Dân chủ luôn tiềm ẩn những yếu tố phản dân chủ

Thời sựThứ Bảy, 19/03/2016 09:58:00 +07:00

TS Tống Đức Thảo thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói thủ tục nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội còn đơn giản, nên không ít người lợi dụng

(VTC News) - TS Tống Đức Thảo thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói thủ tục nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội còn đơn giản, nên không ít người lợi dụng đánh bóng tên tuổi.

Tiến sỹ Tống Đức Thảo - Trưởng ban Chính trị Việt Nam, Viện Chính trị học thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn báo VTC News về việc ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV.

- Với số lượng ứng cử viên tự do (nộp đơn) tăng cao hơn những kỳ bầu cử trước đây, trong đó có nhiều nghệ sỹ và người nổi tiếng, ông có nhận xét gì?

Do vậy, bầu cử và thực hành quyền bầu cử trở thành thước đo rất quan trọng của một nền chính trị và sự thành thục thực hành dân chủ của người dân. Việc có nhiều ứng cử viên tự do trong đó có nhiều nghệ sỹ và người nổi tiếng tự ứng cử theo tôi là những biểu hiện sinh động của tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay.

TS Tống Đức Thảo
TS Tống Đức Thảo 


Những người nghệ sỹ và người nổi tiếng có sức ảnh hưởng và có sự tin tưởng cao của nhân dân, quan tâm đến lợi ích, tâm tư, nguyện vọng và phản ánh được hơi thở từ cuộc sống. Chúng ta nhớ lại cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 ở nước ta cũng đã thu được rất nhiều nhân sỹ trí thức, nhà hoạt động văn hóa và tầng lớp văn nghệ sỹ tham gia.

- Cuộc tổng tuyển cử đó rất dân chủ, nhưng vẫn lựa chọn được những người xứng đáng?

Như tôi phân tích ở trên, bầu cử là quyền của người dân nhưng bầu cử lại cần có những điều kiện tiền đề của nó để có thể hiện thực hóa một cách có hiệu quả. Những tiền đề và kinh tế, văn hóa, dân chủ, dân trí và thượng tôn pháp luật.

 
Dân chủ luôn tiềm ẩn những yếu tố phản dân chủ. Bầu cử, tự ứng cử là những nội dung rất tốt đẹp của một nền dân chủ nhưng không khéo lại bị lợi dụng.
 
Để quyền bầu cử và quyền ứng cử được thực hiện đúng đắn trên thực tế thì những tiền đề phải được bảo đảm. Đó là bởi, dân chủ luôn tiềm ẩn những yếu tố phản dân chủ. Bầu cử, tự ứng cử là những nội dung rất tốt đẹp của một nền dân chủ nhưng không khéo lại bị lợi dụng.
 
-
Thủ tục nộp đơn ứng cử ĐBQH được cho là quá đơn giản, dẫn đến việc có những người coi ứng cử như trò đùa, được chăng hay chớ, hoặc dùng trò này để đánh bóng tên tuổi của mình. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

Quan sát quá trình bầu cử đặc biệt ở hai thành phố lớn là Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, tôi thấy đang có hiện tượng lợi dụng sinh hoạt chính trị dân chủ này để thể hiện những điều chưa đúng với nhiệm vụ và ý nghĩa chính trị của cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng xuất phát từ thể chế bầu cử nói chung và thủ tục tự ứng cử ĐBQH của chúng ta còn đơn giản. Chúng ta phải có thể chế bầu cử cụ thể hơn nữa, cơ sở pháp lý về tự ứng cử rõ ràng, cụ thể hơn nữa.

- Là thế nào, thưa ông?

Theo tôi, để tìm ra những người thực sự đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân thì hồ sơ ứng cử của các đại biểu phải thể hiện được mục đích và chương trình hành động của mỗi ứng cử viên.

Hồ sơ và người tự ứng cử phải trả lời được mình trở thành đại biểu Quốc hội để làm gì? Chương trình hành động ra sao? Chức năng và phẩm chất của một vị đại biểu Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan cao nhất đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân.

Ví dụ: một người nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa dân gian (tuồng, chèo, cải lương...) sẽ làm gì để có thể góp phần bảo tồn các giá trị của văn hóa dân gian trước những mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, ứng cử viên đó sẽ giám sát ra sao đối với các cơ quan quản lý văn hóa.

Chương trình hành động phải rõ ràng ngay cả quỹ thời gian vật chất để làm tốt tư cách đại biểu Quốc hội khi trúng cử. Người tự ứng phải trình bày chương trình hành động trước cộng đồng, lĩnh vực mà mình công tác, qua đó chúng ta cũng có thể sàng lọc để chọn được những đại biểu ứng cử tốt nhất, có chất lượng nhất.

- Họ cũng có làm đó chứ. Thậm chí còn dùng youtube và facebook như một lợi thế quảng bá chương trình tranh cử của mình…

Vậy thì ứng cử viên đó phải thu thập được một số lượng chữ ký và sự ủng hộ của những người trong giới, lĩnh vực công tác. Tôi lấy ví dụ, một ca sỹ phải lấy được chữ ký của ít nhất 1.000 người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc.

Đại biểu Quốc hội là của toàn quốc, toàn dân nhưng trước tiên phải là đại diện cho tầng lớp, lĩnh vực mình hoạt động. Một Quốc hội mạnh phải có các đại biểu đủ tâm, đủ tầm và đủ bản lĩnh. 
Muốn có đại biểu có chất lượng thì các ứng cử viên và người tự ứng cử phải có chất lượng cao. Qua thực hành dân chủ, người dân sẽ chọn được những người thực sự xứng đáng đại diện cho mình. 
- Xin cảm ơn ông!

Minh Hà
(thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn