Dân mạng đua nhau làm mọng môi bằng dầu ớt, chuyên gia thẩm mỹ hết hồn

Chuyện bốn phươngThứ Năm, 10/02/2022 15:28:18 +07:00
(VTC News) -

Thay vì bỏ tiền bơm môi, nhiều người dùng Tiktok mách nhau cách bôi dầu ớt, dầu quế..., cách làm đẹp kinh dị này khiến các chuyên gia phát hoảng.

Với mong muốn sở hữu bờ môi căng mọng gợi cảm, nhiều phụ nữ tìm kiếm đủ mọi biện pháp. Các mẹo làm căng mọng môi đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng với rất nhiều người làm theo. Những mẹo bơm môi tại gia này được ưa chuộng vì chi phí thấp, dễ thực hiện và cho hiệu quả tức thì. Trong số đó có những phương pháp rất "kinh dị". 

Nina Prisk - bác sĩ thẩm mỹ có tiếng tại London (Anh), chủ mỹ viện đón hàng trăm lượt khách hàng tiêm filler (chất làm đầy) từ khắp nơi trên cả nước mỗi tuần và từng giành giải “Cơ sở tiêm thẩm mỹ tốt nhất” - cảnh báo về sự nguy hiểm khi áp dụng các mẹo làm đầy môi được chia sẻ tràn lan trên mạng. 

Dân mạng đua nhau làm mọng môi bằng dầu ớt, chuyên gia thẩm mỹ hết hồn - 1

Nhiều chị em phụ nữ làm theo hướng dẫn "bơm môi" trên TikTok.

 

“Trên TikTok đang xuất hiện rất nhiều mẹo được cho là có thể làm môi căng mọng hơn. Chúng bao gồm cả những phương pháp kinh khủng như bôi dầu ớt và quế lên môi. Tôi không thể không nhấn mạnh đó là ý tưởng tồi tệ. Mọi người nên tránh thử các mẹo làm đầy môi như thế trên TikTok. Chúng có thể gây ngứa ran lúc ban đầu, sau đó là cảm giác bỏng rát nếu bạn sử dụng dầu ớt. Tình trạng sưng phồng môi xảy ra sau đó là do môi bị kích ứng và hiệu ứng này sẽ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn”, Nina giải thích. Theo cô, mọi người nên gặp chuyên gia để được tư vấn rõ ràng hơn trước khi định áp dụng mẹo làm đầy môi nào.

Dân mạng đua nhau làm mọng môi bằng dầu ớt, chuyên gia thẩm mỹ hết hồn - 2

Dầu ớt hay quế có thể gây tổn thương cho môi về lâu dài.

Theo Nina, không chỉ gây cảm giác khó chịu tức thì, các biện pháp làm đầy môi kiểu đó còn gây hại cho môi về lâu dài. Môi sẽ bị kích ứng, gây khô và đau. So với các vùng da khác, da môi có lớp tế bào biểu bì mỏng hơn nhiều nên đặc biệt dễ bị tổn thương và mất nước. Bên cạnh đó, môi cũng thiếu một lớp tế bào được gọi là lớp sừng, thường có trên các vùng da khác và chứa các phân tử béo như ceramides giúp chống lại sự mất nước. Các chuyên gia cho biết sự mất nước xảy ra  môi nhanh hơn 3 lần so với các vùng da khác.

Dương Quân(Nguồn: Mirror)
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp