Đại gia Việt ‘nuốt trọn’ Zaloza Việt Nam là ai?

Kinh tếChủ Nhật, 15/05/2016 12:02:00 +07:00

Công ty Thương mại Nguyễn Kim của gia đình nam ca sỹ Quang Vinh chính thức hoàn tất mua Zaloza Việt Nam.

Công ty Thương mại Nguyễn Kim của gia đình nam ca sỹ Quang Vinh chính thức hoàn tất mua Zaloza Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đáng nói là Central Group (Thái Lan) hiện đang nắm giữ 49% cổ phần của Nguyễn Kim sau khi công ty Power Buy – đơn vị chuyên về bán lẻ thuộc Tập đoàn này entral Group của tỷ phú Thái Lan Chirathivat - hoàn tất mua lại 49% cổ phần công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT (NKT) - đơn vị sở hữu công ty Thương mại Nguyễn Kim – hồi giữa tháng 1/2015. Như vậy, về bản chất, có thể hiểu đây là vụ thâu tóm kép.

Nói riêng về Nguyễn Kim. Công ty này được hình thành từ cửa hàng điện máy đầu tiên trên đường Trần Hưng Đạo, TP HCM do ông Nguyễn Văn Kim, một đại gia bí ẩn được cho là thànhc ông nhờ những khoản đầu tư vào các công ty lương thực, mà chủ yếu là kinh doanh gạo. Đến năm 2001, Trung tâm bán lẻ Điện máy Nguyễn Kim được chính thức thành lập với tên là Trung tâm mua sắm Sài Gòn – Nguyễn Kim.
Thực tế thương vụ thâu tóm Zaloza là thương vụ thâu tóm kép
Thực tế thương vụ thâu tóm Zaloza là thương vụ thâu tóm kép 

Đến năm 2006, công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang sang hình thức Công ty Cổ phần và đã có 21 siêu thị điện máy trên cả nước, tính đến thời điểm này.

Nguyễn Kim từng được tạp chí Retail Asia đánh giá là một trong ba nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Thống kê của Viện đại học châu Âu (EUI) cho biết, năm 2010, Nguyễn Kim chiếm khoảng 27% thị phần bán lẻ điện máy Việt Nam và có tới 2.200 lao động đang làm việc tại hệ thống.

Tuy nhiên, cùng với những tham vọng “bành trướng” kinh doanh thì doanh nghiệp này cũng vấp phải những khó khăn không lường trước được về thị trường và bị “sa lầy”, thua lỗ.

Quá trình "phình to" của ông lớn này bước đầu mang lại kết quả khả quan khi doanh thu năm 2011 đạt 400 triệu USD, tăng tưởng 30% so với năm 2010. Từ đây, Nguyễn Kim hướng đến tham vọng tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2015, tức là duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30% đến 50%/năm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi tháng trong năm 2015, Nguyễn Kim phải đạt doanh số ít nhất là 160 triệu USD (hơn 3.300 tỷ đồng) trên con số 50 trung tâm điện máy mục tiêu của công ty. Làm một phép tính đơn giản, kế hoạch của Nguyễn Kim chỉ có thể đạt được nếu trung bình doanh số mỗi trung tâm trên một ngày vào năm 2015 phải đạt 2 tỷ đồng.
 

Thực tế, kế hoạch này được Nguyễn Kim vạch ra vào năm 2011, nhưng ngay sau đó đã phải đối mặt với khó khăn do thị trường điện máy Việt Nam năm 2012 bất ngờ suy thoái ở mức âm 20%, và đến nay vẫn chưa hồi phục.

Theo báo cáo của công ty chứng khoán Bualuang (Thái Lan), kết thúc năm tài chính 2013, doanh thu của Nguyễn Kim chỉ đạt hơn 8.400 tỷ đồng, tức là chỉ tương đương với năm 2011. Thị trường không có động lực tăng trưởng, nên để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, Nguyễn Kim đã hướng nguồn vốn tới những ngành kinh doanh khác ngoài điện máy.

Chính những khó khăn này được cho là nguyên nhân khiến ông chủ Nguyễn Kim phải bán tới 49% cổ phần cho Central Group.

Giá trị thương vụ bán cổ phần cho tỷ phú Thái của Nguyễn Kim không được tiết lộ nhưng theo Forbes Việt Nam số ra tháng 1/2015, Nguyễn Kim được định giá khoảng 200 triệu USD.

Theo nhiều nguồn tin, Tập đoàn bán lẻ Thái Lan – Central Group là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Thái Lan và là một trong những Tập đoàn thành công nhất trong khu vực Đông Nam Á với khoảng gần 70.000 nhân viên. Thương hiệu dịch vụ và các sản phẩm của Central Group nổi tiếng với chất lượng cao trên nhiều lĩnh vực như: Bán lẻ (trung tâm thương mại ROBINS, điện máy Nguyễn Kim, siêu thị…), bất động sản, sản xuất/marketing, chuỗi nhà hàng, Hotel & Resorts…

Năm 2013, Central Group đã chính thức đầu tư vào thị trường Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh ngành hàng bán lẻ, tập trung chủ yếu đầu tư vốn mở các các gian hàng thời trang chất lượng cao (quần áo, thể thao ...), mỹ phẩm, và đồ gia dụng tại các Trung tâm thương mại uy tín tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội.

Trung Tâm Mua Sắm Robins đầu tiên đã khai trương chính thức ngày 19/04/2014 chiếm diện tích 10.000m2 tại tầng hầm B1 – Trung tâm thương mại Royal City. Hơn thế nữa, sau trung tâm đầu tiên tại Hà Nội, Trung Tâm Mua Sắm Robins đã cho ra mắt trung tâm thứ hai tại Tp HCM vào cuối năm 2014.

Theo tin tức trên Zing, tổng tài sản của công ty này năm 2013 là khoảng 7,4 tỷ USD, với khoảng 66.000 nhân viên. 11 thành viên trong gia đình Chirathivat nắm giữ các vị trí quan trọng trong tập đoàn, cũng như sở hữu phần lớn nguồn vốn của công ty, và 70 thành viên khác trong gia đình không nắm giữ quá 15% lượng cổ phiếu của Central Group.

Thống kê của Forbes, vào tháng 4/2014, gia đình Chirathivat sở hữu khối tài sản khoảng 12,7 tỷ USD, là những người giàu nhất Thái Lan. So với năm 2013, khối tài sản này đã tăng khoảng 27% nhờ vào những thành công trong ngành bán lẻ. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là theo số liệu cập nhật đến năm 2015, gia đình tỷ phú này bỗng biến mất trong danh sách của Forbes mà không hề có thông tin liên quan đến phá sản, hay bất cứ thất bại đặc biệt nào trong một năm qua của Central Group.

Dưới sự lãnh đạo tài ba của gia tộc Chirathivat, tập đoàn Central Group ngày càng tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là tích cực mở rộng ra nước ngoài. Con cháu những gia đình trong tập đoàn này đang nắm giữ cổ phần chi phối tại công ty niêm yết và công ty con của tập đoàn.

Bảo Bình(tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn