Đám mây trắng chứa bí ẩn gì mà bay qua cũng khiến 1.700 người và gia súc lăn ra chết?

Phóng sự - Khám pháThứ Ba, 10/01/2017 17:48:00 +07:00

Chỉ sau một đêm, thứ bí ẩn đã giết chết 1.700 người cùng vô số động vật sinh sống ở vùng thung lũng xung quanh hồ Nyos ở Tây Bắc Cameroon.

Thảm họa chết chóc

Vào buổi tối ngày 21/08/1986, người dân làng sinh sống gần hồ Nyos nghe thấy những tiếng ầm ầm như sấm rền. Cùng lúc đó, một cột nước sủi bọt cao cả trăm mét từ lòng hồ bắn thẳng lên trời, và một đám mây trắng xóa hình thành phía trên mặt hồ, cách mặt đất 100m và bắt đầu di chuyển vào làng.

Khi những người dân hiếu kỳ bước ra khỏi nhà để quan sát đám mây, họ ngay lập tức ngã vật xuống đất, bất tỉnh và chết chỉ sau vài hơi thở. Ở Nyos và Kam, hai ngôi làng đầu tiên đám mây kia lướt qua, toàn bộ người dân đều gục chết, chỉ trừ 4 người may mắn sống sót vì đang ở trên núi cao.

Hai ngày sau, mây đã tan, người dân ở những ngôi làng lân cận tìm đến thung lũng và kinh hoàng phát hiện thi thể của cả người lẫn gia súc nằm chết la liệt trên mặt đất trong phạm 25km đến bờ hồ.

2011481102159_0674

Khung cảnh chết chóc sau 1 đêm ở khu vực gần hồ Nyos 

Sau khi bất tỉnh 36 tiếng đồng hồ, một số người may mắn còn sống đã tỉnh lại và nhận thấy toàn bộ gia đình, người thân, hàng xóm và vật nuôi của mình đều đã không còn.

Hồ Nyos cũng thay đổi, mực nước đã hạ xuống, cây cối và cành lá nổi lềnh bềnh trên mặt nước, màu xanh dương trong vắt tuyệt đẹp vốn có của nó giờ đã chuyển sang một màu lờ nhờ của kim loại rỉ sét.

Vậy chuyện gì đã xảy ra? Đám mây kia là gì? Vì sao lại có hiện tượng lạ lùng và đáng sợ như vậy?

Tuy nhiên thảm kịch hồ Nyos vẫn chưa phải là lần đầu tiên một đám mây giết người xuất hiện ở Cameroon. Gần 2 năm trước đó, vào buổi tối ngày 15/08/1984, người dân làng sinh sống cách hồ Nyos khoảng 100km về hướng đông nam cũng nghe thấy những tiếng ầm ầm tương tự. 

Âm thanh này xuất phát từ một con hồ nhỏ hơn có tên Monoun. Vào lúc 11h30 đêm, khí CO2 phóng vọt ra từ lòng hồ và tràn vào thung lũng. Người dân làng Njindoun đang đi trên đường thì gặp phải đám mây nói trên, ngã ra và chết. 

Đến 10:30 sáng, đám mây đã bị gió thổi tan, cảnh sát và bác sĩ tìm đến hiện trường thì phát hiện 37 thi thể nằm chết trên đường. Chính quyền Cameroon nghi ngờ đây là một vụ tấn công khủng bố dựa vào âm thanh ầm ầm kia, còn người dân làng thì cho rằng những cái chết này do ma quỷ gây ra.

Truy tìm thủ phạm

Nhiều tháng sau vụ thảm họa hồ Nyos, các nhà khoa học phát hiện ra "hung thủ" bí ẩn chính là khí CO2. Do đáy hồ Nyos đã bão hòa, CO2 bị dồn lên tầng nước áp suất thấp.

Lúc này, chỉ một tác động nhỏ từ bên ngoài như một cơn gió hay một vụ sạt lở đất, cũng đủ để làm khí ồ ạt thoát ra không khí. Trong quá trình đó, có thể xảy ra hiệu ứng ống khói, kích hoạt phản ứng dây chuyền, khiến hồ Nyos phun toàn bộ CO2 tích tụ dưới đáy hồ qua hàng thập kỷ. 

Nhiều tháng sau vụ thảm họa hồ Nyos, các nhà khoa học tiếp tục giám sát lượng khí ga trong hồ. Khi thấy nồng độ CO2 tăng trở lại, họ kết luận giả thiết đưa ra trước đó là chính xác. 

ho31481102164_6444

Ống thoát khi CO2 từ đáy hồ được lắp đặt 

Khí CO2 bay lên cao trước khi hạ xuống mặt hồ. Gia súc được chăn thả trên các quả đồi cao cả trăm mét vẫn bị chết. Sau đó, lớp khí này tràn xuống thung lũng với tốc độ 72 km/giờ.

Những người sống ven hồ hoàn toàn không có cơ hội để thoát thân. Rất ít người ở sườn đồi đủ tỉnh táo để leo lên vùng đất cao hơn và thoát chết.

Một nhân chứng sống cho biết anh đã nhảy lên xe mô tô và phóng đến nơi an toàn ngay khi nhìn thấy hàng xóm của mình chết gục trong đám khí. Đa số nạn nhân đều không nhận ra mối nguy hiểm cho đến khi đám khí bao trùm họ. 

Mất khoảng một năm để tìm ra nguyên nhân, các nhà khoa học lại mất thêm 10 năm nữa để tìm cách giải phóng khí CO2, ngăn chặn thảm họa tái diễn. Họ đặt một chiếc ống có đường kính 13 cm xuống độ sâu 182 m, ngay phía trên đáy hồ.

Nước ở tầng đáy được bơm qua ống, phun lên cao nhằm nhả khí CO2 ra ngoài. Quá trình này kéo dài liên tục cho đến khi CO2 dưới đáy hồ thoát hết. Sau khi thử nghiệm thành công vào năm 1995, ống thoát khí độc được chính thức đưa vào sử dụng năm 2001.

Nguồn: Đời sống VN

Bình luận
vtcnews.vn