Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường: Triều Tiên sẽ hành động 'bên miệng hố chiến tranh'

Thế giớiThứ Hai, 24/08/2015 04:31:00 +07:00

nguy cơ chiến tranh Triều Tiên dưới góc phân tích của chuyên gia chiến lược ngoại giao Việt Nam

(VTC News) – Chuyên gia chiến lược quốc tế của Việt Nam nói về nguy cơ chiến tranh sau những động thái căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên.

Liên quan những động thái mới nhất trên bán đảo Triều Tiên, VTC News phỏng vấn Đại sứ kỳ cựu Nguyễn Ngọc Trường, người từng làm đại sứ ở 5 nước khác nhau và hiện là Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và phát triển chiến lược quốc tế.
Ông Nguyễn Ngọc Trường nhận định Triều Tiên sẽ dùng chính sách bên miệng hố chiến tranh
Ông Nguyễn Ngọc Trường nhận định Triều Tiên sẽ dùng chính sách 'bên miệng hố chiến tranh'
Ông Trường nói giữa hai miền Triều Tiên sẽ tiếp tục có khủng hoảng đi, khủng hoảng lại. 
Bình Nhưỡng dùng các hành động cân não "bên miệng hố chiến tranh" để tác động đến Hàn Quốc, tạo thế cân bằng hai miền, thu hút sự quan tâm nước lớn. 
“Triều Tiên từng áp dụng chiến thuật này qua vụ tàu Cheonan, bắn pháo vào đảo Yeongyeong, nay có vụ đấu pháo qua khu phi quân sự”. 
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại 5 nước khác nhau
Trong khi đó, Hàn Quốc áp dụng chiến thuật trả đũa, nghĩa là anh bắn tôi 1, tôi bắn anh 2-3 và tập trận Hàn-Mỹ để vừa nâng cao năng lực chiến đấu, vừa gây sức ép lên Bình Nhưỡng. 
“Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản hiện không rảnh để quản chuyện liên Triều. Chỉ kiềm chế để không nổ ra xung đột lớn và vỗ tay vào cho thương lượng”, ông Trường nhận định. 
Cựu đại sứ cho rằng khả năng xảy ra chiến tranh liên Triều là rất nhỏ: “Mỹ tất nhiên được lợi vì Triều Tiên vẫn cần Mỹ hiện diện quân sự, nhân tiện đó mà kiềm chế Trung Quốc”. 
“Cuộc khủng hoảng lần này tạo ra một số cơn sóng, nhưng không tạo sóng thần. Hai miền sẽ tìm cách tháo ngòi căng thăng qua đàm phán nhưng sẽ không có đột phá”, ông Trường dự đoán.
Binh lính Triều Tiên duyệt binh
Binh lính Triều Tiên duyệt binh 
Trong diễn biến liên quan, cuộc hội đàm cao cấp giữa tướng lĩnh Triều Tiên, Hàn Quốc diễn ra từ hôm 23/8 đến nay vẫn chưa đạt được kết quả nào đáng kể, theo tường thuật của Hoàn Cầu thời báo.
Báo này dẫn nguồn tin từ Thông tấn xã Triều Tiên KCNA nói 1 triệu thanh niên Triều Tiên quyết tâm đăng ký nghĩa vụ quân sự ngay sau khi có cuộc đấu pháo qua biên giới với Hàn Quốc.
Những người này được nói là đã sẵn sàng chiến đấu dưới sự lãnh đạo của ‘tướng quân thép không gì không chiến thắng được’ – Nguyên soái Kim Jong-un.
Trở lại với cuộc họp giữa hai miền Triều Tiên, phía Hàn Quốc được mô tả là vẫn giữ thái độ cảnh giác, trong khi Triều Tiên duy trì trạng thái chiến đấu.
Phía Triều Tiên yêu cầu Hàn Quốc ngừng ngay chương trình ‘nói xấu, bôi nhọ hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un’ lâu nay thông qua những dàn loa công suất lớn đặt ở biên giới. 
Đáp lại, Seoul nói họ vẫn sẽ duy trì hoạt động này, việc có ngừng phát thanh hay không còn tùy thuộc kết quả cuộc hội đàm với Bình Nhưỡng.
Lý giải về “thái độ cảnh giác” trong cuộc họp, quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói việc này là cần thiết để đề phòng Triều Tiên dùng thái độ ‘dương Đông kích Tây’ để khiêu khích.
Video: Hàn Quốc - Triều Tiên hội đàm căng thẳng
Hàn Quốc cáo buộc trong khi ngồi bên bàn đàm phán, Triều Tiên vẫn tăng mạnh số lượng pháo binh ra biên giới, bố trí tại nhiều điểm khác nhau trong tư thế sẵn sàng nhả đạn vào Hàn Quốc.
Quân đội Hàn Quốc cũng dẫn nguồn tin tình báo nói Triều Tiên đang tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở biên giới.
Trong khi đó, hôm 21/8 vừa qua, Triều Tiên phát đi thông điệp ngay trong đêm nói nước này “không ngần ngại phá động chiến tranh toàn diện”.
Thông điệp nêu trên cũng chỉ trích Hàn Quốc “đơn phương pháo kích vào Triều Tiên”, “có bóng dáng của Mỹ”. Bình Nhưỡng tuyên bố đã sẵn sàng các biện pháp phản ứng.
Trung Quốc cũng được nhắc tới trong thông điệp của Triều Tiên. Theo đó, hàng chục năm qua, Bình Nhưỡng đã làm theo hy vọng của Bắc Kinh là “kiếm chế”. 
Nhưng hiện tại, tướng lĩnh quân đội và chính trị gia Triều Tiên cho rằng chính sách kiềm chế đã không còn phù hợp.

Văn Việt Võ
Bình luận
vtcnews.vn