Dân đảo Lý Sơn tri ân công đức đội hùng binh Hoàng Sa

Thời sựThứ Hai, 04/05/2015 02:32:00 +07:00

(VTC News) - Sáng 4/5, (nhằm 16/3 ÂL) con cháu thuộc 13 tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và du khách thập phương đã tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(VTC News) - Con cháu thuộc 13 tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và du khách thập phương đã tổ chức lễ tưởng nhớ công đức các bậc tiền nhân, đội hùng binh Hoàng Sa.

Ngay tờ mờ sáng 4/5, đông đảo người dân địa phương và du khách đã tập trung về Đình làng An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi) để tế lễ tổ tiên là những dân binh trong đội Hoàng Sa dưới triều nhà Nguyễn, từng giong thuyền ra khơi dựng bia, cắm mốc khẳng định chủ quyền biển đảo.

Hoàng Sa, khao lề, thế lính, Lý Sơn, dân binh, tri ân, công đức
Đông đảo người dân địa phương và du khách đã tập trung về Đình làng An Vĩnh để làm Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

Ông Phạm Thoại Tuyền (65 tuổi, hậu duệ đời thứ 6 của Chánh thủy quân Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật) cho biết: "Đã thành lệ, cứ vào ngày 16/3 âm lịch hàng năm, con cháu 13 tộc họ trên đảo lại tự nguyện góp tiền, lương thực, thực phẩm long trọng tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của các bậc tiền nhân trên đảo trong việc khẳng định và gìn giữ chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa".

Hoàng Sa, khao lề, thế lính, Lý Sơn, dân binh, tri ân, công đức
Chủ Lễ thổi kèn ốc bắt đầu nghi thứ buổi Lễ. 

"Gia phả dòng họ ghi lại rằng khi mới thành lập Đội dân binh Hoàng Sa, hàng năm có khoảng 70 trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi lội của các tộc họ trên đảo vinh dự được sung vào đội binh phu Hoàng Sa để làm nhiệm vụ đo đạc hải trình, vẽ bản đồ và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.

Những người này có đi mà không trở về, việc này người dân trên đảo gọi là Lễ khao lề thế lính, tức là việc của làng của xóm để tiễn đưa đội dân binh xuống thuyền ra Hoàng Sa-Trường Sa gặp nhiều may mắn”, ông Tuyền xúc động nói.


Hoàng Sa, khao lề, thế lính, Lý Sơn, dân binh, tri ân, công đức
Thả mô hình thuyền và đội dân binh Hoàng Sa. 

Theo tài liệu hiện được lưu giữ tại bảo tàng Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn. Đội Hoàng Sa hoạt động liên tiếp từ thế kỷ 17 đầu thời chúa Nguyễn, đến giữa thế kỷ 19 sang đến thời Tây Sơn, với những cai đội nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết.

Sang thời nhà Nguyễn, ngay từ thời Gia Long đã sai Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật làm Chánh thủy quân kiêm cai đội Hoàng Sa tuyển chọn các binh phu đi Hoàng Sa và Trường Sa dựng bia chủ quyền, lập miếu, đo đạc thủy trình, lập bản đồ.


Hoàng Sa, khao lề, thế lính, Lý Sơn, dân binh, tri ân, công đức
Mô hình thuyền cùng hình nhân thế mạng được các trai tráng trên đảo thả xuống biển để tưởng niệm đội hùng binh Hoàng Sa thuở xưa đi mở cõi.. 

Ngay sau phần lễ, 5 mô hình thuyền câu với đầy đủ vật dụng cùng hình nhân thế mạng được các trai tráng trên đảo thả xuống biển để tưởng niệm đội hùng binh Hoàng Sa thuở xưa đi mở cõi.

Ông Phạm Hoàng Linh, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: "Đây không chỉ là ngày hội lớn của người dân Lý Sơn mà từ lâu đã thấm sâu vào lòng người dân mọi miền đất nước, nhằm khơi dậy ý thức của người dân trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

Hoàng Sa, khao lề, thế lính, Lý Sơn, dân binh, tri ân, công đức
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của người dân đảo Lý Sơn được Bộ Văn hóa  trao bằng công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.

Đồng thời giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống yêu nước, lòng can trường, quả cảm của các bậc cha ông ngày trước đối với chủ quyền của đất nước trên quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu”, ông Linh nhấn mạnh.

Để tôn vinh và phát huy nét sinh hoạt văn hóa dân gian, năm 2013, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của người dân đảo Lý Sơn được Bộ Văn hóa trao bằng công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.

Video: Ngư dân Lý Sơn vươn khơi bám biển


Mịnh Văn
Bình luận
vtcnews.vn