Cuộc truy đổi nghẹt thở giữa máy bay trinh thám Mỹ và tiêm kích Nga suýt châm ngòi Thế chiến 3

Thế giớiChủ Nhật, 04/12/2016 16:51:00 +07:00

Vụ tiêm kích đánh chặn Mig-31 Nga bao vây và đánh chặn một chiếc SR-71 Blackbird, máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa của Mỹ cách đây 30 năm suýt chút nữa đã châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 3 thời điểm đó.

Thông tin này được tiết lộ trong cuốn sách “Lockheed Blackbird: Ngoài những nhiệm vụ bí mật” được xuất bản mới đây của Paul Crickmore.  

Vụ việc diễn ra vào ngày 6/10/1986, thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ đang rơi vào giai đoạn leo thang căng thẳng.

Theo đó, vào một ngày đầu tháng 10, một chiếc SR-71 Blackbird được cử đi do thám một hạm đội tàu ngầm của Liên Xô ở vùng lãnh hải ngoài khu vực bờ biển Murmansk của Nga.

3AF4078500000578-3993738-image-a-42_1480679551045

 Máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa SR-71 Blackbird của Mỹ

Tuy nhiên, trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa của Mỹ lại không hề “đơn độc” trên bầu trời bởi khi đó nó luôn được một chiếc tiêm kích đánh chặn của Liên Xô theo sau “hộ tống”.

Ngay khi phát hiện ra người bạn đồng hành bất đắc dĩ này, SR-71 được lệnh rút lui, trở về căn cứ, nhưng mọi việc lại không đơn giản như vậy.

Cuộc rượt đuổi căng thẳng và cân não đã được phi công, trung tá Ed Yeilding thuật lại rõ nét trong “Lockheed Blackbird: Ngoài những nhiệm vụ bí mật”.

“Ở một khoảng cách cỡ 160km, tôi đã quan sát thấy một chiếc tiêm kích của Nga bám sát. Tôi chắc chắn rằng đó là một chiếc Mig-31. Tôi biết chắc họ cũng thấy tôi cũng như tôi đã trông thấy họ vậy”.

Tôi cho rằng thời điểm đó, viên phi công người Liên Xô đã nhận được lệnh khai hỏa tên lửa nếu như tôi có ý định xâm phạm tới lãnh hải của Liên Xô. Vì vậy, họ sẽ không khai hỏa miễn là chúng tôi giữ đúng hành trình của mình. Nhưng có vẻ như anh ta hoặc kiểm soát viên không lưu của Nga đã nhầm lẫn về vị trí của chúng tôi sau đó.

3AF417EA00000578-3993738-image-m-41_1480679542913

Hai viên phi công điều khiến chiếc SR-71 trong vụ truy đuổi giữa máy bay Mỹ và Mig-31 của Nga. 

Chúng tôi không có những biện pháp phòng thủ như pháo chống tên lửa tầm nhiệt, nhưng tôi cho rằng xác suất tên lửa Nga có thể tiếp cận với chúng tôi khi đó khá thấp bởi máy bay bay với tốc độ khá nhanh. Vì vậy, tôi quyết định giữ nguyên lộ trình cho đến khi nhận được các tẩm ảnh gửi đến.

Hai chiếc tiêm kích lao tới trong khi chỉ có chiếc SR 71 của tôi là không có vũ khí. Trong thời khắc sống còn đó, Curt và tôi cố gắng giữ nguyên hành trình để không xâm phạm tới lãnh thổ của Liên Xô và nhờ cả vào tốc độ bay của SR 17. Bằng kinh nghiệm từ những năm ngồi trong khoang lái F-4, tôi có thể ước lượng được rằng có những lúc họ chỉ còn cách chúng tôi 8 km”, ông Yeilding nhớ lại. 

Tác giả của cuốn sách, ông Crickmore, một cựu không quân từ căn cứ Worcstershire cho rằng thời điểm đó chỉ cần tiêm kích của Nga khai hỏa, chắc chắn sẽ có những hệ quả khủng khiếp kéo théo sau đó.

“Nếu máy bay của Mỹ bị bắn hạ, đó chắc chắn sẽ là một vụ việc hết sức nghiêm trọng. Chắc hẳn mọi người còn nhớ tình hình đã căng thẳng như thế nào sau vụ Triều Tiên định bắn hạ chiếc SR-71 trong khu phi quân sự. Mặc dù ý định không thành, nhưng nó cũng gây ra những rạn nứt trong quan hệ giữa hai bên bởi thời điểm đó rất ít chiếc SR-71 được chế tạo vì chi phí đắt đỏ”.

Video: Chiến cơ Nga chạm trán tàu khu trục Mỹ 

Từ chuyến “cất cánh” đầu tiên tiên vào năm 1972 cho tới khi bị loại khỏi biên chế không quân Mỹ vào năm 1989, SR-71 Blackbird luôn được coi nhà bá chủ bầu trời nhờ tốc độ bay nhanh nhất và trần bay cũng thuộc hàng cao nhất so với tất cả các loại máy bay khác ở cùng thời điểm.

Với tốc độ siêu thanh gấp 3,2 lần vận tốc âm thanh, bay cao 26 km, “Chim hét” của Mỹ được xem là bất khả xâm phạm khi 4.000 tên lửa đã nhắm vào các máy bay SR-71 nhưng chưa bao giờ đuổi được do tốc độ bay khủng khiếp của nó.

Tuy nhiên, đến năm 1990, toàn bộ đội bay gồm 32 chiếc SR-71 đều được cho “nghỉ hưu” dù mới được đưa vào hoạt động 17 năm. Nhiều người cho rằng một trong những lý do dẫn đến việc nghỉ hưu non này có thể xuất phát từ vụ truy đuổi kinh hoàng nói trên giữa niềm tự hào của Mỹ và Mig-31 Nga. 

Song Hy (Nguồn: Daily Mail)
Chuyên đề: Tin tức nước Mỹ
Bình luận
vtcnews.vn