách phù hợp nhất.

Thông tin tuyển sinh ĐH của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2016

Mã nhóm ngành Các ngành đào tạoChỉ tiêu dự kiến

Tổ hợp môn

xét tuyển

KT11Kỹ thuật cơ điện tử200

TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính)

KT12Kỹ thuật cơ khí (cơ khí chế tạo và cơ khí động lực)750
Kỹ thuật hàng không
Kỹ thuật tàu thủy
KT13Kỹ thuật nhiệt150
KT14Kỹ thuật vật liệu180
Kỹ thuật vật liệu kim loại
CN1Công nghệ chế tạo máy300
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
Công nghệ kỹ thuật ô tô
KT21Kỹ thuật điện tử-truyền thông450
KT22Kỹ thuật máy tính400
Truyền thông và mạng máy tính
Khoa học máy tính
Kỹ thuật phần mềm
Hệ thống thông tin
Công nghệ thông tin
KT23

Toán-Tin

150

Hệ thống thông tin Quản lý (hệ cử nhân)
KT24Kỹ thuật Điện-điện tử470
Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa
CN2Công nghệ KT Điều khiển và tự động hóa400
Công nghệ KT Điện tử-truyền thông
Công nghệ KT Điện-điện tử
Công nghệ thông tin
KT31Công nghệ sinh học750

TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Hóa, Sinh

TOÁN, Hóa, Anh

(Toán là Môn thi chính)

Kỹ thuật sinh học
Kỹ thuật hóa học
Công nghệ thực phẩm
Kỹ thuật môi trường
KT32Hóa học (cử nhân)50
KT33Kỹ thuật in và truyền thông50
CN3Công nghệ thực phẩm50
KT41Kỹ thuật dệt170

TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính)

Công nghệ may
Công nghệ da giầy
KT42Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (cử nhân)50
KT51Vật lý kỹ thuật120
KT52Kỹ thuật hạt nhân100
KQ1Kinh tế công nghiệp160

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Văn, Anh

Quản lý công nghiệp
KQ2Quản trị kinh doanh80
KQ3Kế toán80
Tài chính-Ngân hàng
TA1Tiếng Anh KHKT và công nghệ200

Toán, Văn, ANH

(Anh là Môn thi chính)

TA2Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế
Các chương trình tiên tiến
Nhóm ngành Các ngành đào tạoChỉ tiêu dự kiến

Tổ hợp môn

xét tuyển

TT1

Chương trình tiên tiến

ngành Điện-Điện tử

120

TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính)

(Thêm điều kiện về điểm thi môn tiếng Anh từ 8,0 trở lên hoặc IELTS 5.0 và tương đương, kiểm tra điều kiện này khi nhập học)

TT2

Chương trình tiên tiến

ngành Cơ Điện tử

80
TT3

Chương trình tiên tiến

ngành Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

40
TT4

Chương trình tiên tiến

ngành Kỹ thuật Y sinh

50
TT5

Chương trình tiên tiến

Công nghệ thông tin Việt-Nhật

180

Chương trình tiên tiến

Công nghệ thông tin ICT

Các chương trình đào tạo quốc tế

Mã xét tuyểnTên ngành-chương trình đào tạo

Chỉ tiêu

dự kiến

Tổ hợp môn

xét tuyển

QT11

Cơ điện tử - NUT

(ĐH Nagaoka - Nhật Bản)

80

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Hóa, Anh

(Riêng QT13 bổ sung thêm Toán, Lý, Pháp)

QT12

Điện tử -Viễn thông - LUH

(ĐH Leibniz Hannover - Đức)

50
QT13

Hệ thống thông tin – G.INP

(ĐH Grenoble – Pháp)

40
QT14

Công nghệ thông tin - LTU

(ĐH La Trobe – Úc)

60
QT15

Kỹ thuật phần mềm – VUW IT

(ĐH Victoria - New Zealand)

40
QT21

Quản trị kinh doanh - VUW

(ĐH Victoria - New Zealand)

60

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Hóa, Anh

Toán, Văn, Anh

(Riêng QT33 có thể thay tiếng Anh bằng tiếng Pháp trong các tổ hợp xét tuyển)

QT31

Quản trị kinh doanh – TROY BA

(ĐH Troy - Hoa Kỳ)

40
QT32

Khoa học máy tính – TROY - IT

(ĐH Troy - Hoa Kỳ)

40
QT33

Quản trị kinh doanh - UPMF

(ĐH Pierre Mendes France – Pháp)

40
QT41

Quản lý công nghiệp

Chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp(Industrial System Engineering)

40

Chú thích: KT: Kỹ thuật (kỹ sư/cử nhân kỹ thuật), CN: Công nghệ (cử nhân công nghệ), KQ: Cử nhân Kinh tế/Quản lý, QT: Các chương trình đào tạo quốc tế.

Khi làm thủ tục nhập học, thí sinh trúng tuyển với kết quả thi đạt yêu cầu của Trường (sẽ được thông báo sau) có thể đăng ký tham dự kiểm tra trình độ hai môn Toán và Vật Lý theo đề thi của Trường để được chọn vào Chương trình đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao và Kỹ sư tài năng.

Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn