Đại sứ Nga tại Trung Quốc: Không hề có nghi ngờ Trung Quốc muốn xâm chiếm lãnh thổ Nga

Thế giớiThứ Ba, 30/06/2015 09:34:00 +07:00

Kế hoạch của lãnh đạo vùng Zabaikal chuyển 115 nghìn ha đất nông nghiệp cho nhà đầu tư Trung Quốc thuê gây ra những phản ứng không đồng nhất trong xã hội Nga.

(VTC News) - Kế hoạch của lãnh đạo vùng Zabaikal chuyển 115 nghìn ha đất nông nghiệp cho nhà đầu tư Trung Quốc thuê gây ra những phản ứng không đồng nhất trong xã hội Nga.

Cụ thể, phái phản đối giao kèo chỉ ra nguy cơ  rủi ro địa chính trị kéo theo từ việc chuyển giao cho người Trung Quốc sử dụng thời hạn dài một phần lãnh thổ Nga có diện tích rộng bằng kích thước Hồng Kông.

Người ta nói rằng, hợp đồng thuê dài hạn 49 năm tạo điều kiện để các vị 'du khách' thâm nhập bén rễ tại vùng đất này và hẳn là sẽ muốn bám trụ ở Nga mãi mãi.
Trung Quốc thuê hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp ở Nga
Trung Quốc thuê hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp ở Nga 
Trả lời các tác giả của ý kiến, Đại sứ Nga tại Trung Quốc, ông Andrei Denisov đã nói rằng vấn đề 'sự bành trướng  của Trung Quốc' ở Zabaikal chỉ là lo lắng không tưởng. Theo lời nhà ngoại giao Nga, 'không hề có căn cứ nào dù nhỏ để nghi ngờ' Bắc Kinh có ý đồ thôn tính lãnh thổ Nga.

Song hành với tuyên bố về một tương lai đất Nga bị chiếm xem như  thủ pháp quốc dị chính trị, thì mối lo về đặc điểm "hăng hái quá độ" của người Trung Quốc trong việc dùng hóa chất trong sản xuất được nhắc đến khá thường xuyên.

Dư luận Nga e ngại rằng, những người Trung Quốc thuê  được đất rồi chắc chắn vẫn giữ thói quen thâm canh khai thác đất hết mức như ở quê nhà họ, và rồi đến khi kết thúc hợp đồng, người Nga nhận lại mảnh đất bị vắt kiệt không còn sức sống mà việc phục hồi chưa biết sẽ mất bao nhiêu thập niên.

Quả thực hiện hữu những trường hợp người Trung Quốc có thái độ "bóc lột" dữ dội với mảnh đất đi thuê, hơn nữa là tại một số khu vực của Nga, chuyên viên Nông học Nga Ivan Starikov nhận xét.

Nhưng điều này, theo lời ông, không phải là nguyên cớ để từ bỏ giao kèo mà khi tuân thủ những điều kiện nhất định sẽ mang  lợi ích cho cả đôi bên. Trước hết, cần đòi hỏi người thuê phải bảo tồn độ phì nhiêu của đất thuê và quy nhận điều kiện nhất thiết này trong hợp đồng.
Trung Quốc thuê hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp ở Nga
Nông dân Trung Quốc làm việc tại một khu vực sát biên giới Nga 
Hơn thế nữa là ở khu vực Zabaikal ta đang nói về mảnh đất từ lâu chưa được sử dụng. Trong thời gian đó, đất đai được nghỉ ngơi và  tích lũy lớp đất bề mặt rất màu mỡ dành cho canh tác, nhà khoa học nông nghiệp giải thích.

Theo quan điểm của chuyên gia Nông học Ivan Starikov, tại khu vực Zabaikal với sự tham gia của các nhà đầu tư Trung Quốc có thể tạo ra vùng đất canh tác giầu  lớp hữu cơ, trong đó dự trù ban hành lệnh cấm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng.

Đối với Nga, sử dụng phù hợp địa bàn rộng lớn để sản xuất nông nghiệp cho ra những sản phẩm thân thiện với môi trường là công việc đầy tiềm năng.

Theo dữ liệu của Tổ chức Nông Lương (FAO) thuộc Liên Hợp Quốc, thị trường thế giới về các sản phẩm hữu cơ đang gia tăng 20% mỗi năm và hứa hẹn đạt tới 200 tỷ USD vào năm 2020.

Nếu đảm bảo hợp tác một cách văn minh, Nga và Trung Quốc có thể cùng thu lợi tốt từ đây, chuyên viên Nông học tin chắc như vậy.

Như thông báo mới đây của ông Konstantin Ilkovsky Thống đốc  vùng Zabaikal, hợp đồng với công ty Trung Quốc "Huae Sinban" về  thuê đất dài hạn có thể được ký kết trong quý đầu của năm 2016.

"Chúng tôi muốn hoàn tất các thủ tục trước khi bắt đầu vụ gieo trồng", Thống đốc địa phương Nga cho biết.    

Bài học biên giới

Theo Soha, báo Luận chứng và Sự kiện (AIF) của Nga sau này đã kỳ công tìm ra chiến sĩ Liên Xô đầu tiên nổ súng đáp trả Trung Quốc trong cuộc xung đột biên giới "bị lãng quên" năm 1969.

Nói là bị lãng quên, bởi hầu như nó rất ít khi được nhắc đến trên báo giới Liên Xô và Nga sau này. Không quá nhiều người Nga biết sự thực của cuộc chiến, chứ chưa nói đến người nước ngoài.

Cũng là bởi nó bị chìm khuất đằng sau cuộc xung đột diễn ra trước đó ít tháng, vụ Trân Bảo Đảo (hay còn gọi là vụ đảo Damansky), vào đầu tháng 3/1969 với số lượng thương vong khá lớn cho cả hai bên Trung Quốc và Liên Xô.

Trong vụ đó, lính Trung Quốc đã bất ngờ tấn công đảo Damansky trên sông Ussuri của Liên Xô và đã bị các chiến sĩ biên phòng Xô viết giáng trả mạnh mẽ và buộc phải rút về bên kia biên giới.

Những tưởng sau khi chịu đòn đau ở Damansky vào tháng 3/1969, quân Trung Quốc phải rút ra những bài học cho mình. Nhưng không!

Chỉ 5 tháng sau, lại tiếp tục xảy ra một vụ xung đột biên giới khác do Trung Quốc khơi mào. Lần này là ở khu vực biên giới sát hồ Zhalanashkol (hiện thuộc Kazakhstan).

Tùng Đinh
(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn