Đại gia nào sở hữu máy bay tư nhân đắt nhất Việt Nam?

Kinh tếThứ Bảy, 10/05/2014 07:39:00 +07:00

Bầu Đức hiện là doanh nhân sở hữu chiếc máy bay tư nhân đắt tiền nhất, với giá trị lên tới 7 triệu USD. (Theo Zing)

Là doanh nhân Việt đầu tiên sở hữu máy bay riêng, ông chủ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã lựa chọn một mẫu phi cơ của Mỹ, chiếc Beechcraft King Air 350, số seri FL-417, sản xuất năm 2008.

Là doanh nhân Việt đầu tiên sở hữu máy bay riêng, ông chủ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã lựa chọn một mẫu phi cơ của Mỹ, chiếc Beechcraft King Air 350, số seri FL-417, sản xuất năm 2008.

Tổng số tiền mà bầu Đức bỏ ra cho thương vụ mua sắm năm 2008 lên tới 7 triệu USD, trong đó giá trị của chiếc máy bay là 5,1 triệu USD, phần còn lại là chi phí môi giới, đào tại phi công, bến bãi và thuế.

Tổng số tiền mà bầu Đức bỏ ra cho thương vụ mua sắm năm 2008 lên tới 7 triệu USD, trong đó giá trị của chiếc máy bay là 5,1 triệu USD, phần còn lại là chi phí môi giới, đào tại phi công, bến bãi và thuế.

Chiếc máy bay của bầu Đức về Việt Nam khi luật thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho mặt hàng này chưa được áp dụng, vì vậy, số thuế mà doanh nhân giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt phải trả chỉ là 4 tỷ đồng cho 5% thuế giá trị gia tăng.

Chiếc máy bay của bầu Đức về Việt Nam khi luật thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho mặt hàng này chưa được áp dụng, vì vậy, số thuế mà doanh nhân giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt phải trả chỉ là 4 tỷ đồng cho 5% thuế giá trị gia tăng.

Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long là doanh nhân Việt thứ hai sở hữu máy bay riêng. Chiếc trực thăng thuộc mẫu EC 135P2i của vị này về đến Việt Nam vào năm 2010.

Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long là doanh nhân Việt thứ hai sở hữu máy bay riêng. Chiếc trực thăng thuộc mẫu EC 135P2i của vị này về đến Việt Nam vào năm 2010.

Giá mua ban đầu của chiếc trực thăng xuất xứ từ châu Âu này là 3 triệu USD. Cộng với thuế suất tiêu thụ đặc biệt và các chi phí thử nghiệm, bãi đỗ, ông Long phải chi số tiền tương đương 5 triệu USD.

Giá mua ban đầu của chiếc trực thăng xuất xứ từ châu Âu này là 3 triệu USD. Cộng với thuế suất tiêu thụ đặc biệt và các chi phí thử nghiệm, bãi đỗ, ông Long phải chi số tiền tương đương 5 triệu USD.

Khác với mẫu phi cơ của bầu Đức, máy bay của chủ tịch Hòa Phát chỉ chở được tối đa là 6 người thay vì 12 người. Tuy nhiên, dòng máy bay này được đánh giá rất cao về thiết kế cũng như hỗ trợ vận hành phi công. Ngoài ra, chiếc EC 135P2i còn khá tiết kiệm nhiên liệu và rất phù hợp để bay trong phạm vi bán kính hẹp.

Khác với mẫu phi cơ của bầu Đức, máy bay của chủ tịch Hòa Phát chỉ chở được tối đa là 6 người thay vì 12 người. Tuy nhiên, dòng máy bay này được đánh giá rất cao về thiết kế cũng như hỗ trợ vận hành phi công. Ngoài ra, chiếc EC 135P2i còn khá tiết kiệm nhiên liệu và rất phù hợp để bay trong phạm vi bán kính hẹp.

Năm 2011, một công ty có trụ sở tại Hà Nội đã lên kế hoạch nhập khẩu 10 chiếc máy bay tư nhân loại nhỏ, có giá từ 90.000 USD trở lên. Tuy nhiên, do vướng mắc tại nhiều khâu, đến tháng 8/2013, công ty này mới được chấp thuận nhập khẩu 4 chiếc máy bay loại 2 chỗ ngồi. Hai trong số bốn chiếc máy bay này thuộc dòng ATEC 321 Faeta do Czech sản xuất, có giá khoảng 90.000 USD.

Năm 2011, một công ty có trụ sở tại Hà Nội đã lên kế hoạch nhập khẩu 10 chiếc máy bay tư nhân loại nhỏ, có giá từ 90.000 USD trở lên. Tuy nhiên, do vướng mắc tại nhiều khâu, đến tháng 8/2013, công ty này mới được chấp thuận nhập khẩu 4 chiếc máy bay loại 2 chỗ ngồi. Hai trong số bốn chiếc máy bay này thuộc dòng ATEC 321 Faeta do Czech sản xuất, có giá khoảng 90.000 USD.

Hai chiếc còn lại là trực thăng cánh quạt do Mỹ sản xuất, thuộc dòng A600 Talon, sản phẩm đầu tiên trong thế hệ máy bay mới nhất của RotorWay, có giá gần 98.000 USD.

Hai chiếc còn lại là trực thăng cánh quạt do Mỹ sản xuất, thuộc dòng A600 Talon, sản phẩm đầu tiên trong thế hệ máy bay mới nhất của RotorWay, có giá gần 98.000 USD.

Mới đây, theo thông tin từ công ty cho thuê máy bay Việt Nam (VALC), một chiếc trực thăng EC130 T2 sẽ sớm được nhập về Việt Nam dưới dạng hợp tác kinh doanh cùng một 'khách hàng tiềm năng'. Đây là mẫu phi cơ phiên bản cải tiến của chiếc EC130 do Airbus Helicopters (hay Eurocopter Group) sản xuất.  Giá của mỗi chiếc máy bay thuộc dòng EC130 dao động trong khoảng 2,1 đến 2,5 triệu USD.

Mới đây, theo thông tin từ công ty cho thuê máy bay Việt Nam (VALC), một chiếc trực thăng EC130 T2 sẽ sớm được nhập về Việt Nam dưới dạng hợp tác kinh doanh cùng một 'khách hàng tiềm năng'. Đây là mẫu phi cơ phiên bản cải tiến của chiếc EC130 do Airbus Helicopters (hay Eurocopter Group) sản xuất. Giá của mỗi chiếc máy bay thuộc dòng EC130 dao động trong khoảng 2,1 đến 2,5 triệu USD.

Giá của mỗi chiếc máy bay thuộc dòng EC130 dao động trong khoảng 2,1 đến 2,5 triệu USD.

Giá của mỗi chiếc máy bay thuộc dòng EC130 dao động trong khoảng 2,1 đến 2,5 triệu USD.

Bình luận
vtcnews.vn