Dân Nghệ An đổ xô đi nhặt 'thủ phạm' gây cháy rừng mang về làm giàu

Thời sựThứ Sáu, 19/07/2019 07:50:00 +07:00

Trong khi nhiều nơi thực bì lá thông rụng đang là hiểm họa gây cháy rừng thì ở huyện Nghi Lộc, người dân lại tranh nhau đi thu gom về để về trồng hành.

Thời gian qua, Nghệ An và Hà Tĩnh liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn về tài sản. Các vị trí bị cháy đều là rừng thông hàng chục năm tuổi.

Nguyên nhân gây cháy là do lá thông khô rụng xuống nhiều năm không có người thu gom dẫn đến lớp thực bì có nơi dày gần 1m, khi gặp lửa thì bốc cháy nhanh và dữ dội khiến công tác chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Trong lúc nhiều nơi thảm thực bì đang là hiểm họa gây cháy rừng thì ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An), người dân lại tranh nhau đi thu gom lá thông rụng để về trồng hành.

la-thong 13

Người dân xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) lấy lá thông khô về trồng hành tăm.

Bà Nguyễn Thị Xuân (trú tại xóm 5, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc) chia sẻ: "Trước đây chúng tôi trồng hành tăm thường phủ rơm rạ lên trên. Tuy nhiên, phủ rơm rạ một thời gian thì thường xuất hiện cây cỏ mọc đan xen hành tăm nên gây khó khăn cho việc chăm sóc.

Hơn 10 năm nay, chúng tôi lên rừng lấy thực bì lá thông khô để phủ lên cây hành tăm. Khi đó chúng tôi chăm sóc cây hành tăm dễ hơn, không có cỏ lúa mọc cùng như khi phủ rơm".

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thiện (xóm 4, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc) cho biết, nhà ông có 2 sào trồng hành tăm. Để phủ kín cho 2 sào hành tăm, gia đình ông Thiện phải lên rừng thu gom gần 3 xe ô tô lá thông khô.

Được biết, toàn xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc có hơn 100 hộ dân trồng hành tăm, tổng diện tích hành tăm của xã khoảng 100 héc-ta. Ngoài ra, các xã khác như Nghi Văn, Nghi Kiều (huyện Nghi Lộc) và xã Đại Sơn (huyện Đô Lương) cũng trồng hành tăm nên vào vụ, hàng trăm người dân kéo nhau vào các khu rừng trên địa bàn cào gom thực bì lá thông. 

Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc cho biết: "Toàn huyện có khoảng 4.500 ha thông, mặc dù có diện tích rừng thông khá lớn nhưng tại các vùng chuyên trồng hành tăm như Nghi Lâm, Nghi Kiều... vẫn không đủ để phục vụ người dân trồng hành.

Việc dùng lá thông phủ lên hành tăm không chỉ mang lại hiệu quả rất tích cực, không chỉ giúp hành tăm tăng năng suất, mà còn có tác dụng rất quan trọng là ngăn chặn nguy cơ cháy rừng".

Một số hình ảnh nông dân xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc lên rừng lấy lá thông khô về trồng hành tăm.

la-thong-rung-1 10

Người dân xã Nghi Lâm lên rừng thu gom lá thông khô. (Ảnh: BNA)

la-thong-rung-13 12

Sau thu gom, lớp thực bì lá thông không còn nên giảm được nguy cơ cháy rừng. (Ảnh: BNA)

la-thong-rung-24 9

Sau đó, nông dân vận chuyển lá thông ra phủ trên ruộng trồng cây hành tăm.

la-thong-rung-15

Bình quân 1 sào cây hành tăm cần tới 2 xe ô tô lá thông.

la-thong-rung-23 7

 Dùng thực bì lá thông khô để phủ lên ruộng trồng cây hành tăm giúp việc chăm sóc cây dễ hơn, không có cỏ lúa mọc cùng như khi phủ rơm.

la-thong-rung-16 3

Xã Nghi Lâm có khoảng 100 hộ dân trồng hành tăm với gần 100 héc-ta.

la-thong-rung-21 5

Theo người dân, ngoài việc dễ chăm sóc, cây hành tăm cũng cho năng suất cao hơn khi được phủ bằng lá thông.

la-thong 13
la-thong-rung-22 7
la-thong-rung-18 5

Việc dùng lá thông phủ lên hành tăm không chỉ mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp hành tăm tăng năng suất, mà còn có tác dụng rất quan trọng là ngăn chặn nguy cơ cháy rừng.

TRẦN LỘC
Bình luận
vtcnews.vn